Bài tập trắc nghiêm chuyên đề dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020

Bài tập trắc nghiệm chuyên đề dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020

 

Phần 1. Câu hỏi về dẫn xuất Halogen và Ancol

Câu 1.Khi cho các đồng phân của C4H9Br phản ứng với dung dịch NaOH dư thì số sản phẩm hữu cơ có thể tạo ra là :     

A. 6                             B. 4                             C. 3                             D. 5

Câu 2.Cho các phản ứng sau :        

(1) HBr + etanol   ; 

(2)  C2H4 + Br2 ;    

(3) C2H4 + HBr   

(4) C2H6 + Br2 ( as, tỉ lệ mol là 1 : 1).

Số phản ứng tạo ra C2H5Br là :           

A. 1                             B. 4                             C. 3                             D. 2

Câu 3.C2H2Cl2 có bao nhiêu đồng phân ?        

A. 1                             B. 2                             C. 4                             D. 3

Câu 4.Hợp chất C3H7Cl có bao nhiêu đồng phân ?      

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 5.Hợp chất C3H5Cl có bao nhiêu đồng phân mạch hở ?              

A. 2                             B. 3                             C.4                              D. 5

Câu 6.Có mấy dẫn xuất C4H9Br khi tác dụng với dung dịch KOH trong etAnol chỉ tạo 1 anken duy nhất ?

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dãy các chất: C2H5Cl, C2H5Br, C2H5I có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải.

B. Đun Ancol etylic ở 140oC (xúc tác H2SO4 đặc) thu được đimetyl ete.

C. Khi đun C2H5Br với dung dịch KOH chỉ thu được etilen.

D. Dung dịch phenol làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.

Câu 8.Đun hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH trong etanol đến phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi dẫn toàn bộ khí đi ra vào bình đựng dung dịch Br2 thấy có 8g Br2 phản ứng. Khối lượng C2H5Br đã sử dụng là

A. 1,4g                                   B. 2,752g                    C. 5,45g                     D. 10,9g         

Câu 9. Công thức tổng quát của Ancol no, mạch hở là :

A. R(OH)n                             B. CnH2n + 2Ox             C. CnH2n + 2 – x (OH)x                         D. CnH2n + 2O                       

Câu 10.Ancol C4H10O có mấy đồng phân:            

A. 5                             B. 4                             C. 3                             D. 6

Câu 11. Ancol C5H12O có mấy đồng phân:             

A. 5                             B. 8                             C. 7                            D. 6

Câu 12. Số Ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xeton là.     

A. 4                             B. 2                             C. 3                             D. 5

Câu 13. Ứng với công thức C5H11OH thì số Ancol no đơn chức bậc I là :

A. 4                          B. 3                             C. 2                             D.1

Câu 14.Ancol C4H10O2 có mấy đồng phân:            

A. 5                             B. 6                             C. 3                             D. 4

Câu 15.Chất C4H8O2 có mấy đồng phân Ancol hai chức không no, mạch hở :   

A. 5                             B. 4                             C. 3                             D. 2

Câu 16.Cho dung dịch Axit H2SO4 loãng vào Ancol etylic, sản phẩm nào được tạo ra ?

A. C2H4­                      B. (CH3)2O                  C. C2H5OSO3H           D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17.Ancol đơn chức X có tổng khối lượng C và H gấp 3,625 lần khối lượng O. Số đồng phân của X là

A. 1                            B. 4                             C. 3                             D. 2

Câu 18.Có bao nhiêu Ancol bậc II ,no, đơn chức, hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có 68,18% khối lượng là cacbon  :      

A. 2                            B. 3                             C. 5                             D. 4

Câu 19.Ancol nào bị oxi hoá tạo ra Anđêhit khi phản ứng với CuO, t0 :

A. tert – butylic           B. iso butylic               C. iso propylic             D. 2 – metyl – butAn – 2 – ol

Câu 20.Cho các Ancol sau : CH3OH (1) ; C2H5OH (2) ; C3H7OH (3) : Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự t0 sôi tăng dần :    

A. (1) < (2) < (3)         B. (3) < (2) < (1)         C. (1) < (3) < (2)         D. (2) < (3) < (1)

Câu 21.Cho các đồng phân Ancol sau :  CH3CH2CH2CH2OH (1) ; CH3CH2CH(OH)CH3 (2) ; (CH3)3COH (3).Dãy nào sAu đây được sắp xếp theo thứ tự t0 sôi tăng dần :

A. (2) < (1) < (3)         B. (2) < (3) < (1)         C. (1) < (2) < (3)         D. (3) < (2) < (1)

Câu 22. Cho sơ đồ sau :  tinh bột →  X → Y →  Z →  metyl Axetat . Y và Z lần lượt là

A. CH3COOH và CH3OH                              B. C2H4 và CH3COOH

C. CH3COOH và C2H5OH                             D. C2H5OH và CH3COOH

Câu 23.Khi tách H2O từ chất X có công thức phân tử là C4H10O tạo thành ba Anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Tìm X :                  

A. (CH3)3OH                                                              B. CH3OCH2CH2CH3           

C. CH3CHOHCH2CH3                                                D. CH3CH(CH3)CH2OH

Câu 24. Khi tách nước từ Ancol 3 – metyl – butan – 2 – ol thì sản phẩm chính thu được là :

A. 3 – metyl but – 2 – en                                          B. 2 – metyl but – 2 – en   

C. 3 – metyl but – 1 – en                                         D. 3 – metyl but – 3 – en

Câu 25. Một Ancol đơn chức X tác dụng với HBr cho hợp chất Y chứa C, H và 58,4% brom. Nếu đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1800C thì thu được 3 Anken. CTCT của Y là :

A. CH3CH2CH(OH)CH3                                                     B. CH3(CH2)2CH(OH)CH3          

C. CH3CH2CHBrCH3                                                          D. (CH3)2CHBrCH3

Câu 26.Trong Ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được Anken Y. Phân tử khối của Y là :    

A. 42                           B. 70                                       C. 28                           D. 56  

Câu 27.Cho Ancol 3 – metyl – butan – 1 – ol  phản ứng với H2SO4 đặc, 1700C được Anken X. Cho X phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng được Ancol Y, cho Y phản ứng với H2SO4 đặc, 1700C được Anken Z . Cho Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng được Ancol T .  Tìm T biết rằng X, Y, Z, T đều là các sản phẩm chính của các phản ứng trên :        

A. 3 – metyl – butAn – 1 – ol                                     B. 3 – metyl – butAn – 2 – ol

C. 2 – metyl – butAn – 2 – ol                                    D. 2 – metyl – butAn – 1 – ol

Câu 28. Cho các chất : (A) HOCH2CH2OH; (b)  HOCH2CH2CH2OH; (c) HOCH2CHOHCH2OH; (d) CH3CHOHCH2OH; (e) CH3CH2OH; (f) CH3OCH2CH3. Các chất đều phản ứng với NA ; Cu(OH)2

A. (c); (d); (e)                   B. (c); (d); (f)                   C. (c); (b); (A)                 D. (c); (d); (A)

Câu 29.Oxi hoá không hoàn toàn Ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là: 

A. metyl phenyl xeton.                                               B. propAnAl.              

C. đimetyl xeton.                                                       D. metyl vinyl xeton.

Câu 30.Oxi hoá Ancol đơn chức X bằng CuO,t0 được một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y, dY/H2=29.Tìm X :       

A. CH3COCH3                                                            B. CH3CH2CH2OH              

C. CH3CHOHCH3                                                       D. CH3CHOHCH2CH3  

Câu 31.Có bao nhiêu đồng phân củA C4H8(OH)2 có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh ?

A. 6                          B. 2                             C. 4                             D. 3

Câu 32. Hợp chất C3H6Cl2 (X) khi tác dụng với NaOH cho sản phẩm có khả năng hòa tan được Cu(OH)2. X có công thức cấu tạo là : 

A. CH3CH2CHCl2                                                      B. CH3CCl2CH3              

C. CH3CHClCH2Cl                                                    D. CH2ClCH2CH2Cl

Câu 33. Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentAn-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to)?           

A. 5.                            B. 2.                            C. 4.                               D. 3.

Câu 34. Cho sơ đồ chuyển hóa sau :   C3H6 + dung dịch Br2  → X + dung dịch NaOH → Y + CuO/t→  Z +O2/xúc tác →  T + CH3OH,t0, xúc tác → E (este đa chức). Tên gọi của Y là : 

A. propan – 2 – ol                                          B. glixerol                 

C. propan 1,3 – điol                                       D. propan 1,2 – điol

Câu 35.Phương trình điều chế etanol trong công nghiệp sản xuất hoá chất là :

A. cho CH3CHO + H2 có xt là Ni, t0             B. lên men glucôzơ

C. thuỷ phân C2H5Cl trong dd kiềm             D. cho etilen pư với H2O có xt là H2SO4

Câu 36.Ứng dụng quan trọng nhất của glixerol là :

A. Làm dung môi cho mực in, viết và kem đánh răng       

B. Làm mềm vải, da trong công nghiệp

C. Dung môi để sản xuất kem chống nẻ                               

D. Điều chế thuốc nổ glixerol trinitrat

Câu 37.Khi đun nóng n Ancol no, đơn chức, hở với H2SO4 đặc ở 1400C thì số ete tối đa có thể tạo ra là :

A. n(n – 1 )/2               B. n2 – 1                      C. n(n + 1)                   D. n(n + 1)/2

Phần 2.  Bài tập về phản ứng đốt cháy.

Câu 38.Đốt cháy hết 6,2g Ancol Y cần 5,6lít O2 đktc được CO2 và H2O có tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 3 . Tìm Y :  

A. CH4O                      B. C2H6O                    C. C2H6O2                   D. C3H8O2

Câu 39.Đốt cháy hết Ancol X được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí O2 cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích CO2 thu được (cùng điều kiện) . Tìm X :

A. C3H8O3                   B. C3H4O                    C. C3H8O2                   D. C3H8O

Câu 40. Chất X là 1 Ancol no, mạch hở . Đốt cháy hết 0,05mol X cần 5,6g oxi, thu được hơi nước và 6,6g CO2 . Tìm X :     

A. C2H4(OH)2             B. C3H7OH                 C. C3H5(OH)3             D. C3H6(OH)2

Câu 41.Đốt cháy hoàn toàn 2A mol Ancol no X cần tối thiểu 35a mol không khí (trong không khí thì oxi chiếm 20% thể tích) . Tìm Ancol đó :       

A. C2H5OH                 B. C2H4(OH)2             C. C3H6(OH)2            D. C3H5(OH)3

Câu 42. Cho 0,1 mol C2H4(OH)2 và 0,2 mol Ancol X . Để đốt cháy hết hỗn hợp này cần 0,95 mol O2 và thu được  0,8 mol CO2 và 1,1 mol H2O . Tìm X :

A. C2H5OH                 B. C3H5(OH)3             C. C3H6(OH)2             D. C3H5OH

Câu 43.Cho Ancol X tách H2O chỉ thu được một Anken duy nhất . Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6lít CO2 đktc và 5,4g H2O . Số công thức phù hợp với X là :

A. 2                            B. 3                             C. 5                             D. 4

Câu 44.Cho hỗn hợp X gồm hai Ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai Ancol đó là

A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.                                B. C2H5OH và C4H9OH.

C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.                                D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.

Câu 45.Hỗn hợp X gồm 2 Ancol no, đơn chức, hở là đồng đẳng kế tiếp nhau, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X được 0,65mol H2O . Tìm % số mol của Ancol có khối lượng phân tử nhỏ :          

A. 60%                        B. 50%                         C. 75%                        D. 45%

Câu 46.Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 Ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là

A. 5,42.                       B. 7,42.                        C. 5,72.                        D. 4,72.

Câu 47.Đốt cháy hết A gam hỗn hợp 2 Ancol no, đơn chức,hở được 70,4g CO2 và 39,6g H2O . Tìm A :

A. 33,2g                      B. 21,4g                      C. 35,8g                      D. 38,5g

Câu 48.Oxi hoá hoàn toàn 0,01mol một Ancol đơn chức X cần 1,008lít O2 đktc thu được 0,672lít CO2 và m gam H2O . Tìm m và X : 

A. 0,27g ; C2H6O                                            B. 0,72g ; C4H10O              

C. 2,07g ; C2H6O                                            D. 0,72g ; C3H8O          

Câu 49.Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai Ancol no, đơn chức và hở được V lít CO2 đktc và A gam H2O . Tìm mối liên hệ giữa m, A ,V :

A. m = 2A – V/11,2                                        B. m = A – V/5,6                 

C. m = 2A – V/22,4                                        D. m = A + V/5,6

Câu 50.Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm hai Ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là :          

A. 11,20.                    B. 4,48.                      C. 14,56.                     D. 16,80.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiêm chuyên đề dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?