Bài tập trắc nghiệm ôn tập HK2 môn Hóa 11 - Bồi dưỡng kiến thức, luyện thi THPT QG

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC 

LUYỆN THI THPT QUỐC GIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HK2 

MÔN HÓA HỌC 11

 

Câu 1: Phenol không có phản ứng được với chất nào sau đây:

A. NaOH.                             B. Br2.                                C. HCl.                              D. Na.

Câu 2: Tên theo danh pháp thay thế của chất: CH3-CH=CH-CH2OH là

A. but-2-en.                          B. but-2-en-1-ol.                C. but-2-en-4-ol.                D. butan-1-ol.

Câu 3: Cho anđêhit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n và m là

A. m = 2n + 1.                      B. m = 2n.                          C. m = 2n + 2.                   D. m = 2n – 2.

Câu 4: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?

A. CH3CH2OH.                    B. CH3CH3.                         C. CH3COOH.                 D. CH3CHO.

Câu 5: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O) phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên gọi của X là :

A. metyl fomat.                    B. axit axetic.                     C. axit fomic.                    D. ancol propilic.

Câu 6: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là:

A.  CnH2nO2.                       B. CnH2n+2 O2.                    C. CnH2n+1O2.                  D. CnH2n-2O2.

Câu 7:Anđehit axetic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr.

B. CH3CO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag.

C. CH3CHO + H2 → CH3CH2OH.

D. 2CH3CHO + 5O2 → 4CO2 + 4H2O.

Câu 8: Ancol C2H6Ox có số đồng phân mạch hở là :

A. 1.                                    B. 3.                                     C. 2.                                 D. 4

Câu 9: Số đồng phân của axit cacboxylic ứng với công thức phân tử C4H8O2 là :

A. 1.                                    B. 2.                                     C. 3.                                 D. 4

Câu 10: Chất nào dưới đây không tham gia phản ứng tráng bạc :

A. Anđehit acrylic.               

B. Axit fomic.                        

C. Axetylen                      

D. Fomanđehit

Câu 11: Thuốc thử dùng để phân biệt etanol và axit axetic :

A. Nước brom.                    

B. Quỳ tím.                           

C. Na                              

D. Dung dịch AgNO3/NH3

Câu 12: Axit cacboxylic mạch hở X có tỉ khối so với He bằng 15. Chỉ ra phát biểu sai

A. X không làm mất màu nước brom.                    

B. Dung dịch chứa 2-5% X được dùng làm giấm ăn.

C. X có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.             

D. Từ metanol không thể tạo ra X bằng một phản ứng.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phenol tạo kết tủa trắng với dung dịch brom.

B. Ancol metylic tham gia phản ứng tách nước ở 170oC không thu được anken.

C. Phân biệt etylenglicol và glixerol có thể dùng Cu(OH)­2.

D. Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần : axetanđehit < etanol < axit axetic.

Câu 14: Cho các chất sau : etylen, vinyl axetilen, anđehit acrylic, axit fomic, etanol. Số chất phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là :

A. 4.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 1

Câu 15: Cho các chất sau : propin, axetanđehit, axit axetic, anđehit propionic. Số chất tham gia phản ứng tráng bạc là bao nhiêu ?

A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4

Câu 16: Cho các chất sau : ancol benzylic, phenol, axit axetic, amoni acrylat. Số chất phản ứng với dung dịch NaOH là :

A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng :

A. Axit fomic có thể tham gia phản ứng tráng bạc.          

B. Từ axetylen là phương pháp hiện đại nhất để điều chế axetanđehit.

C. Anđehit oxi hóa H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ cao) tạo thành ancol bậc I. 

D. Đốt cháy hoàn toàn axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở thu được CO2 và HO có thể tích bằng nhau.

Câu 18: Cho các chất sau : metan, etylbenzen, propen, but-2-in, ancol etylic, anđehit propionic, axit oxalic, isopren, stiren, phenol, glixerol. Số chất làm mất màu nước brom là :

A. 5.                                 B. 6.                                 C. 7.                                 D. 8

Câu 19: Cho các chất sau : metanol, etylenglicol, butan-1,2-điol, axit axetic, anđehit acrylic. Có bao nhiêu chất hoàn tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam :

A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(a) Phenol tan tốt trong ete.                                       

(b) Fomon được dung để ngâm xác động vật, tẩy uế, diệt trùng.

(c) So với các hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử, nhiệt độ nóng chảy của anđehit cao hơn.

(d) Etanol được dung để thay xăng trong động cơ đốt trong.

S phát biểu đúng

A. 1.                                B. 2.                                   C. 3.                                D. 4.

Câu 21: Cho các chất: etylen, buta-1,3-đien, vinyl benzen, propan, axit axetic. Số chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là :

A. 2.                                 B. 5.                                 C. 3.                                 D. 4

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn ancol mạch hở X thu được 1 mol CO2 và 2 mol H2O. Phát biểu nào dưới đây không đúng :

A. X là chất rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù lòa, lượng lớn hơn có thể gây tử vong.

B. Oxi hóa X bằng CuO (nhiệt độ cao) thu được axetanđehit. 

C. Ancol X chỉ có 1 đồng phân cấu tạo duy nhất. 

D. X không phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

Câu 23: Cho các chất sau: propen, axetilen, metylbenzen, anđehit axetic. Số chất làm mất màu dung dịch thuốc tím KMnO4 (ở nhiệt độ thường) :

A. 1.                                 B. 3.                                 C. 2.                                 D. 4

Câu 24: Cho các chất: benzen, anđehit fomic, stiren, etylbenzen, etan. Có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch thuốc tím KMnO4 ở nhiệt độ cao (đun nóng) ?

A. 1.                                 B. 3.                                 C. 4.                                 D. 2

Câu 25. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch NaHCO3

Khí không màu.

Y

Cu(OH)2

Dung dịch màu xanh lam.

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.

Kết tủa vàng.

T

Nước brom.

Kết tủa trắng

X, Y, Z, T lần lượt là

A. axit axetic, etylenglicol, phenol, anđehit acrylic.        

B. axit axetic, glixerol, axetilen, phenol.

C. axit propanoic, glixerol, anđehit acrylic, phenol.         

D. Etanol, etylenglicol, axetanđehit, stiren

Câu 26. Axit cacboxylic X mạch hở, chứa hai liên kết  trong phân tử. X tác dụng với NaHCO3 (dư) sinh ra khí CO2 có số mol bằng số mol X phản ứng. Chất X có công thức ứng với công thức chung là:

A. CnH2n(COOH)2 ( n >= 0).                                            

B. CnH2n+1COOH ( n >= 0).  

C. CnH2n -1COOH ( n >= 2).                                             

D. CnH2n -2 (COOH)2 ( n >= 2).

Câu 27. Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 7,0.                                   B. 14,0.                              C. 21,0.                              D. 10,5.

Câu 28. Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thu khối lượng brom đã phản ứng là 16 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là

A. 0,05 và 0,1.                      B. 0,12 và 0,03.                 C. 0,03 và 0,12.                 D. 0,1 và 0,05.

Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Khối lượng phân tử Y là:

A. 60                                     B. 74                                  C. 118                                D. 90

Câu 30. Cho 7,4 gam hỗn hợp anđehit đơn chức phản ứng với AgNO3/NH3 thu được 64,8 gam Ag. Biết hai anđehit có số mol bằng nhau. Công thức của hai anđehit là

A. HCHO và C2H5CHO.     

B. CH3CHO và C2H5CO.

C. HCHO và CH3CHO.  

D. HCHO và C2H3CHO.

Câu 31. Đốt cháy một anđehit X đơn chức, mạch hở cần dùng 8,4 lít O2 (đktc) thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Mặt khác cho X phản ứng với H2 thu được hợp chất hữu cơ Y. Tên gọi của Y là

A. ancol metylic.                   B. axit axetic.                    C. axit fomic.                    D. ancol etylic.

Câu 32. Cho 4,8 gam CH3OH phản ứng với CuO dư, đun nóng thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 16,2.                                 B. 48,6.                              C. 32,4.                              D. 64,8.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm ôn tập HK2 môn Hóa 11 - Bồi dưỡng kiến thức, luyện thi THPT QG, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?