BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TÌM ĐỘ CỨNG CỦA CON LẮC LÒ XO TRONG DĐĐH
Câu 1. Vật có khối lượng m = 200g gắn vào lò xo. Con lắc này dao động với tần số f = 10 Hz. Lấy π2 ≈ 10. Độ cứng của lò xo bằng
A. 800N/m. B. 800 N/m.
C. 0,05N/m. D. 15,9N/m.
Câu 2. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ 4 cm, chu kì 0,5s. Khối lượng quả nặng 400g. Lấy π2 ≈ 10, cho g = 10 m/s2. Độ cứng của lò xo là
A. 640N/m. B. 25N/m.
C. 64N/m. D. 32N/m.
Câu 3. Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k1 = 1N/ cm; k2 = 150N/m được mắc song song. Độ cứng của hệ hai lò xo trên là
A. 60N/m. B. 151N/m.
C. 250N/m. D. 0,993N/m.
Câu 4. Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k1 = 1N/ cm; k2 = 150N/m được mắc nối tiếp. Độ cứng của hệ hai lò xo trên là
A. 60N/m. B. 151N/m.
C. 250N/m. D. 0,993N/m.
Câu 5. Từ một lò xo có độ cứng k0 = 300N/m và chiều dài l0, cắt lò xo ngắn đi một đoạn có chiều dài là l0/4. Độ cứng của lò xo còn lại bây giờ là
A. 400N/m. B. 1200N/m.
C. 225N/m. D. 75N/m.
Câu 6. Cho một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 có độ cứng k0 = 1N/ cm. Cắt lấy một đoạn của lò xo đó có độ cứng là k = 200N/m. Hỏi phần còn lại có độ cứng là bao nhiêu ?
A. 100N/m. B. 200N/m.
C. 300N/m. D. 200N/ cm.
Câu 7. Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k1 = 1N/ cm; k2 = 150N/m được mắc nối tiếp. Độ cứng của hệ hai lò xo trên là
A. 60N/m. B. 151N/m.
C. 250N/m. D. 0,993N/m.
Câu 8. Từ một lò xo có độ cứng k0 = 300N/m và chiều dài l0, cắt lò xo ngắn đi một đoạn có chiều dài là l0/4. Độ cứng của lò xo còn lại bây giờ là
A. 400N/m. B. 1200N/m.
C. 225N/m. D. 75N/m.
Câu 9. Cho một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 có độ cứng k0 = 1N/ cm. Cắt lấy một đoạn của lò xo đó có độ cứng là k = 200N/m. Hỏi phần còn lại có độ cứng là?
A. 100N/m. B. 200N/m.
C. 300N/m. D. 200N/ cm.
Câu 10. Mắc vật m = 2kg với hệ lò xo k1, k2 mắc song song thì chu kì dao động của hệ là Tss = 2 /3 (s). Nếu 2 lò xo này mắc nối tiếp nhau thì chu kì dao động là Tnt = π (s). Tính độ cứng k1, k2 (k1 > k2)?
A. k1 = 12N/m; k2 = 6N/m. B. k1 = 6N/m; k2 = 12N/m.
C. k1 = 9N/m; k2 = 2N/m. D.k1 = 12N/ cm; k2 = 6N/ cm
Câu 11. Cho một lò xo có chiều dài OA = l0 = 50 cm, độ cứng k0 = 20N/m. Treo lò xo OA thẳng đứng, O cố định. Móc quả nặng m = 1kg vào điểm C của lò xo. Cho quả nặng dao động theo phương thẳng đứng. Biết chu kì dao động của con lắc là 0,628s. Điểm C cách điểm treo O một khoảng bằng
A. 20 cm. B. 7,5 cm.
C. 15 cm. D. 10 cm.
Câu 12. Cho các lò xo giống nhau, khi treo vật m vào một lò xo thì vật dao động với chu kì T = 2s. Nếu ghép 2 lò xo song song với nhau, rồi treo vật m vào hệ lò xo đó thì vật dao động với chu kì bằng
A. 2s. B. 4s.
C. 1s. D. s.
Câu 13. Cho con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nghiêng, biết góc nghiêng á = 300, lấy g = 10 m/s2. Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn 10 cm. Kích thích cho vật dao động điều hòa trên mặt phẳng nghiêng không có ma sát. Tần số dao động của vật bằng
A. 1,13 Hz. B. 1,00 Hz.
C. 2,26 Hz. D. 2,00 Hz.
Câu 14. Khi treo vật nặng có khối lượng m vào lò xo có độ cứng k1 = 60N/m thì vật dao động với chu kì s. Khi treo vật nặng đó vào lò xo có độ cứng k2 = 0,3N/ cm thì vật dao động điều hòa với chu kì là
A. 2s. B. 4s.
C. 0,5s. D. 3s.
Câu 15. Khi treo vật m và lò xo k1 thì vật dao động với chu kì T1 = 3s, khi treo vật đó vào lò xo k2 thì vật dao động với chu kì T2 = 4s. Khi treo vật m vào hệ lò xo k1 ghép nối tiếp với lò xo k2 thì dao động với chu kì là
A. 7s. B. 3,5s.
C. 5s. D. 2,4s.
Câu 16. Khi treo vật m và lò xo k1 thì vật dao động với chu kì T1 = 0,8s, khi treo vật đó vào lò xo k2 thì vật dao động với chu kì T2 = 0,6s. Khi treo vật m vào hệ lò xo k1 ghép song song với lò xo k2 thì dao động với chu kì là
A. 0,7s. B. 1,0s.
C. 4,8s. D. 0,48s.
Câu 17. Khi treo vật m và lò xo k1 thì vật dao động với tần số f1 = 6 Hz, khi treo vật đó vào lò xo k2 thì vật dao động với tần số f2 = 8 Hz. Khi treo vật m vào hệ lò xo k1 ghép nối tiếp với lò xo k2 thì dao động với tần số là
A. 4,8 Hz. B. 14 Hz.
C. 10 Hz. D. 7 Hz.
Câu 18. Khi treo vật m và lò xo k1 thì vật dao động với tần số f1 = 12 Hz, khi treo vật đó vào lò xo k2 thì vật dao động với tần số f2 = 16 Hz. Khi treo vật m vào hệ lò xo k1 ghép song song với lò xo k2 thì dao động với tần số là
A. 9,6 Hz. B. 14 Hz.
C. 2 Hz. D. 20 Hz.
Câu 19. Một vật có khối lượng m1 = 100g treo vào lò xo có độ cứng là k thì dao động với tần số là 5 Hz. Khi treo vật nặng có khối lượng m2 = 400g vào lò xo đó thì vật dao động với tần số là
A. 5 Hz. B. 2,5 Hz.
C. 10 Hz. D. 20 Hz.
Câu 20. Khi treo vật nặng có khối lượng m = 100g vào lò xo có độ cứng là k thì vật dao động với chu kì 2s, khi treo thêm gia trọng có khối lượng thì hệ dao động với chu kì 4s. Khối lượng của gia trọng bằng:
A. 100g. B. 200g.
C. 300g. D. 400g.
Câu 21. Khi treo vật có khối lượng m vào một lò xo có độ cứng là k thì vật dao động với tần số 10 Hz, nếu treo thêm gia trọng có khối lượng 60g thì hệ dao động với tần số 5 Hz. Khối lượng m bằng
A. 30g. B. 20g.
C. 120g. D. 180g.
Câu 22. Cho hai lò xo giống nhau đều có độ cứng là k. Khi treo vật m vào hệ hai lò xo mắc nối tiếp thì vật dao động với tần số f1, khi treo vật m vào hệ hai lò xo mắc song song thì vật dao động với tần số f2. Mối quan hệ giữa f1 và f2 là
A. f1 = 2f2. B. f2 = 2f1.
C. f1 = f2. D. f1 = f2.
Câu 23. Cho hai lò xo giống nhau có cùng độ cứng là k, lò xo thứ nhất treo vật m1 = 400g dao động với T1, lò xo thứ hai treo m2 dao động với chu kì T2. Trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 5 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 10 dao động. Khối lượng m2 bằng
A. 200g. B. 50g.
C. 800g. D. 100g.
Câu 24. Một vật nhỏ, khối lượng m, được treo vào đầu một lò xo nhẹ ở nơi có gia tốc rơi tự do bằng 9,8 m/s2. Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra một đoạn bằng 5,0 cm. Kích thích để vật dao động điều hòa. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ bằng nửa biên độ là
A. 7,5.10-2s. B. 3,7.10-2s.
C. 0,22s. D. 0,11s.
Câu 25. Một lò xo có độ cứng k = 25N/m. Lần lượt treo hai quả cầu có khối lượng m1, m2 vào lò xo và kích thích cho dao động thì thấy rằng. Trong cùng một khoảng thời gian: m1 thực hiện được 16 dao động, m2 thực hiện được 9 dao động. Nếu treo đồng thời 2 quả cầu vào lò xo thì chu kì dao động của chúng là T = π/5 (s). Khối lượng của hai vật lần lượt bằng
A. m1 = 60g; m2 = 19g.
B. m1 = 190g; m2 = 60g.
C. m1 = 60g; m2 = 190g.
D. m1 = 90g; m2 = 160g.
Câu 27. Một lò xo có độ cứng k. Lần lượt treo vào lò xo hai vật có khối lượng m1, m2. Kích thích cho chúng dao động, chu kì tương ứng là 1s và 2s. Biết khối lượng của chúng hơn kém nhau 300g. Khối lượng hai vật lần lượt bằng
A. m1 = 400g; m2 = 100g. B. m1 = 200g; m2 = 500g.
C. m1 = 10g; m2 = 40g. D. m1 = 100g; m2 = 400g.
Câu 28. Cho các lò xo giống nhau, khi treo vật m vào một lò xo thì dao động với tần số là f. Nếu ghép 5 lò xo nối tiếp với nhau, rồi treo vật nặng m vào hệ lò xo đó thì vật dao động với tần số bằng
A. . B.
C. 5f. D. f/5.
Câu 29. Một lò xo treo phương thẳng đứng, khi mắc vật m1 vào lò xo thì hệ dao động với chu kì T1 = 1,2 s. Kmắc vật m2 vào lò xo thì vật dao động với chu kì T2 = 0,4 s. Biết m1 = 180g. Khối lượng vật m2 là
A. 540g. B. 180 g.
C. 45 g. D. 40g.
Câu 30. Một vật khối lượng 1kg treo trên một lò xo nhẹ có tần số dao động riêng 2 Hz. Treo thêm một vật thì thấy tần số dao động riêng bằng 1 Hz. Khối lượng vật được treo thêm bằng
A. 4kg. B. 3kg.
C. 0,5kg. D. 0,25kg.
Câu 31. Khi gắn quả nặng m1 vào một lò xo, thấy nó dao động với chu kì 6s. Khi gắn quả nặng có khối lượng m2 vào lò xo đó, nó dao động với chu kì 8s. Nếu gắn đồng thời m1 và m2 vào cũng lò xo đó, chu kì dao động nào của chúng là đóng?
A. 10s. B. 100s.
C. 7s. D. 14s.
Câu 32. Cho vật nặng có khối lượng m khi gắn vào hệ (k1ssk2) thì vật dao động điều hòa với tần số 10 Hz, khi gắn vào hệ (k1ntk2) thì dao động điều hòa với tần số 4,8 Hz. Nếu gắn vật m vào riêng từng lò xo k1, k2 thì dao động động với tần số bằng bao nhiêu? Biết k1 > k2.
A. f1 = 6 Hz; f2 = 8 Hz. B. f1 = 8 Hz; f2 = 6 Hz.
C. f1 = 5 Hz; f2 = 2,4 Hz. D. f1 = 20 Hz; f2 = 9,6 Hz.
Câu 33: Treo quả nặng m vào lò xo thứ nhất ,thì con lắc tương ứng dao động với chu kì là 0,24 s.nếu treo quả nặng đó vào lò xo thứ hai ,thì con lắc tương ứng dao động với chu kì 0,32 s. Nếu mắc song song hai lò xo rồi gắn quả nặng m thì con lắc tương ứng dao động với chu kì
A. 0,192s B. 0,56s C. 0,4s D.0,08s
...
---Để xem tiếp nội dung các bài tập Tìm độ cứng của con lắc lò xo trong DĐĐH, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm Tìm độ cứng của con lắc lò xo trong DĐĐH môn Vật lý 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
34 bài tập trắc nghiệm về công suất tiêu thụ và hệ số công suất môn Vật lý 12 có đáp án
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !