Bài 44: Thực hành Tìm hiểu địa phương

Qua bài học, học sinh biết vận dụng kiến thức đã học của các môn Lịch sử, Địa lý để tìm hiểu một địa điểm ở địa phương, giải thích hiện tượng, sự vật cụ thể. Nắm vững quy trình tìm hiểu nghiên cứu một địa điểm cụ thể. Rèn kỹ năng điều tra, thu thập thông tin, phân tích thông tin, viết báo cáo trình bày thông tin qua hoạt động thực tế với một nội dung đã xác định. Mời các em tìm hiểu: Thực hành Tìm hiểu địa phương

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tên gọi, vị trí đía lý của địa điểm

  • Nằm ở đâu trong xã, thôn, huyện.
  • Gần những công trình xây dựng, đường sá hoặc sông, núi nào của địa phương.

1.2. Lịch sử phát triển của địa điểm

  • Được xây dựng từ khi nào.
  • Hiện trạng hiện nay.

1.3. Vai trò và ý nghĩa của địa điểm

  • Đối với nhân dân trong xã, huyện
  • Đối với nhân dân tỉnh, nhân dân cả nước

Bài tập minh họa

 
 

Tìm hiểu tỉnh An Giang

Lược đồ An Giang

Lược đồ An Giang

1. Tên gọi, vị trí đía lý của địa điểm

  • Nằm ở phía tây nam của lãnh thổ.
  • Diện tích: 3536,76 km2  (năm 2008)
  • Ý nghĩa:
    • Thuận lợi phát triển giao thương nội vùng
    • Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê công.
    • Có chiến lược quan trọng về kinh tế, văn hóa và quốc phòng... 

2. Các đơn vị hành chính trong tỉnh

  • Gồm có: TP. Long Xuyên, TP Châu Đốc, TX Tân châu và 8  huyện : An Phú, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn

3. Địa hình 

Có 2 dạng chính :

Đồng bằng phù sa thuộc 4 huyện cù lao và vùng trũng Tứ giác Long Xuyên.

Đồi núi thấp: Tri Tôn, Tịnh Biên và Thọai sơn . 

4. Khí hâu

BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA AN GIANG NĂM 2006

(BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA AN GIANG NĂM 2006)

  • An Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm có 2 mùa rỏ rệt:
  • Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10
  • Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

5. Thủy văn

  • An Giang có mạng lưới sông ngòi,kênh rạch dày đặc

  • Thuận lợi cho phát triển giao thông, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…

6. Thổ nhưỡng

  • Diện tích: 353676 ha ( năm 2008)
  • Có 3 nhóm đất chính:
    • Đất phù sa: chiếm 72,5%
    • Đất phèn: chiếm 18,9%
    • Đất đồi núi: chiếm 8,6%

7. Tài nguyên sinh vật

  • Tài nguyên sinh vật tỉnh ta rất phong phú,đa dạng.
  • Hiện có nguy cơ bị suy giảm nên chúng ta cần có nhiều biện pháp để bảo vệ chúng.

8. Khoáng sản

  • Khoáng sản ở An Giang khá phong phú, song trữ lượng không nhiều, chủ yếu là: đá granit, cát, đất sét, nước khoáng…

  Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhi

(Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên)

  • Kết luận
    • An Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu kinh tế với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công nhưng cũng có những trở ngại như lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất chua phèn… Vấn đề hiện nay là tìm các biện pháp thoát lũ kết hợp với quy hoạch nông thôn, cải tạo đất chua phèn, bảo vệ rừng tràm, rừng tự nhiên và tích cực trồng rừng mới, chủ động chung sống đồng thời khai thác lợi thế của lũ trên sông Cửu Long.

3. Luyện tập và củng cố

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 44 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 44 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 SGK Địa lý 8

Bài tập 1 trang 112 SBT Địa lí 8

4. Hỏi đáp Bài 44 Địa lí 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?