Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)

Ở bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu về sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Ngược lại với quá trình trên, quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ. Vậy sự ngưng tụ có những đặc điểm gì đáng chú ý ? Tất cả các câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài học ngày hôm nay: Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo). Mời các em cùng nhau tìm hiểu nhé.

Tóm tắt lý thuyết

Sự ngưng tụ

2.1. Dự đoán:

  • Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.

  • Để dễ quan sát hiện tượng bay hơi, ta có thể quan sát chất lỏngbay nhanh bằng cách tăng nhiệt độ chất lỏng.

  • Vậy muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta làm tăng hay giảm nhiệt độ ?

2.2. Thí nghiệm kiểm tra

  • Tiến hành thí nghiệm kiểm tra sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí

  • Trong hơi nước có không khí, bằng cách giảm nhiệt độ không khí, ta có thể làm cho hơi nước trong không khí ngưng tụ nhanh hơn và quan sát hiện tượng này.

C1: Có gì khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và trong cốc thí nghiệm ?

  • Nhiệt độ  của nước trong cốc làm thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng.

2.3. Rút ra kết luận

C2: Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm ? Hiện tượng này có xảy ra với cốc đối chứng không ?

  • Có nước đọng lại ở mặt ngoài cốc làm thí nghiệm, hiện tượng này không xảy ra đối với cốc đối chứng.

C3: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm có phải là trong cốc thấm ra không ?

  • Không, vì nước đọng ở mặt ngoài của cốc không có màu, nước không thể thấm qua thủy tinh.

C4: Các giọt nước đọng bên ngoài cốc làm thí  nghiệm do đâu mà có ?

  • Do hơi nước trong không khí xung quanh mặt ngoài cốc gặp lạnh ngưng tụ lại.

C5: Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không ?

  • Dự đoán của chúng ta là đúng, vì hơi nước gặp lạnh đã nhanh chóng ngưng tụ thành nước.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1

Nêu hai ví dụ về hiện tượng ngưng tụ ?

Hướng dẫn giải

  • VD1: Khi nấu cơm, ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào. Đó là do hơi nước trong nồi bốc lên gặp lạnh đã ngưng tụ lại.

  • VD2: Khi mua bia ướp lạnh, ta thấy mặt ngoài của can nhựa, hoặc ca nhựa, cốc thủy tinh có bám các giọt nước. Đó cũng là do hơi nước trong không khí xung quanh gặp lạnh ngưng tụ lại.  

Bài 2:

Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm hiện tượng vật lý nào? Chọn đáp án đúng.

A. Bay hơi 

B. Ngưng tụ

C. Bay hơi và ngưng tụ

D. Nóng chảy và đông đặc

Hướng dẫn giải

  • Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm có sự bay hơi và ngưng tụ

⇒ Chọn phương án C

4. Luyện tập Bài 27 Vật lý 6

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:

  • Sự ngưng tụ là gi?

  • Nêu được các đặc điểm của sự ngưng tụ

  • Mối liên hệ giữa quá trình bay hơi và quá trình ngưng tụ

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 6 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài tập C1, C2, C3, C4, C5 Bài 27 trang 84 SGK Vật lý 6

Giải bài tập C6 Bài 27 trang 84 SGK Vật lý 6

Giải bài tập C7 Bài 27 trang 84 SGK Vật lý 6

Giải bài tập C8 Bài 27 trang 84 SGK Vật lý 6

5. Hỏi đáp Bài 27 Chương 2 Vật lý 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?