Các dạng bài tập xác định pH của các dung dịch axit, bazo, muối và dung dịch đệm

Các dạng bài tập xác định pH của các dung dịch axit, bazơ, muối và dung dịch đệm

 

Dạng 1. Tính pH của dung dịch đơn axit mạnh HA Ca (M)   

Bài 1: Phân tích những mệnh đề dưới đây (đúng hay sai):

a- Dung dịch có môi trường trung tính luôn có pH=7

b- Dung dịch CH3COOH 10-2M có pH=2

c- Dung dịch HCl 10-3M có pH=3

d- Dung dịch HCl 10-8M có pH=8

Bài 2 : Tính pH của các dung dịch : HNO3 10-2M ;  HNO3 1,2.10-7M ; HNO3 10-9M

Dạng 2. Tính pH của dung dịch đơn bazơ mạnh BOH Cb   (M)    

Bài 1: Tính pH của dung dịch KOH 0,005M ?

Bài 2: Tính pH của dung dịch NaOH nồng độ 1,2.10-7M ?

Tính pH của các dung dịch : Ba(OH)2 10-2M , KOH 10-7M ; NaOH 10-9M

Dạng 3. Tính pH của dung dịch đơn axit yếu HA Ca (M) - Hằng số Ka      

Bài 1: Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1M ?

Bài 2: Cho hằng số Ka   các axit HCOOH, CH3COOH, HCN, HOCN, HF lần lượt là : 1,78.10-4  ;1,8.10-5    ;10-9,21  ; 3,3.10-4  ; 6,6.10-4

Hãy cho biết dung dịch 0,1M của axit nào có pH = 2,87 .

Bài 3: Tính nồng độ các ion H+ , HSO4- , SO42- trong dung dịch H2SO4 0,1M . Cho K2 = 1,2.10-2

Bài 4: Tính pH của dung dịch HNO2 10-1,7M biết Ka = 10-3,29

Tính pH của các dung dịch : HCOOH 10-2M Ka  = 10-3,75  ; HCN 10-2M Ka  = 10-9,35 HBrO 10-2M Ka  = 10-8,6

Dạng 4. Tính pH của dung dịch đơn bazơ yếu BOH Cb   (M) - Hằng số K

Bài 1: Tính pH của dung dịch NH3 10-2M biết Kb = 1,8.10-5 ?

Bài 2: Tính pH trong dung dịch pyriđin 0,015M biết Kb = 10-8,8  ?

Bài 3:  Tính pH của các dung dịch : Metylamin 10-1M  Ka  = 10-10,6  ;  dimetylamin  1,5.10-2M  Ka  = 10-10,87

Dạng 5. Tính pH của dung dịch đa axit yếu HnA Ca (M) - Hằng số Ka1   ,Ka2 ,Ka3…..,Kan  

Bài 1:Tính nồng độ ion H+, HCO3- ,CO32-  và pH trong dung dịch H2CO3 0,025M . Biết  H2CO3 có  Ka1 = 4,2.10-7 , Ka2 = 4,8.10-11

H2CO3 ⇔  H+   +   HCO3-                  Ka1 = 4,2.10-7

HCO3- ⇔  H+   +   CO32-                  Ka2 = 4,8.10-11

H2O   ⇔ H+ + OH-    Kw = 1,0. 10-14 ở 250C

Bài 2: Tính pH của dung dịch H3PO4 0,01M biết : Ka1 = 10-2,23 ; Ka2 = 10-7,21 ; Ka3 = 10-12,32

Bài 3 : Tính pH của các dung dịch : H2C2O4 10-2M    K1 = 10-1,25  K2 = 10-4,27  ;

                                                          H2S 10-2M          Ka1  = 10-7       Ka2  = 10-12,92

Dạng 6. Tính pH của dung dịch đa bazơ yếu :

Bài 1:Tính pH của dung dịch Na2CO3 0,1M Biết H2CO3 có  Ka1 = 4,2.10-7 , Ka2 = 4,8.10-11

Dạng 7. Tính pH của dung dịch muối :

7.1. Tính pH của dung dịch muối trung hoà :

7.1.a. Tính pH của dd muối trung hoà tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh

Bài 1: Tính pH của dung dịch muối NaCl 0,01M , NaNO3 0,05M

7.1.b. Tính pH của dd muối trung hoà tạo bởi axit mạnh và bazơ yếu

Bài 1: Muối Fe3+  bị thuỷ phân theo phương trình phản ứng sau:

Fe3+  +  H2O  ⇔ Fe(OH)2+  +  H+                 K = 4,0.10-3

a- Tính pH của dung dịch FeCl3  0,05M

b- Tính pH mà dung dịch phải có để 95% muối Fe3+  không bị thuỷ phân

7.1.c. Tính pH của dd muối trung hoà tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh

Bài 1: Tính pH của dung dịch Na2SO3 0,01M biết Ka1= 10-1,92 ; Ka2= 10-7,18

7.1.d. Tính pH của dd muối trung hoà AB nồng độ CM tạo bởi axit yếu HA Ka, và bazơ yếu BOH Kb

Bài 1: Tính pH của dung dịch CH3COONH4 0,4M  Biết Ka CH3COOH  = 1,8.10-5  ; KbNH3 = 1,6.10-5

Bài 2: Tính pH của  dung dịch NH4NO2 0,01M

Biết Kb NH3 = 1,6.10-5      ; Kb NO2-  = 2.10-11

7.2. Tính pH của dd muối axit :

7.2.a. Tính pH của dd muối axit tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh

Bài 1: Tính pH của dung dịch muối NaHSO4 0,01M  Biết K HSO4- =1,2 -10-2

7.2.b. Tính pH của dd muối axit tạo bởi axit yếu H2A và bazơ mạnh MOH

Bài 1: Ở 250C Các axit : H­2CO3 , H­2SO3 , H­2S có hằng số phân li axit như sau :

 H­2CO3 K1 = 10-7  K2 = 10-11  ; H­2SO3 K1 = 10-2  K2 = 10-6  ; H­2S K1 = 10-7  K2 = 10-13

-Hãy so sánh pH của các dung dịch NaHCO3 ,NaHSO3 ,   NaHS khi chúng đều có cùng nồng độ 0,1M

- Bằng các phép tính, hãy kiểm tra lại trật tự sắp xếp trên.

Bài 2: So sánh pH của các dung dịch 0,1M của các chất sau :

NaHSO3  Biết H­2SO3 K1 = 10-2  K2 = 10-6

NaHC2O4 Biết H­2C2O4 K1 = 10-1,25  K2 = 10-4,27

Na2HPO4 Biết H­3PO4  Ka1 = 10-2,23 ; Ka2 = 10-7,21 ; Ka3 = 10-12,32                         

pH = (pKa1 + pKa2)

Dạng 8. Tính pH của dung dịch đệm:    

Bài 1: Dung dịch A gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M

a-Tính pH của dung dịch A ? Biết Ka = 1,8.10-5

b- Thêm 0,001mol HCl vào 1lít dung dịch A , thì pH của dung dịch sẽ bằng bao nhiêu ?

c- Thêm 0,001mol NaOH vào 1lít dung dịch A , thì pH của dung dịch sẽ bằng bao nhiêu ?

Rút ra nhận xét .

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1 : Tính pH của dung dịch HA 0,1M ( Ka = 10-3,75). Tính pH của dung dich X được tạo thành khi trộn 200ml dung dịch HA 0,1M với 200 ml dung dịch KOH 0,05M?

Bài 2  Kali dicromat là một trong những tác nhân tạo kết tủa được sử dụng rộng rãi nhất. Những cân bằng sau được thiết lập trong dung dịch nước của Cr(VI)

HCrO4- + H2O ⇌ CrO42- + H3O+.                   pK1 = 6,50

2HCrO4- ⇌ Cr2O72- + H2O                              pK2 = -1,36

1. Tích số ion của nước KW = 1,0.10-14.Tính hằng số cân bằng của các phản ứng sau:

a, CrO42- + H2O ⇌ HCrO4- + OH-                                

b, Cr2O72- + 2OH- ⇌ 2CrO42- + H2O

2, Hằng số phân ly của axit axetic là Ka = 1,8.10-5. Hãy tính trị số pH của các dung dịch sau:

a, K2CrO4 0,010M                            

b, K2Cr2O7 0,010M               

c, K2Cr2O7 0,010M + CH3COOH 0,100

3, Hãy tính nồng độ tại cân bằng của các ion sau trong dung dịch K2Cr2O7 0,010M + CH3COOH 0,100M.

a, CrO42-.               

b, Cr2O72-.

Bài 3 : Cho 200 ml dung dịch NH3 0,1M tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Biết ở 25oC, Kb của NH3 là 10-4,76, bỏ qua sự phân li của H2O. Tính giá trị pH của dung dịch X ở 25oC

Bài 4 : : Cho 200 ml dung dịch CH3COOH 0,1M tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Biết ở 25oC, Ka của CH3COOH là 10-4,75, bỏ qua sự phân li của H2O. Tính giá trị pH của dd X ở 25oC

Bài 5 : Dung dịch X chứa các ion : Ba2+, K+, HSO3- và NO3-. Cho ½ dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 1,6275 g kết tủa. Cho ½ dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch HCl dư sinh ra 0,28 lit SO2(đktc). Mặt khác nếu cho dung dịch X tác dụng với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 thì thu được 500 ml dung dịch có pH bằng bao nhiêu?

Bài 6 : Dung dịch X gồm CH3COOH 1 M ( Ka = 1,76.10-5) và HCl 0,001 M. Tính giá trị pH của dung dịch X?

Bài 7 : Tính pH của dung dịch X chứa HF 0,1M và NaF 0,1 M biết KHF = 6,8.10-4

Bài 8 : Ion Cr2O72- bị thủy phân trong nước :  Cr2O72- + 2OH- ⇌ 2CrO42- + H2O,  K = 10-14,4

Thêm KOH vào dung dịch K2Cr2O7  để nồng độ K2Cr2O7 và KOH ban đầu bằng 0,1 M. Tính pH của dung dịch thu được ?

Bài 9: Dung dịch A chứa CH3COOH 0,1M và HCOOH x M. Xác định x để hỗn hợp này có pH = 2,72. Biết KHCOOH = 1,8.10-4; KCH3COOH = 1,8.10-5;

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu các dạng bài tập xác định pH của các dung dịch axit, bazo, muối và dung dịch đệm, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi

Chúc các em học sinh lớp 11 học tập thật tốt, đạt kết quả thật cao trong các kỳ thi!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?