Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Chúng ta đã biết, chất rắn gặp nóng thì nở ra, gặp lạnh sẽ co lại. Vậy đối với chất lỏng khi gặp nóng hoặc lạnh có xảy ra hiện tượng đó hay không? Nếu có xảy ra thì nó có điểm gì giống và khác chất rắn? Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta có được câu trả lời. Mời các em cùng nhau nghiên cứu Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Làm thí nghiệm:

2.1.1. Dụng cụ thí nghiệm:

  • Một bình cầu thuỷ tinh đựng nước màu có  nút cao su cắm xuyên qua một ống thuỷ tinh, một bình nước nóng, một bình nước lạnh, khăn lau khô và sạch.

2.1.2. Tiến hành thí nghiệm :

  • Nút chặt bình bằng nút cao su. Quan sát nước màu dâng lên trong ống  thuỷ tinh.

  • Đặt bình cầu vào chậu nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước màu trong ống thuỷ tinh.

2.1.3. Trả lời câu hỏi

  • Mực nước trong ống thủy tinh sẽ tăng lên khi nhúng vào nước nóng: chất lỏng sẽ nở ra khi nóng lên.

  • Khi nhúng bình cầu vào nước lạnh, mực nước sẽ hạ xuống: chất lỏng gặp lạnh sẽ co lại.

2.2. Chứng minh các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.

  • Dùng ba bình cầu giống nhau để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau. 

  • Cùng nhúng chung trong một chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau

  • Nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào chậu nước nóng, ta thấy mực chất lỏng ở các ống thủy tinh dâng lên khác nhau.

  • Vậy: Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.

2.3. Rút ra kết luận

a. Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

b. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau

Hay:

  • Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

  • Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1

a. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

b. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Hướng dẫn giải:

  • Vì khi nước nóng lên, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài

  • Sở dĩ không đóng chai thật đầy để tránh sự bật nắp chai do sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng.

Bài 2

Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? Chọn câu đúng nhất:

A.   Khối lượng chất lỏng tăng.

B.   Trọng lượng chất lỏng tăng.

C.   Thể tích chất lỏng tăng.

D.   Chỉ có a và b

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án C.

Khi đun nóng chất lỏng thì thể tích chất lỏng tăng.

4. Luyện tập Bài 19 Vật lý 6

Qua bài giảng Sự nở vì nhiệt của chất lỏng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nắm được : Thể tích của một chất lỏng tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

  • Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

  • Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

  • Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 6 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 19.2 trang 59 SBT Vật lý 6

Bài tập 19.3 trang 59 SBT Vật lý 6

Bài tập 19.4 trang 59 SBT Vật lý 6

Bài tập 19.5 trang 59 SBT Vật lý 6

Bài tập 19.6 trang 59 SBT Vật lý 6

Bài tập 19.7 trang 60 SBT Vật lý 6

Bài tập 19.8 trang 61 SBT Vật lý 6

Bài tập 19.9 trang 61 SBT Vật lý 6

Bài tập 19.10 trang 61 SBT Vật lý 6

Bài tập 19.11 trang 62 SBT Vật lý 6

Bài tập 19.12 trang 62 SBT Vật lý 6

Bài tập 19.13 trang 62 SBT Vật lý 6

5. Hỏi đáp Bài 19 Chương 2 Vật lý 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?