ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1
NĂM HỌC 2018 – 2019 – HÓA HỌC 11
Chương I: Sự điện li
1. Viết PT điện li và tính nồng độ các ion trong dung dịch: Ba(OH)2 0,15M; KOH 0,02M, MgCl2 0,1M; H2SO4 0,01M, Fe(NO3)3 0,2M; HCl 0,015M; HNO3 0,1M; CuSO4 0,15M
2. Tính pH của các dd: Ba(OH)2 0,15M; KOH 0,01M; H2SO4 0,01M; HCl 0,015M; HNO3 0,1M; Ca(OH)2 0,005M
Chương II: Nito- Photpho
Câu 1:
a, Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu V lít khí NO (đktc) là sp khử duy nhất. Tính Giá trị của V ?
b, Để hòa tan hết m gam Zn kim loại người ta dùng 200 ml dd HNO3 xM, sau p/ứ thu được 4,48 lít khi NO ở đktc ( SP khử duy nhất ). Tính giá trị của m và x.
c, Khi cho m gam Al vào dd HNO3 dư đến khi p/ứ hoàn toàn người ta thu được 8, 96 lít ở đktc hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 = 19. Xác định khối lượng muối và giá trị của m?
d, Hòa tan hết 35,4 g hỗn kim loại Ag và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít khí duy nhất không màu hóa nâu trong không khí. Tính phần trăm Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
e, Cho 3,2 gam bột đồng tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8 M và H2SO4 0,2 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là?
Câu 2: N2, NH3, HNO3 P, H3PO4 có những tính chất hóa học nào? Lấy VD minh họa cho tính chất đó?
Câu 3: Nêu PP điều chế N2, NH3, HNO3 trong phòng thí nghiệm
Chương III: Cacbon
Câu 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. C + O2 b. C + H2SO4 c. CO + O2 d. NaOH dư + CO2 | e. CaCO3 + HCl f. NaHCO3 + NaOH h. NaHCO3 + HCl g. Na2CO3 + CO2 + H2O |
Câu 2: Dẫn 2,24 lít khí CO2 ở đktc vào bình đựng 150 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Câu 3: Tính khối lượng muối thu được khi dẫn 6,72 lít khí CO2 ở đktc qua bình đựng 500 ml dd KOH 0,75M. Biết p/ứ xảy ra hoàn toàn
Câu 4: Dẫn V lít khí CO2 ở đktc vào bình đựng 500ml Ba(OH)2 1M. sau khi p/ứ kết thúc thu được 59,1 gam kết tủa. Xác định giá trị của V?
Câu 5: Dẫn 8,96 lít khí CO2 ở đktc vào bình đựng 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài tập XĐ CTPT hợp chất hữu cơ
Câu 1, Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O.
a. Lập công thức đơn giản nhất của A.
b. Tìm công thức phân tử của A. Biết tỉ khối hơi của A so với khí oxi bằng 1,875.
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được 11,0 gam CO2 và 6,75 gam H2O.
a. Lập công thức đơn giản nhất của X.
b. Tìm công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với khí hiđro bằng 23.
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 1,80 gam hợp chất hữu cơ Y (chứa C, H, O) thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O.
a. Lập công thức đơn giản nhất của Y.
b. Tìm công thức phân tử của Y. Biết tỉ khối hơi của Y so với khí oxi bằng 5,625.
Câu 4. Oxy hóa hoàn toàn 3 g hợp chất hữu cơ A thu được 6,6 g CO2 và 3,6 g nước.
a. Xác định CTĐG nhất của A.
b. Xác định CTPT của A biết tỉ khối hơi của A so với He = 14.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 10,4g chất hữu cơ A, rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đậm đặc, bình (2) chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 3,6g và bình (2) thu được 30g kết tủa. Khi hóa hơi 5,2g A, thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g khí oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tìm công thức phân tử của A.
Trên đây là toàn bộ nội dung đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2018 - 2019 của trường THPT Nghi Lộc 5, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi
Chúc các em học sinh lớp 11 học tập thật tốt, đạt kết quả thật cao trong các kỳ thi!