Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Nội dung bài học sẽ giới thiệu đến các em khái niệm và tính chất của Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông cùng với những dạng bài tập liên quan. Bên cạnh đó là những bài tập có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em nắm được phương pháp giải các bài toán liên quan đề trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các trường hợp bằng nhau đã biết của hai tam giác vuông:

 

- Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (c.g.c; hình a).

- Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc của tam giac vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (g.c.g; hình b)

- Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (g.c.g; hình c)

1.2. Trường hợp bằng nhau về cạnh huyền và cạnh góc vuông

Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vùng đó bằng nhau (hình d).


Ví dụ 1: Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ AD vuông góc với BC. Chứng minh rằng AD là tia phân giác của góc A.

Giải

Xét hai tam giác vuông ADB và ADC có AD cạnh chung

AB = AC (gt)

Nên ΔADB=ΔADC (cạnh huyền - cạnh góc vuông)

Suy ra BAD^=CAD^ (góc tương ứng)

Vậy AD là tia phân giác của góc A.


Ví dụ 2: Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ BHAC,CKAB. Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh AI là tia phân giác của góc A.

Giải

Xét hai tam giác AHB và AKC, ta có: AB=AC (gt)

B1=C1^ (cùng nhau 12B^=12C^)

Nên ΔAHB=ΔAKC (cạnh huyền, cạnh góc nhọn) suy ra AH = AK (cạnh tương ứng)

Xét hai tam giác vuông AHI và AKI, ta có:

AI cạnh chung

AH= AK (CM trên)

Nên ΔAHI=ΔAKI (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

Suy ra A1^=A2^

Vậy AI là tia phân giác của góc A.


Ví dụ 3: Cho ΔABC vuông tại A. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD = BA. Đường vuông góc với BC tại D cắt AC ở E.

a. So sánh độ dài AE và DE

b. Tia phân giác góc ngoài tại đỉnh C cắt đường thẳng BE ở K. Tính BAK^.

Giải

a. Nối BE xét ΔABEΔDBE, có:

BAE=BDE=900BA=BD(gt)

BC cạnh chung

Nên ΔABE=ΔDBE (trường hợp cạnh huyền, cạnh góc vuông)

Suy ra AE = DE

b. Nối AK

ΔABE=ΔDBE nên ta có ABE^=DBE^ hay BK là tia phân giác của góc B. Kẻ KMBC,KNAB,KHAC.

Hai tam giác vuông KHC và KMC có cạnh huyền KC chung, hai góc nhọn bằng nhau KCH^=KCM^ (CK là phân giác của HCM^) nên ΔKHC=ΔKMC

Suy ra KH = KM

Tương tự ΔKNB=ΔKMB (cạnh huyền, góc nhọn)

Nên KM = KN

Suy ra KH = KN (cùng bằng KM)

Xét hai tam giác vuông KAH và KAN có:

KA cạnh chung

KH = KN

Nên ΔKAH=ΔKAN (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

Suy ra A1^=A2^=12HAN^=450

Do đó

 BAK^=BAC^+A2^=900+450

Vậy BAK^=1350

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1: Cho ΔABC vuông tại A (AB < AC), M là một điểm thuộc cạnh AC. Kẻ MH vuông góc với BC (HBC). Biết  MH = HB. Chứng minh rằng AH là tia phân giác của góc A.

Giải

Kẻ HIAB,HKAC(IAB,KAC)

Ta có M1^=B^ (Vì M1^+C^=900;B^+C^=900)

Xét ΔHIBΔHKM

Có:  I^=K^=900

HB=MH (gt)

B^=M1^

Vậy ΔHIB=ΔHKM (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra HI = HK

Xét ΔAIH=ΔAKH có:

I^=K^=900

AH cạnh chung

HI = HK

Vậy ΔAIH=ΔAKH (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

Suy ra A1^=A2^

Vậy AH là tia phân giác của góc A.


Bài 2: Cho tam giác cân ABC, cạnh đáy BC. Từ B kẻ đường vuông góc với AB và từ C kẻ đường vuông góc với AC. Hai đường này cắt nhau tại M. Chứng minh rằng:

a. ΔABM=ΔACM

b. AM là đường trung trực của BC.

Giải

a. Xét hai tam giác vuông ABM và ACM có:

Cạnh huyền AM chung

AB = AC (gt)

Vậy ΔABM=ΔACM (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

b. Gọi H là giao điểm của AM và BC, hai tam giác AHB và AHC có AB = AC (gt), A1^=A2^(ΔABM=ΔACM);AH là cạnh chung. Nên ΔAHB=ΔAHC(c.g.c)

Suy ra HB=HC;H1^=H2^

H1^=H2^=1800

Nên H1^=H2^=900hay AHBC.

Vậy AM là đường trung trực của BC (AHBCHB=HC)


Bài 3: Cho ΔABC vuông tại A. Ở miền ngoài tam giác vẽ các tam giác vuông cân ABD, ACF (AB =BD; AC = CF).

a. Chứng minh D, A, F thẳng hàng.

b. Từ D và F hạ các đường vuông góc DD’, FF’ xuống đường thẳng BC. Chứng minh: DD’ + FF’ = BC.

Giải

a. Vì các tam giác DBA, ACF vuông cân nên ta suy ra:

DAB^=450;CAF^=450

Nên

DAF^=DAB^+BAC^+CAF^=450+900+450=1800

Vậy D, A, F  thẳng hàng

b. Từ A vẽ AHBC

Xét hai tam giác vuông DD’B và BHA có:

BD=AB (gt)

DBD^=BAH^ (Cùng phụ với ABH^)

Nên ΔDBD=ΔBAH (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra DD’ = BH (1)

Tương tự ΔFCF=ΔHAC (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra FF’=HC (2)

Cộng vế với vế (1) và (2) ta có:

DD’+ FF’=BH + HC

Vậy DD’ + FF’ = BC.

3. Luyện tập Bài 8 Chương 2 Hình học 7

Qua bài giảng Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Nhận biết được các trường hợp bằng nhau đã biết của hai tam giác vuông
  • Trường hợp bằng nhau về cạnh huyền và cạnh góc vuông

3.1. Trắc nghiệm về Định lí Pi-ta-go

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 7 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK về Định lí Pi-ta-go

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 7 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 63 trang 136 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 64 trang 136 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 65 trang 137 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 66 trang 137 SGK Toán 7 Tập 1

4. Hỏi đáp Bài 8 Chương 2 Hình học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?