BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT QUẢNG LA
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS (tỉ lệ mol 1:2) vào một lượng vừa đủ m gam HNO3 63% đặc nóng thu được NO2 duy nhất. Giá trị m là?
A. 30 gam
B. 26 gam
C. 24 gam
D. 14 gam
Câu 2: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeS2 và FeS trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 20,16 lít khí NO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị m là?
A. 9,9 gam
B. 15,6 gam
C. 7,8 gam
D. 8,7 gam
Câu 3: Khi điện phân Al2O3 nóng chảy với điện cực than chì để điêù chế Al , người ta thấy khí thoát ra tại anot chứa 70% CO2, 20% CO, còn lại là O2 (về thể tích, hiệu suất 100%). Vậy nếu điều chế 3,24 tấn Al thì lượng than (tấn) đã tiêu thụ là
A. 1,08
B. 1,44
C. 0,72
D. 1,8
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm : Fe, Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y có C% của MgCl2 là 11,8%. C% của FeCl2 trong Y là
A. 23,6%
B. 15,75%
C. 11,79%
D. 20%
Câu 5. Cho m gam Fe tan hết dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 đặc, sau khi phản ứng hoàn toàn, thêm nước vào bình phản ứng đến khi thu được 100ml dung dịch A. Tiến hành chuẩn độ dung dịch A như sau : Lấy 50 ml dung dịch A rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,075M trong môi trường axit H2SO4 dư thấy hết 60 ml dung dịch đó. Giá trị m là
A. 17,64 gam
B. 50,4 gam
C. 0,84 gam
D. 17,01 gam
Câu 6: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
A. kali và bari.
B. liti và beri.
C. natri và magie.
D. kali và canxi.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là
A. Be và Mg.
B. Mg và Sr.
C. Be và Ca.
D. Mg và Ca.
Câu 8: Nhỏ một lượng vừa đủ V ml HI 2M vào 100 ml dung dịch X gồm: Fe(NO3)3 2M; AgNO3 1M thu được dung dịch Y và a gam chất rắn. Cô cạn Y thu được b gam chất rắn khan. Xác định a, b?
Câu 9: Sục một lượng vừa đủ V lít H2S ở đktc vào 200 ml dung dịch X gồm: FeCl3 2M; Fe(NO3)2 1M và CuCl2 1,5M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được a gam chất rắn khan. Xác định a?
Câu 10: Cho 100 ml dung dịch X có chứa các ion Ca2+, Al3+, Cl-. Để kết tủa hết ion Cl- trong dd X cần dùng 700ml AgNO3 1M. Cô cạn dung dịch X thu được 35,55 gam muối. Nồng độ mol các cation tương ứng trong X lần lượt là:
A. 1 và 0,5
B. 2 và 1
C. 0,4 và 0,3
D. 0,2 và 0,3
Câu 11: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 18,8475 gam. Giá trị của x là
A. 0,1
B. 0,12
C. 0,06
D. 0,09
Câu 12: Cho m gam phèn chua vào nước được dung dịch X. Nhỏ 150 ml Ba(OH)2 1M vào X thu được 42,75 gam kết tủa và dung dịch Y. Thêm tiếp 225 ml Ba(OH)2 1M vào Y lại thu thêm 61,005 gam kết tủa Z. Nếu cho NaOH vào Z vẫn thấy kết tủa tan ra. Giá trị của m là
A. 113,76
B. 94,8
C. 47,4
D. 53,325
Câu 13: Nung m gam KClO3 một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y trong đó phần trăm khối lượng của oxi là 20,49%, của KCl là 51,68%. Phần trăm KClO3 bị phân hủy là
A. 60,0%
B. 63,75%
C. 80,0%
D. 85,0%
Câu 14: Cho 200 ml Na2S2O3 0,75M vào 300ml HCl 1,2M. Sau thời gian 80 giây thu được dung dịch X chứa HCl aM. Cho biết tốc độ trung bình của phản ứng theo Na2S2O3 trong khoảng thời gian trên là 2,5.10-3 mol/(l.s). a là
A. 0,533M
B. 0,32M
C. 0,52M
D. 0,867M
Câu 15: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 28. Lấy 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) cho đi qua bình đựng V2O5 nung nóng. Hỗn hợp thu được cho lội qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 33,51 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hoá SO2 thành SO3 là
A. 75%.
B. 25%.
C. 60%.
D. 40%.
Câu 16: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra V lít khí ở đktc. V có giá trị là
A. 0,672 lit.
B. 0,448lít.
C. 0,336 lit.
D. 0,560 lit.
Câu 17: Cho 10,3 gam hỗn hợp gồm Na2CO3, BaCO3, CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư có 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Cô cạn dung dịch, muối khan thu được đem điện phân nóng chảy thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 4,35.
B. 4,3.
C. 4,4.
D. 8,45.
Câu 18: Cho 1 mol KOH vào dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,2 mol Al(NO3)3. Để thu được 7,8 gam kết tủa thì giá trị lớn nhất của a thỏa mãn là
A. 0,5 mol.
B. 0,75 mol.
C. 0,3 mol.
D. 0,7 mol.
Câu 19: Cho m gam hỗn hợp gồm Ba , Al (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư thì thể tích khí (đktc) thoát ra là 8,96 lít. Giá trị m là
A. 19,1
B. 20,2
C. 18,8
D. 16,4
Câu 20: Cho 18,5 gam hỗn hợp X (Fe, Fe3O4) phản ứng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 là
A. 0,32
B. 6,4
C. 0,64
D. 3,2
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Quảng La. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục: