Bài 24: Vùng biển Việt Nam

Chúng tôi giới thiệu đến các em học sinh bài học: Bài 24: Vùng biển Việt Nam qua đó các em sẽ tổng hợp đầy đủ kiến thức về vùng biển của nước ta như thế nào. 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a. Diện tích, giới hạn

  • Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.
  • Diện tích :3.477.000 km2, rộng và tương đối kín.
  • Nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc
  • Có 2 vịnh: Vịnh Bắc Bộ, Vinh Thái Lan

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông

  • Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.
  • Chế độ gió
    • Gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4.
    • Các tháng còn lại ưu thế là gió Tây Nam.
    • Riêng Vịnh Bắc Bộ có hướng gió Nam.
    • Gios trên biển mạnh hơn trên đất lền
  • Chế độ hải văn theo mùa.
  • Chế độ nhiệt: 
    • Ở biển mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn trên đất liền
    • Biên độ nhiệt trong năm nhỏ
    • Nhiệt độ trung bình năm của nước biển trên mặt là 23oC
  • Chế độ mưa:
    • Lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền đạt từ 1100 – 1300mm/ năm.
    • Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.
  • Chế độ thuỷ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).
  • Độ mặn trung bình: 30 – 33%o
  • Dòng biển: Hình thành trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính
    • Dòng biển mùa Đông chảy theo hướng Đông Bắc
    • Dòng biển mùa Hạ chảy theo hướng Tây Nam

1.2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của Việt Nam 

a. Tài nguyên biển

  • Vùng biển Việt Nam rộng gấp 3 phần diện tích đất liền, có giá trị về nhiều mặt.
  • Là cơ sở để nhiều ngành kinh tế đặc biệt là đánh bắt chế biến hải sản, khai thác dầu khí.

b. Môi trường biển

  • Khai thác nguồn lợi biển phải có kế hoạch đi đôi với việc bảo vệ môi trường của biển.

Bài tập minh họa

 
 

Câu hỏi 1:

Quan sát hình 24.2 (trang 88 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào.

Hình 24.2. Lược đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt

Hình 24.2. Lược đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt

  • Nhiệt độ nước biển tầng mặt tháng 7 cao hơn tháng 1; biên độ nhiệt tháng 1 và tháng 7 nhỏ (tháng 1 có biên độ nhiệt cao hơn tháng 7).
    • Vào tháng 1, nhiệt độ nước biển tầng mặt tăng dần từ bắc vào nam.
    • Vào tháng 7, nhiệt độ nước biển tầng mặt ở vùng biển phía bắc và phía nam giảm dần từ bờ ra ngoài khơi; còn ở vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nhiệt độ nước biển tầng mặt lại tăng dần từ bờ ra ngoài khơi.

Câu hỏi 2:

Dựa vào hình 24.3 (trang 89 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào.

Hình 24.3. Lược đồ dòng biển theo mùa trên Biển Đông

Hình 24.3. Lược đồ dòng biển theo mùa trên Biển Đông

  • Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy theo hướng Đông Bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng Tây Nam.

3. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm được:

  • Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
  • Tài nguyên và môi trường biển Việt Nam

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 24 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 24 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 91 SGK Địa lý 8

Bài tập 2 trang 91 SGK Địa lý 8

Bài tập 1 trang 59 SBT Địa lí 8

Bài tập 2 trang 59 SBT Địa lí 8

Bài tập 3 trang 60 SBT Địa lí 8

Bài tập 4 trang 60 SBT Địa lí 8

Bài tập 1 trang 28 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 2 trang 28 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 3 trang 28 Tập bản đồ Địa Lí 8

4. Hỏi đáp Bài 24 Địa lí 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?