Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm nổi bật là có mùa đông lạnh nhất cả nước. Địa hình đồi núi thấp và có nhiều nếp núi cánh cung mở rộng về phía bắc. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể. Mời các em học sinh cùng tìm hiểu bài học: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ
(Lược đồ Miền Bắc và Đông Bắc bộ)
- Bắc: Giáp Trung Quốc
- Tây: Giáp Tây Bắc
- Đông: Giáp Biển Đông
- Nam: Giáp Bắc Trung Bộ
→Ý nghĩa về mặt tự nhiên: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa Đông Bắc (lạnh và khô)
1.2. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước
- Mùa đông: Lạnh, kéo dài nhất cả nước
- Mùa hạ: Nóng ẩm, mưa nhiều
1.3. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo
- Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và toả rộng khắp miền
- Địa hình có ảnh hưởng lớn đến hướng chảy của sông ngòi
1.4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng
- Tài nguyên: Phong phú nhất, giàu có nhất của nước ta (khoáng sản, rừng, du lịch …)
- Cảnh quan: Vịnh Hạ Long , hồ Ba Bể.
Bài tập minh họa
Câu 1: Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình ở đây như thế nào.
- Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng:
- Đắp đê dọc hai bên bờ các sông.
- Phân lũ vào các sông nhánh (qua sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.
- Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà…).
- Trồng rừng ở đầu nguồn nước.
- Nạo vét lòng sông.
- Việc đắp đê lớn dọc các bờ sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã phân chia đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mặt đê và mặt nước sông mùa lũ rất nhiều.
Câu 2: Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ.
- Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.
- Miền ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
- Miền không có địa hình che chắn. Các dãy núi ở đây mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió đông bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ.
Câu 3: Chứng minh rằng miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng. Nêu một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền.
- Chứng minh:
- Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh, Thái Nguyên), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thủy ngân (Hà Giang); đá vôi, đất sét… có ở nhiều nơi.
- Nguồn năng lượng thủy điện giàu nhất nước ta, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng.
- Có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng: vịnh Hạ Long, bãi lắm Trà cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể; các vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì…
- Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền:
- Trồng và bảo vệ rừng, chống xói mòn đất.
- Bảo vệ môi trường biển trong lành.
- Khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
3. Luyện tập và củng cố
Sau khi học xong bài này các em cần nắm:
- Xác định được trên bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc.
- Đây là miền địa đầu phía Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới phía Nam Trung Quốc.
- Nắm được các đặc điểm nổi bật về địa lý tự nhiên của miền:
- Có mùa đông lạnh và kéo dài nhất toàn quốc.
- Địa hình đồi núi thấp với các cánh cung.
- Tài nguyên phong phú đa dạng được khai thác mạnh.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 41 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Mùa khô kéo dài sâu sắc, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- B. Địa hình đồ sộ khó khăn cho đi giao thông vật tải, lũ ống lũ quét.
- C. Bão lũ, hạn hán, sương muối, giá rét, môi trường ô nhiễm.
- D. Gió tây nam khô nóng hoạt động mạnh mẽ, bão lũ, cát bay cát lấn.
-
- A. Quảng Ninh, Thái Nguyên
- B. Quảng Ninh, Lào Cai
- C. Thái Nguyên, Lào Cai
- D. Cao Bằng, Thái Nguyên
-
Câu 3:
Tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng là:
- A. Than đá, dầu mỏ, bôxit, đá vôi,…
- B. Than đá, apatit, thiếc, đá vôi, sắt,…
- C. Dầu mỏ, bôxit, voforam, titan…
- D. Dầu mỏ, thiếc, sắt, bôxit,…
Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 41 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 143 SGK Địa lý 8
Bài tập 2 trang 143 SGK Địa lý 8
Bài tập 3 trang 143 SGK Địa lý 8
Bài tập 1 trang 100 SBT Địa lí 8
Bài tập 2 trang 100 SBT Địa lí 8
Bài tập 3 trang 101 SBT Địa lí 8
Bài tập 4 trang 102 SBT Địa lí 8
Bài tập 1 trang 46 Tập bản đồ Địa Lí 8
Bài tập 2 trang 47 Tập bản đồ Địa Lí 8
4. Hỏi đáp Bài 41 Địa lí 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!