Ở bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu về sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Ngược lại với quá trình trên, quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc. Vậy sự đông đặc có những đặc điểm gì đáng chú ý ? Tất cả các câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài học ngày hôm nay: Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo). Mời các em cùng nhau tìm hiểu nhé.
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Sự đông đặc
2.1.1. Dự đoán
-
Trong thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến, khi băng phiến được đun nóng, nó nóng dần lên rồi nóng chảy. Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra đối với băng phiến khi thôi không đun nóng và để băng phiến nguội dần.
-
Dùng đèn cồn đun nóng băng phiến:
-
Khi thôi không đun nóng, băng phiến sẽ nguội dần, và chuyển về thể rắn ban đầu
-
Kết quả thí nghiệm
2.1.2. Phân tích kết quả thí nghiệm
-
Phân tích đường biểu diễn nhiệt độ của băng phiến ta thấy
-
Từ phút 0 đến phút thứ 4: Nhiệt độ giảm
-
Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: Nhiệt độ không thay đổi
-
Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: Nhiệt độ giảm
-
2.1.3. Kết luận
-
Băng phiến đông đặc ở 800C Nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến
-
Nhiệt độ đông đặc bằng nhiêt độ nóng chảy
-
Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi
2.2. Mối liên hệ giữa quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc
-
Quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc là hai quá trình ngược nhau
-
Nếu ta biểu diễn hai quá trình trên cùng một tọa độ thì ta thấy ta thấy chúng đối xứng nhau:
- Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó.
2.3. Ứng dụng
-
Trong công nghiệp đúc (khuôn kim loại) như đúc tượng, chuông.
-
Làm nóng chảy hỗn hợp kim loại khi đông đặc trở thành hợp kim có những tính chất như mong muốn
2.4. Ghi nhớ
-
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy, sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
-
Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay nhiệt độ đông đặc) . Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
-
Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc), nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi.
Bài tập minh họa
Bài 1:
Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của chất nào? Mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó ?
Hướng dẫn giải:
-
Chất đó là nước.
-
Mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của nước:
-
Nước đá ở -4oC đang ở thể rắn, sau 1 phút nhiệt độ của nó tăng đến 0oC, nứơc bắt đầu chuyển sang thể rắn và lỏng.
-
Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4, nhiệt độ luôn giữ ở mức 0oC.
-
Sau phút thứ 4, nhiệt độ của nước tiếp tục tăng, thể của nó chuyển sang lỏng hoàn toàn.
-
Bài 2:
Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng ?
Hướng dẫn giải:
Trong việc đúc tượng đồng,có những quá trình chuyển thể của đồng là:
-
Từ rắn lỏng : là quá trình nóng chảy của đồng
-
Từ lỏng rắn : là quá trình đông đặc của đồng
4. Luyện tập Bài 25 Vật lý 6
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
-
Sự đông đặc là gi?
-
Nêu được các đặc điểm của sự đông đặc
-
Mối liên hệ giữa quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Không thay đổi
- B. Mới đầu tăng, sau giảm
- C. Không ngừng tăng
- D. Không ngừng giảm
-
- A. Chỉ có ở thể hơi
- B. Chỉ có ở thể rắn
- C. Chỉ có ở thể lỏng
- D. Chỉ có ở thể rắn và lỏng
-
Câu 3:
Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng ?
- A.
Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc
- B.
Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc
- C. . Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc
- D.
Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc
- A.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 6 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 24-15.3 trang 73 SBT Vật lý 6
Bài tập 24-15.4 trang 73 SBT Vật lý 6
Bài tập 24-15.5 trang 73 SBT Vật lý 6
Bài tập 24-15.6 trang 73 SBT Vật lý 6
Bài tập 24-15.7 trang 74 SBT Vật lý 6
Bài tập 24-15.8 trang 74 SBT Vật lý 6
Bài tập 24-15.9 trang 75 SBT Vật lý 6
Bài tập 24-15.10 trang 75 SBT Vật lý 6
Bài tập 24-15.11 trang 75 SBT Vật lý 6
Bài tập 24-15.12 trang 75 SBT Vật lý 6
Bài tập 24-15.13 trang 75 SBT Vật lý 6
Bài tập 24-15.14 trang 75 SBT Vật lý 6
5. Hỏi đáp Bài 25 Chương 2 Vật lý 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!