Dưới tác dụng của nhiệt độ, các chất rắn trong tự nhiên đã dãn nở ra như thế nào ? Tại sao lại có sự dãn nở đó. Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. Mời các em cùng nghiên cứu nội dung Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, tìm hiểu về các thí nghiệm kiểm chứng sự dãn nở và rút ra kết luận.
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Thí nghiệm
-
Dùng dụng cụ vẽ ở hình 18.1.
-
Bước1: Trước khi hơ nóng,thử thả quả cầu vào vòng kim loại.
Nhận xét: Trước khi hơ nóng quả cầu, quả cầu lọt qua vòng kim loại.
-
Bước 2: Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu kim loại trong 3 phút, rồi thử thả xem quả cầu có còn lọt qua vòng kim loại nữa không.
Nhận xét: Sau khi hơ nóng quả cầu, quả cầu không còn lọt qua vòng kim loại.
-
Bước 3: Nhúng quả cầu đã được hơ nóng vào nước lạnh rồi thử thả cho nó lọt qua vòng kim loại.
Nhận xét: Sau khi nhúng quả cầu vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại.
2.2. Rút ra kết luận:
-
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
-
Chú ý :
-
Sự nở vì nhiệt theo chiều dài (sự nở dài) của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.
-
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng, sắt.
-
Bài tập minh họa
Bài 1:
Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ?
Hướng dẫn giải:
Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.
Bài 2:
Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây ?
A. Hơ nóng nút.
B. Hơ nóng cổ lọ.
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
D. Hơ nóng đáy lọ.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án B : Hơ nóng cổ lọ.
4. Luyện tập Bài 18 Vật lý 6
Qua bài giảng Sự nở vì nhiệt của chất rắn này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn.
-
Nhận biết được các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
-
Vận dụng được kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Khối lượng của vật tăng.
- B. Khối lượng của vật giảm.
- C. Khối lượng riêng của vật tăng.
- D. Khối lượng riêng của vật giảm.
-
- A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- B. Khi lạnh đi, thì khối lượng quả cầu không thay đổi
- C. Khi nóng lên, thể tích quả cầu tăng, khối lượng riêng giảm
- D. Khi lạnh đi, khối lượng quả cầu không đổi, khối lượng riêng của quả cầu cũng không đổi
-
- A. Hơ nóng nút
- B. Hơ nóng cổ lọ.
- C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
- D. Hơ nóng đáy lọ.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 6 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài tập C7 Bài 18 trang 59 SGK Vật lý 6
Bài tập 18.1 trang 57 SBT Vật lý 6
Bài tập 18.2 trang 57 SBT Vật lý 6
Bài tập 18.3 trang 57 SBT Vật lý 6
Bài tập 18.4 trang 57 SBT Vật lý 6
Bài tập 18.5 trang 58 SBT Vật lý 6
Bài tập 18.6 trang 58 SBT Vật lý 6
Bài tập 18.7 trang 58 SBT Vật lý 6
Bài tập 18.8 trang 58 SBT Vật lý 6
Bài tập 18.9 trang 58 SBT Vật lý 6
Bài tập 18.10 trang 58 SBT Vật lý 6
Bài tập 18.11 trang 58 SBT Vật lý 6
5. Hỏi đáp Bài 18 Chương 2 Vật lý 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!