Bạn Đông bị cận thị nặng. Nếu bỏ kính ra, ta nhìn thấy mắt bạn to hơn hay nhỏ hơn khi nhìn mắt bạn lúc đang đeo kính? Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu bài Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
-
Vật sáng đặt ở mọi vị trí trướ thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính
-
Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
-
Vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh cũng vuông góc với trục chính của vật.
2.2. Cách dựng ảnh
2.2.1. Cách dựng ảnh của một đểm sáng S qua thấu kính phân kỳ
-
Từ S ta dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính.
-
Nếu hai tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S’ của S, nếu đường kéo dài của hai tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau đó là chính là ảnh ảo S’ của S qua thấu kính.
2.2.2. Cách dựng ảnh vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ
Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), ta chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
2.3. Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính
-
Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ: Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
-
Ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì: Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
Bài tập minh họa
Bài 1.
Trên hình 44-45.3 có vẽ trục chính Δ, quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 của hai tia tới xuất phát từ một điểm sáng S.
- Xác định ảnh S’ : kéo dài tia ló số 2, cắt đường kéo dài của tia ló 1 tại đâu thì đó là S’ .
- Xác định điểm S: vì tia ló 1 kéo dài đi qua tiêu điểm F nên tia tới của nó phải là tia đi song song với trục chính của thấu kính. Tia này cắt tia đi qua quang tâm ở đâu thì đó là điểm sáng S.
Bài 2.
4. Luyện tập Bài 45 Vật lý 9
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
-
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
-
Cách dựng ảnh của vật qua thấu kính phân kỳ
-
Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 45 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ loe rộng dần ra.
- B. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ thu nhỏ dần lại.
- C. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có chỗ bị thắt lại.
- D. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có chỗ trở thành chum tia song song.
-
- A. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
- B. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
- C. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
- D. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 45 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C1 trang 122 SGK Vật lý 9
Bài tập C2 trang 122 SGK Vật lý 9
Bài tập C3 trang 122 SGK Vật lý 9
Bài tập C4 trang 122 SGK Vật lý 9
Bài tập C5 trang 122 SGK Vật lý 9
Bài tập C6 trang 123 SGK Vật lý 9
Bài tập C7 trang 123 SGK Vật lý 9
Bài tập C8 trang 123 SGK Vật lý 9
5. Hỏi đáp Bài 45 Chương 3 Vật lý 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!