Bài học Đặc điểm sinh vật Việt Nam giúp các em học sinh tìm hiểu về sự phong phú đa dạng của sinh vật nước ta, tìm hiểu nguyên nhân cơ bản của sự đa dạng sinh học đó. Ngoài ra, thấy được sự suy giảm, biến dạng của các loài và hệ sinh thái tự nhiên, sự phát triển của hệ sinh thái. Để trả lời các câu hỏi trên mời các em cùng tìm hiểu bài học này
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm chung
(Lược đồ đất và thực vật)
- Sinh vật rất phong phú và đa dạng.
- Đa dạng về thành phần loài và gen.
- Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
- Đa dạng về công dụng và sản phẩm.
1.2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật
- Nước ta có gần 30.000 loài sinh vật, sinh vật bản địa chiếm khoảng 50%
- Thực vật: 14.600 loài.
- Động vật: 11.200 loài.
- Số loài quý hiếm.
- Thực vật: 350 loài
- Động vật: 365 loài.
1.3. Sự đa dạng về hệ sinh thái
- Các hệ sinh thái tiêu biểu.
- Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
- Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.
Bài tập minh họa
Câu 1: Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta và cho ví dụ.
- Môi trường sống thuận lợi: ánh sáng dồi dào, nhiệt độ cao, đủ nước, tầng đất sâu dày, vụn bở.
- Ngoài các loài sinh vật bản địa (chiếm khoảng hơn 50%), còn có nhiều luồng sinh vật di cư tới như Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ Mi-an-ma; các luồng này chiếm khoảng gần 50%.
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.
3. Luyện tập và củng cố
Sau khi học xong bài này các em cần nắm:
- Sự đa dạng và phong phú sinh vật nước ta, hiểu nguyên nhân của sự đa dạng đó.
- Nắm được sự suy giảm và biến đổi của các hệ sinh thái tự nhiên và phát triển hệ sinh thái nhân tạo.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 37 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng.
- B. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- C. Trên đất liền đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển và trên biển Đông hệ sinh thái biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
- D. Cả 3 đặc điểm chung.
-
- A. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- B. Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
- C. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quôc gia.
- D. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
-
- A. Rộng khắp trên cả nước.
- B. Vùng đồi núi
- C. Vùng đồng bằng
- D. Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo
Câu 3 - Câu 7: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 37 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 131 SGK Địa lý 8
Bài tập 2 trang 131 SGK Địa lý 8
Bài tập 1 trang 91 SBT Địa lí 8
Bài tập 2 trang 92 SBT Địa lí 8
Bài tập 3 trang 92 SBT Địa lí 8
Bài tập 4 trang 92 SBT Địa lí 8
Bài tập 1 trang 42 Tập bản đồ Địa Lí 8
Bài tập 2 trang 42 Tập bản đồ Địa Lí 8
4. Hỏi đáp Bài 37 Địa lí 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!