Bài tập chuyên đề Axit môn Hóa học năm 2019-2020

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ AXIT MÔN HÓA HỌC NĂM 2019-2020

 

A – AXIT KHÔNG CÓ TÍNH OXI HOÁ MẠNH: HCl, H2SO4 LOÃNG

( Chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng – và KL cho hóa trị thấp )

Câu 1: Cho 10 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng với axit HCl dư thì thu được 4,48 lít khí H2 ( đktc ). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

A. 2g và 8g                 B. 5,6g và 4,4 g                       C. 8, 2g và 1,8 g                      D. 9,1g và 0,9 g

Câu 2: Cho 10 hỗn hợp Fe và Mg tác dụng với axit HCl dư thì thu được 24,2 gam muối clorua. Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

A. 25% và 75%                       B. 91% và 9%             C. 50% và 50%                       D. 64% và 36%

Câu 3: Hòa tan hòan toàn  8,3 gam Al và Fe vào dung dịch H2SO4 dư thấy tạo thành 5,6 lít H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

A. 2,4g và 5,9g                       B. 5,3g và 3g               C. 2,7g và 5,6g                        D. 6g và 2,3g

Câu 4: Hòa tan hòan toàn  8,3 gam Al và Fe vào dung dịch H2SO4 dư thấy tạo 26,05 gam muối sunfat. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

A. 32,53% và 67,47%             B. 63,2% và 36,85                  C. 56% và 46%           D. 24,6% và 75,4%

Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 1,45g hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 0,896 lit H2 (đktc). Cô cạn dung dịch ta được m (g) muối khan. Giá trị của m là:

A. 4,29 g                                 B. 2,87 g                                 C. 3,19 g                     D. 3,87 g

Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được bao nhiêu gam muối khan:

A. 23,1g                      B. 36,7g                                  C. 32,6g                                  D. 46,2g

Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 33,1g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m  là:

A. 78,7g                                  B. 75,5g                      C. 74,6g                                  D. 90,7g

Câu 9: Cho 55,2g hỗn hợp X gồm 2 oxit kim loại tác dụng với FeO và Al2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 98,8g                                  B. 167,2g                    C. 136,8g                                D. 219,2g

Câu 10: Cho 2,54g hỗn hợp Y gồm 3 oxit FeO, MgO, Al2O tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,2M. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 7,34g                                  B. 5,82g                      C. 2,94g                                  D. 6,34g

Câu 11:Cho 38,3g hỗn hợp gồm 4 oxit kim loại Fe2O3, MgO, ZnO và Al2O3 tan vừa đủ trong 800ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch thì thu được a gam muối khan. Giá trị của a là:

A. 68,1g                                  B. 86,2g                      C. 102,3g                                D. 90,3g

Câu 12: Hoà tan 8,18g hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 1,792 lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 7,95g                      B. 9,06g                                  C. 10,17g                                D. 10,23g

Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 7,02g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (ở đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn được 7,845g muối khan. Giá trị của V là:

A. 1,344 lít                              B. 1,232 lít                              C. 1,680 lít                  D. 1,568 lít

Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Al bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 11,08g muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) là:

A. 0,896 lít                  B. 1,344 lít                  C. 1,568 lít                              D. 2,016 lít

Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp 4 kim loại Mg, Fe, Al và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 20,74g muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) là:

A. 3,360 lít                              B. 3,136 lít                  C. 3,584 lít                              D. 4,270 lít

Câu 16: Cho hỗn hợp gồm 0,2mol Fe và 0,1mol Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo dung dịch A. A tác dụng với xút dư tạo kết tủa, nung kết tủa trong không khí tới khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 23                           B. 31                                       C. 32                                       D. 33

Câu 17: Hỗn hợp A gồm : 0,4 mol Fe và các oxít : FeO , Fe2O3 , Fe3O4 (mỗi oxít đều có 0,1mol ). Cho A tác dụng với dd HCl dư được dd  B. Cho B tác dụng với NaOH dư­ , kết tủa thu được nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn . m có giá trị là

A. 80gam                    B. 20gam                                 C. 60gam                                 D. 40gam

Câu 18:  13,6g hỗn hợp: Fe , Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu đựơc 2,24lít H2 (ở đktc). Dung dịch thu đựơc cho tác dụng với NaOH dư tạo kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn . a có giá trị là

A. 13gam                                B. 14gam                                 C. 15gam                     D. 16gam

Câu 19: Hoà tan 12,8g hỗn hợp Fe, FeO bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2 (đktc) thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư­, lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Giá trị a là:

A.12g                          B.14g                                      C.16g                                      D.18g

Câu 20 : Cho 2,81gam hỗn hợp gồm Fe2O3, ZnO , MgO tác dụng vừa đủ với 500ml dd H2SO4 0,1M . Khối lượng muối sunfat tạo ra trong dd là :

A. 5,81gam                 B. 5,18gam                              C. 6,18gam                              D. 6,81gam

Câu 21:  Cho 2,81gam hỗn hợp gồm Fe2O3 , ZnO , MgO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 0,1M . Khối lượng muối sunfat tạo ra trong dd là :

A. 3,81gam                 B. 4,81gam                              C. 5,21gam                              D. 4,8gam

Câu 22 : Cho m gam hỗn hợp gồm Cu, Fe,  Al tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 loãng đựơc  (m + 31)g muối nitrat . Nếu cho m gam hỗn hợp kim loại trên tác dụng với O2 được các oxít CuO,  Fe2O3, Al2O3  thì khối lượng m  của oxít là :

A.  (m + 31)g              B. (m + 16)g                            C.  (m + 4)g                             D. (m + 48)g

Câu 23: Cho 29 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg , Zn , Fe  tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thấy sinh ra b lít H2 (đktc) , cô cạn dung dịch sau phản ứng thu đựơc 86,6gam muối khan . Gía trị của b

A. 6,72 lít                    B. 8,96 lít                                C. 3,36 lít                                D. 13,44 lít

Câu 24: Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg , Zn tác dụng hết với dd HCl  được 2,24lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là :

A. 9,75g                      B. 9,55g                                  C.  11,3g                                 D. 10,75g

Câu 25: Cho m gam hỗn hợp gồm Cu, Zn, Fe tác dụng hết với dd HNO3 loãng thu được dung dịch A. Cô cạn dd A thu đựơc (m + 62)g muối nitrat . Nung hỗn hợp muối khan trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là

A.  (m + 8)g                B. (m + 16)g                            C.  (m + 4)g                             D. (m + 31)g

Câu 26 : Cho 26 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được 8,96lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) số mol HNO3 có trong dd là

A. 0,4 mol                   B. 0,8mol                                C. 1,2 mol                               D. 0,6 mol

Câu 27 :  Hoà tan hoàn toàn 17,5gam hỗn hợp Mg , Zn , Cu vào 400ml dung dịch HCl 1M vừa đủ được dd A . Cho dần dần NaOH vào A để thu được kết tủa tối đa , lọc kết tủa đun nóng đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. m có giá trị là

A. 20,7                        B. 24                           C. 23,8                                                D. 23,9

Câu 28: Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3 trong dung dịch HCl thu được 2,24 lit khí H2 (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 g chất rắn. Giá trị của a là

A. 13,6                                    B. 17,6                                                C. 21,6                                                D. 29,6

Câu 29. Hoà tan hoàn toàn 3,34 gam hỗn hợp gồm hai muối cacbonat kim loại hoá trị 2 và 3 bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 0,896 lit khí bay ra. Hãy tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch.

A. 3,78 g                     B. 3,87g                                  C. 3,58 g                                 D. 3,85 g

Câu 30  Cho 115 gam hỗn hợp gồm XCO3, Y2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 22,4 lit CO2 (đktc). Khối lượng muối clorua trong dung dịch thu được là

A. 142g                       B. 121 g                                  C. 123 g                                  D. 141 g

Câu 31.(Đề thi TSĐH-Khối A-2007). Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp  gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1 M( vừa đủ). Khối lượng muối sunfat thu được khi cô cạn dung dịch là

A. 6,81 g                     B. 4,81 g                                 C. 3,81g                                  D. 5,81 g

Câu 32: (Đề thi TSĐH-Khối A-2008). Cho 2,13 gam hỗn hợp X gam hỗn hợp X gồm Mg,Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 57ml                       B. 75ml                                   C. 50ml                                   D. 90ml

Câu 33: (Đề thi TSCĐ-2007). Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam gồm Fe,Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng,thu được 1,344 lit H2 (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 9,52g                      B. 10,27g                                C. 8,98g                                  D. 7,25g

Câu 34: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam một hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hoá trị 2 và 3 trong dd HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lit khí (ở đktc). Đem cô cạn  dd thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 13   g                      B. 15g                                     C. 26g                                     D. 30g

Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dd HCl thu được 7,84 lit khí X(đktc) và 2,54 gam rắn Y và dd Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thân dd Z thu được lượng muối khan là

A. 31,45 g                   B. 33,99g                                C. 19,025g                              D. 56,3g

Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại( đứng trước Hidro trong dãy điện hoá) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là

A. 1,71g                      B. 17,1g                                  C. 13,55g                                D. 34.2g

Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ba kim loại sắt, nhôm, đồng trong không khí thu được 5,96 gam ba oxít. Hoà tan hết hỗn hợp ba oxít trên trong dung dịch HCl 2M thì V dd HCl cần là:

A. 0,5 lit                      B. 0,7 lit                                  C. 0,12 lit                                D. 1 lit

Câu 38: Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6gam hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp ba oxít B. Hoà tan hết B trong dung dịch HCl dư thu được dd D. Cô cạn D thu được hỗn hợp muối khan là:

A. 99,6 gam                B. 49,7 gam                             C. 74,7 gam                             D. 100,8 gam

Câu 39: Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3 trong dung dịch HCl thu được 2,24 lit khí H2 (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 g chất rắn. Giá trị của a là

A. 13,6g                      B. 17,6g                                  C. 21,6g                                  D. 29,6g

Câu 40: Cho 7,74g hỗn hợp Mg, Al vào 500ml dung dịch X chứa 2 axit HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch B và 8,736 lít H2 (đktc), thì dung dịch B sẽ là:

A. Dư axit                   B. Thiếu axit                           C. Dung dịch muối                 D. Kết quả khác

B – AXIT CÓ TÍNH OXI HOÁ MẠNH: HNO3, H2SO4 ( đặc)

( Hầu hết các KL đều phản ứng trừ Au và Pt và KL cho hóa trị cao )

Câu 1: Cho m gam Cu tác dụng với HNO3 thì thu được 2,24 lít khí NO ( đktc). Tính khối lượng của đồng?

A. 19,2g                      B. 9,6g                                                C. 4,8g                                                D. 6,4g

Câu 2: Cho 5,4 gam Al tác dụng với HNO3 thì thu được V lít khí N2O ở ( đktc). Tính giá trị của V?

A. 1,68                                    B. 3,36                                                C. 6,72                                                D. 2,24

Câu 3: Cho 10 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

A. 5,1 và 4,9               B. 6,4 và 3,6                            C. 3,9 và 6,1                            D. 5,27 và 4,73

Câu 4: Cho 10 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Tính % về khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

A. 39% và 61%           B. 64% và 36%                       C. 51% và 49%                       D. 52,7% và 47,3%

Câu 5: Cho 10 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thì thu được 47,2 gam hỗn hợp hai muối. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

A. 5,1 và 4,9               B. 6,4 và 3,6                            C. 3,9 và 6,1                            D. 5,27 và 4,73

Câu 6: Cho 3,445g Cu, Zn, Al tác dụng với HNO3 (loãng, dư) thu được 1,12 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và a gam muối. Giá trị của a là

A. 12,745                    B. 11,745                                C. 13,745                                D. 10,745

Câu 7: Hoà tan hết 16,3g hỗn hợp kim loại gồm Fe, Al, Mg trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,55mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng chất rắn khan thu được là

A. 69,1g                      B. 96,1g                                  C. 61,9g                                  D. 91,6g

Câu 8: Cho 1,35gam hỗn hợp A gồm Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 1,12lit hỗn hợp NO và NO2 có khối lượng trung bình là 42,8. Biết thể tích khí đo ở ( đktc ). Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là:

A. 9,65g                      B. 7,28g                                  C. 4,24g                                  D. 5,69g

Câu 9: Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO, 0,05mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:

A. 120,4 g                   B. 89,8 g                                 C. 116,9 g                               D. 90,3 g

Câu 10: Cho 18,4 g hỗn hợp kim loại A, B tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra 0,3 mol NO và 0,3mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng chất rắn thu được là:

A. 42,2g                      B. 63,3g                                  C. 79,6g                                  D. 84,4g

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 8g hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,1mol NO và 0,2 mol NO2. Khối lượng muối có trong dung dịch ( không có muối amoni NH4NO3 ) sau phản ứng là:

A. 39g                         B. 32,8g                                  C. 23,5g                      D. Không xác định

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 5,1g hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lit ( đktc) khí N2( là sản phẩm khử duy nhất ). Tính khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng?

A. 36,6g                      B. 36,1g                                  C. 31,6g                                  D. Kết quả khác

Câu 13: Cho 21 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Cu , Al  tác dụng hoàn toàn với lượng dư dd HNO3 thu được 5,376 lít hỗn hợp hai khí NO, NO2 có tỷ khối so với H2 là 17. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng .               

A. 38,2 g                     B. 38,2g                                  C. 48,2 g                                 D. 58,2 g

Câu 14: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lit khí SO2 ( đktc). Khối lượng a gam là:

A. 56g                         B. 11,2g                                  C. 22,4g                                  D. 25,3g

Câu 15: Nung m gam sắt trong không khí, sau một thời gian người ta thu được 104,8 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn A trong HNO3 dư thu được dung dịch B và 12,096 lit hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỷ khối hơi so với He là 10,167. Giá trị m là:

A. 72g                         B. 69,54g                                C. 91,28                                  D. Đáp án khác

Câu 16: Oxi hoá x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt. Hoà tan hết A trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y chứa NO, NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 19. Tính x

A. 0,035                      B. 0,07                                                C. 1,05                                                D. 1,5

Câu 17: Oxit của sắt có CT : FexOy ( trong đó Fe chiếm 72,41% theo khối lượng ) . Khử hoàn toàn 23,2 gam  oxit này bằng CO dư  thì sau phản ứng khối lượng hỗn hợp khí tăng lên 6,4 gam. Hoà tan chất rắn thu được  bằng HNO3 đặc nóng thu được 1 muối và a mol NO2. Giá trị a là

A. 0,45                                    B. 0,6                                      C. 0,75                                                D. 0,9 .

Câu 18: Hòa tan 32 gam kim loại R trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2. Hỗn hợp khí này có tỉ khối hơi so với hiđro là 17. Xác định M?

A. Fe                           B. Zn                                       C. Cu                                       D. Kim loại khác

Câu 19: Cho 0,125 mol một oxit kim loại R tác dụng với dd HNO3 vừa đủ thu được NO duy nhất và dung dịch B chứa một muối duy nhất. Cô cạn dd B thu được 30,25 g chất rắn. CT oxit là :  

A. Fe2O3                      B. Fe3O4                                             C. Al2O3                                             D. FeO .

Câu 20: Cho m gam kim loại R tác dụng hết với dd HNO3 loãng thu được 0,672 lít NO ở ( đktc ), cô cạn dd sau phản ứng thu được 12,12 gam tinh thể R(NO3)3.9H2O . Kim loại R là

A. Al                           B. Cr                                       C. Fe                                       D. Không có kim loại

Câu 21: Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc thấy có 49 gam H2SO4 tham gia phản ứng tạo muối MgSO4, H2O và sản phẩm khử X. X là sản phẩm nào sau đây?

A. SO2                         B. S                                         C. H2S                                     D. SO2,H2S

Câu 22: Cho 2,52 gam hh Mg, Al tác dụng hết với dd HCl dư thu được 2,688 lít khí đktc. Cũng cho 2,52 gam 2 kim loại trên tác dụng hết với dd H2SO4 đặc nóng thu được 0,672 lít khí là sản phẩm duy nhất hình thành do sự khử của S+6. Xác định sản phẩm đó ?

A. H2S             B. SO2                                 C. H2                    D. Không tìm được

Câu 23: Đốt 8,4 gam bột Fe kim loại trong oxi thu được 10,8 gam hh A chứa Fe2O3 , Fe3O4 và Fe dư. Hoà tan hết 10,8 gam A bằng dd HNO3 loãng dư thu được V lít NO ở đktc. Giá trị V là

A. 5,6 lít                      B. 2,24 lít                                C. 1,12 lít                                D. 3,36 lít

Câu 24: Khử hoàn toàn 45,6 gam hỗn hợp A gồm Fe , FeO , Fe2O3 , Fe3O4 bằng H2 thu được m gam Fe và 13,5 gam H2O. Nếu đem 45,6 gam A tác dụng với lượng dư dd HNO3 loãng thì thể tích NO duy nhất thu được ở đktc là :  

A. 14,56 lít                  B. 17,92 lít                              C. 2,24 lít                                D. 5,6 lít

Câu 25: Cho một dòng CO đi qua 16 gam Fe2O3 nung nóng thu được m gam hỗn hợp A gồm Fe3O4 , FeO , Fe và Fe2O3 dư và hỗn hợp khí X , cho X tác dụng với dd nước vôi trong dư được 6 gam kết tủa. Nếu cho m gam A tác dụng với dd HNO3 loãng dư thì thể tích NO duy nhất thu được ở ( đktc) là :

A. 0,56 lít                    B. 0,672 lít                              C. 0,896 lít                              D. 1,12 lít

Câu 26: Hoà tan 35,1 gam Al vào dd HNO3 loãng vừa đủ thu được dd A và hh B chứa 2 khí là N2 và NO có phân tử khối trung bình là 29. Tính tổng thể tích hh khí ở đktc thu được

A. 11,2 lít                    B. 12,8 lít                                C. 13,44lít                               D. 14,56lít

Câu 27: Cho 62,1 gam Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 loãng thu được 16,8 lít hh N2O , N2 đktc. Tính tỷ khối hỗn hợp khí so với hidro .

A. 16,2                                    B. 17,2                                    C. 18,2                                    D. 19,2

Câu 28: Hoà tan 56 gam Fe vào m gam dd HNO3 20 % thu được dd X , 3,92 gam Fe dư và V lít hh khí ở đktc gồm 2 khí NO, N2O có khối lượng là 14,28 gam. Tính V 

A. 7,804 lít                  B. 8,048 lít                              C. 9,408 lít                              D. Kết quả khác

Câu 29: Hoà tan hoàn toàn 17,4 gam hh 3 kim loại Al , Fe , Mg trong dd HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí đktc . Nếu cho 34,8 gam hh 3 kim loại trên tác dụng với dd CuSO4 dư , lọc toàn bộ chất rắn tạo ra rồi hoà tan hết vào dd HNO3 đặc nóng thì thể tích khí thu được ở đktc là : 

A. 11,2 lít                    B. 22,4 lít                                C. 53,76 lít                              D. 76,82 lít

Câu 30: Cho 1,92g Cu hòa tan vừa đủ trong HNO3 thu được V lit NO( đktc). Thể tích V và khối lượng HNO3 đã phản ứng:

A. 0,048lit; 5,84g        B. 0,224lit; 5,84g                    C. 0,112lit; 10,42g                  D. 1,12lit; 2,92g

Câu 31: (ĐTS A 2007): Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe, Cu ( tỷ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lit( đktc) hỗn hợp khí X( gồm NO và NO2) và dung dịch Y( chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỷ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là

A. 4,48 lit                    B. 5,6 lit                                  C. 3,36 lit                                D. 2,24 lit

Câu 32: Oxi hoá chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Hoà tan A bằng lượng vừa đủ 200 ml dd HNO3 thu được 2,24 lít NO duy nhất ở đktc. Tính m và CM dd

HNO3:

A. 10,08 g và 3,2M                 B. 10,08 g và 2M                    C. Kết quả khác          D. Không xác định 

Câu 33: Cho 2,16 gam Al tác dụng với Vlít dd HNO3 10,5 % ( d = 1,2 g/ml ) thu được 0,03mol một sp duy nhất hình thành của sự khử của N+5. Tính V ml dd HNO3  đã dùng là

A. 0,6lít                                   B. 1,2lít                                   C. 1,8lít                       D. Kết quả khác

Câu 34: Cho luồng khí CO đi qua ống đựng m gam Fe2O3 ở nhệt độ cao một thời gian người ta thu được 6,72 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau (A). Đem hoà tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lít khí B duy nhất có tỉ khối so với khí H2 bằng 15. m nhận giá trị là

A. 5,56 gam                            B. 6,64 gam                             C. 7,2 gam                   D. 8,81 gam

Câu 35: Thổi 1 lượng khí CO đi qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng thu được 6,72 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn là Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,16 mol NO2. m (g) Fe2O3 có giá trị bằng

A. 8 gam                                 B. 7 gam                                  C. 6 gam                      D. 5 gam

Câu 36: Hòa tan 3,76 gam hỗn hợp X gồm S, FeS, FeS2  bằng axit HNO3 dư thu được 10,752 lit (đktc) khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 13,980 g                             B. 15,145 g                             C.11,650 g                  D. Đáp án khác

Câu 37: Cho 0,02 mol FeS2 và x mol Cu2S tác dụng với HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A chỉ gồm các muối sunphat và thu được khí NO. Cho dung dịch A tác dụng với BaCl2 (dư) thì thu được m g kết tủa. giá trị của m là:

A.11,65                                   B. 6,99                                                C. 9,32                                    D. 9,69

Câu 38: Vàng cũng như bạch kim chỉ bị hòa tan trong nước cường toan (vương thủy), đó là dung dịch gồm một thể tích HNO3 đậm đặc và ba thể tích HCl đâm đặc. 34,475 gam thỏi vàng có lẫn tạp chất trơ được hòa tan hết trong nước cường toan, thu được 3,136 lít khí NO duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng vàng có trong thỏi vàng trên là:

A. 90%                                    B. 80%                                    C. 70%                        D. 60%

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề Axit môn Hóa học năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?