Bài tập axit HNO3 và muối nitrat trong đề thi đại học

BÀI TẬP AXIT HNO3 VÀ MUỐI NITRAT TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC

 

Câu 1: Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k)  ⇔ 2NH3 (k)

Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận

A. tăng lên 8 lần.         B. giảm đi 2 lần.          C. tăng lên 6 lần.         D. tăng lên 2 lần.

Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 8,60 gam.               B. 20,50 gam.              C. 11,28 gam.              D. 9,40 gam.

Câu 3: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2,  FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là                    

A. 3.                            B. 5.                             C. 4                              D. 6.

Câu 4: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là                       

A. N2O.                       B. NO2.                       C. N2.                          D. NO.

Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hh gồm Al và Mg vào dd HNO3 loãng, thu được dd X và 3,136 lít (ở đktc) hh Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dd NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hh ban đầu là            

 A. 19,53%.                 B. 12,80%.                  C. 10,52%.                  D. 15,25%.

Câu 6: Hoà tan hoàn toàn hh gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dd X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là  

A. 0,04.                       B. 0,075.                     C. 0,12.                       D. 0,06.

Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là                                  

A. NO.                        B. NO2.                       C. N2O.                       D. N2.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hh Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hh khí X (gồm NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là 

A. 2,24.                      B. 4,48.                      C. 5,60.                        D. 3,36.

Câu 9: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. 8.                            B. 5.                            C. 7.                            D. 6.

Câu 10: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là  

A. Fe.                         B. CuO.                       C. Al.                           D. Cu.

Câu 11: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là     

A. 10.                          B. 11.                          C. 8.                            D. 9.

Câu 12: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là                         

A. 38,72.                      B. 35,50.                    C. 49,09.                    D. 34,36.

Câu 13: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X     

A. amophot.                B. ure.                       C. natri nitrat.                D. amoni nitrat.

Câu 14: Cho các phản ứng sau:

(1) Cu(NO3)2 →                (2) NH4NO2  →                (3) NH3 + O2 →

(4) NH3 + Cl2  →               (5) NH4Cl  →                   (6) NH3 + CuO →

Các phản ứng đều tạo khí N2 là: 

A. (2), (4), (6).                B. (3), (5), (6).             C. (1), (3), (4).             D. (1), (2), (5).

Câu 15: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,746.                      B. 0,448.                     C. 1,792.                     D. 0,672.

Câu 16: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là

A. NO và Mg.               B. NO2 và Al.             C. N2O và Al.              D. N2O và Fe.

Câu 17: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O . Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là

A. 13x - 9y.                 B. 46x - 18y.               C. 45x - 18y.               D. 23x - 9y.

Câu 18: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hh khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dd Y. Dung dịch Y có pH bằng

A. 4.                            B. 2.                            C. 1.                            D. 3.

Câu 19: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là

A. 1,92.                       B. 3,20.                       C. 0,64.                       D. 3,84.

Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dd HNO3 loãng (dư), thu được dd X và 1,344 lít (ở đktc) hh khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hh khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là            A. 38,34.                     B. 34,08.                     C. 106,38.                   D. 97,98.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 50 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)---

 

Câu 50: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân AgNO3                           (b) Nung FeS2 trong không khí

(c)  Nhiệt phân KNO3                                      (d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư)

(e)  Cho Fe vào dung dịch CuSO4            (g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư)

(h)  Nung Ag2S trong không khí            (i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư)

Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là

A. 3                            B. 5                                C. 2                             D. 4

Câu 51: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO­3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là  

A. 38,08                      B. 11,2                           C. 24,64                        D. 16,8

Câu 52 : Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 18,0.                        B. 22,4.                          C. 15,6                        D. 24,2.

Câu 53: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là  

A. 98,20                       B. 97,20                         C. 98,75                        D. 91,00

Câu 54: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là    

A. 12,8                         B. 6,4                              C. 9,6                            D. 3,2

Câu 55: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24                           B. 4,48                           C. 6,72                            D. 3,36

Câu 56: Hòa tan Au bằng nước cường toan thì sản phẩm khử là NO; hòa tan Ag trong dung dịch HNO3 đặc thì sản phẩm khử là NO2. Để số mol NO2 bằng số mol NO thì tỉ lệ số mol Ag và Au tương ứng là

A. 1 : 2                           B. 3 : 1                           C. 1 : 1                              D. 1 : 3

Câu 57: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 34,10                         B. 31,32                         C. 34,32                             D. 33,70

Câu 58: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là

A. Cl2, O2 và H2S           B. H2, O2 và Cl2.             C. SO2, O2 và Cl2.             D. H2, NO2 và Cl2.

Câu 59: Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là   

A. 28,66%.                      B. 30,08%.                     C. 27,09%.                         D. 29,89%.

Câu 60: Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3

A. 6.                               B. 10.                                 C. 8.                               D. 4.

Câu 61: Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol ; 0,12 mol  và 0,05 mol . Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là     

A. 7,190                        B. 7,020                               C. 7,875                          D. 7,705

Câu 62: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn, Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là     

A. 29,24                          B. 30,05                           C. 28,70                           D. 34,10

Câu 63: Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩn khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 2,40                           B. 4,20                             C. 4,06                           D. 3,92

Câu 64: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là

A. 17,28                          B. 19,44                         C. 18,90                         D. 21,60

Câu 65: Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X vào bằng dung dịch HCl , , thu được 1,064 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loại X là

A. Al.                               B.Cr.                                C. Mg.                           D. Zn.

Câu 66: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng: 

(a) bông khô.     

(b) bông có tẩm nước.

(c) bông có tẩm nước vôi.                           

(d) bông có tẩm giấm ăn.

Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là

A. (d)                              B. (c)                                C. (a)                              D. (b)

Câu 67: Cho phương trình phản ứng aAl +bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là          

A. 1 : 3                           B. 2 : 3                               C. 2 : 5                           D. 1 : 4

Câu 68: Cho 12 gam hợp kim của bạc vào dung dịch HNO3 loãng (dư), đun  nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch có 8,5 gam AgNO3. Phần trăm khối lượng của bạc trong mẫu hợp kim là

A. 65%                          B. 30%                                 C. 55%                           D. 45%

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bài tập axit HNO3 và muối nitrat trong đề thi đại học năm 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?