Bài 30: Tổng kết chương 2 Nhiệt học

Nội dung bài học tổng kết chương giúp ta củng cố lại nội dung chính của chương 2: Nhiệt Học. Ôn tập và vận dụng kiến thức để giải một số bài tập liên quan. Để chuẩn bị tốt cho phần này, mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 30: Tổng kết chương 2- Nhiệt Học.

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Câu hỏi ôn tập

a.Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm?

  • Khi nhiệt độ tăng thì thể tích các vật tăng

  • Khi nhiệt độ giảm thì thể tích các vật giảm

b. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?

  • Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất

  • Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất

c. Tìm một ví dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị găn trở có thể gây ra lực rất lớn?

  • Những thanh sắt trên đường ray thường có khoảng cách vì ở ngoài trời nắng sẽ làm cho những thanh sắt nở ra, nếu không có khoảng cách thì sẽ làm cong vẹo đường ray có thể gây ra lực rất lớn.

d. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.

  • Nhiệt kế hoạt động dựa vào sự nở vì nhiệt của các chất.

  • Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người

  • Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ phòng Thí nghiệm.

  • Nhiệt kế thuỷ ngân: Đo nhiệt độ các vật.

e. Sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể

f. Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì?

  • Các chất khác nhau không nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định.

  • Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc của chất rắn

g. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun?

  • Nhiệt độ của chất rắn trong thời gian nóng chảy không tăng khi ta vẫn tiếp tục đun.

h. Các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ nhất định không? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • Các chất lỏng không bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định mà ở mọi nhiệt độ.

  • Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào: nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.

i. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ đó có đặc điểm gì?

  • Ở nhiệt độ sôi thì chát lỏng dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ.

  • Sự bay hơi ở nhiệt độ này có đặc điểm vừa bay hơi vào các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng chất lỏng.

2.​2. Câu hỏi vận dụng

a. Tại sao trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong (Hình 30.1).

Hãy vẽ lại đường ống này khi đường ống nóng lên, lạnh đi?

  • Đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong để khi nóng lên, lạnh đi, ống dãn nở được dễ dàng, không bị cản trở.

  • Khi đường ống nóng lên:                   Khi đường ống lạnh đi:  

b. Hãy sử dụng số liệu trong bảng 30.1 để trả lời các câu hỏi sau:

  • Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. 

  • Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất. 

  • Sắt có nhiệt độ nóng chảy cao nhất

  • Rượu có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất

c. Hình 30.3 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước.  Trả lời các câu hỏi:

  • Các đoạn BC và DE ứng với quá trình nào?

  • Trong các đoạn AB và CD nước tồn tại ở thể nào?

  • Các đoạn BC và DE ứng với các quá trình : 

    • BC: nóng chảy, ứng với quá trình nước đá đang tan (0oC).

    • DE: sôi

  • Trong các đoạn AB và CD nước tồn tại ở các thể :

    • AB: thể rắn

    • CD: thể lỏng

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1

Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? 

Hướng dẫn giải:

  • Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm. Vì khi đun nhiệt độ của nước sẽ tăng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài, gây nguy hiểm. 

Bài 2:

Một bình cầu thuỷ tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua nút là một thanh thuỷ tinh hình chữ L (hình trụ, hở hai đầu). Giữa ống thuỷ tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình 2. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng và làm nguội bình cầu? Từ đó có nhận xét gì?

Hướng dẫn giải:

  • Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình nở ra khi nóng lên.

  • Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động vào phía trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh đi.

4. Luyện tập Bài 30 Vật lý 6

Qua bài giảng Tổng kết chương 2- Nhiệt Học này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 2.

  • Vận dụng được một cách tổng hợpcác kiến thức đã học để giải quyết các vấn  đề ( Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

5. Hỏi đáp Bài 30 Chương 2 Vật lý 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?