Với bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Nhân hai số nguyên khác dấu, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“ trước kết quả nhận được.
Chú ý: Tích của một số nguyên a với số 0 bằng 0.
Ví dụ 1: Công nhân của một công ty hưởng lương theo sản phẩm: Làm ra một sản phẩm đúng quy cách được 20 000 đồng, làm ra một sản phẩm sai quy cách bị phạt 10 000 đồng. Tháng vừa qua công nhân A làm ra được 40 sản phẩm đúng quy cách và 10 sản phẩm sai quy cách. Hỏi lương của công nhân A tháng vừa qua là bao nhiên tiền?
Giải
Khi một sản phẩm sai quy cách bị trừ 10 000 đồng, điều đó có nghĩa là được thêm – 10 000 đồng. Vì vậy, lương công nhân A tháng vừa qua là:
40 . 20 000 + 10 . (-10 000) = 700 000 (đồng)
Ví dụ 2: Tính 225 .8. Từ đó suy ra kết quả của:
a. (225) . 8
b. (-8) . 225
c. 8 . (-225)
Giải
225.8 = 1800, nên:
a. (225) . 8 = -1800
b. (-8) . 225= -1800
c. 8 . (-225) = -1800
Ví dụ 3: Không làm phép tình, hay so sánh:
a. (-34) . 4 với 0
b. 25 . (-7) với 25
c. (-9) . 5 với – 9
Giải
a. (-34) . 4 với 0
(-34) . 4 < 0
b. 25 . (-7) với 25
25 . (-7) < 25
c. (-9) . 5 với – 9
(-9) . 5 < -9
Bài tập minh họa
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức, với x = -7; y = -5
a. 4x – 3y
b. x(y + 9) + 5x
Giải
a. 4x – 3y
= 4.(-7) – 3.(-50)
= -28 – (-15)
= -28 + 15 = -13
b. x(y + 9) + 5x
= (-7).(-5 + 9) + 5(-7)
= (-7).4 + 5 ( -7)
= -28 – 35
=-63
Bài 2: Tính tổng
a. S = 1 – 2 + 3 – 4 + … + 2009 – 2010
b. P = 0 – 2 + 4 – 6 + … + 2010 – 2012.
Giải
a. S = 1 – 2 + 3 – 4 + … + 2009 – 2010
= (1-2) + (3 – 4) +…+ (2009 – 2010)
= (-1) .1005 = -1005
b. P = 0 – 2 + 4 – 6 + … + 2010 – 2012.
= (0 – 2) + ( 4 – 6) + … + (2010 -2012)
= (-2) + (-2) +…+(-2)
= (-2) .503 =-1006
Bài 3: Tìm năm giá trị của \(x \in \mathbb{Z}\) sao cho:
a. 4 (x – 8) < 0
b. -3 (x - 2) < 0
Giải
a. Chẳng hạn \(x \in {\rm{\{ 7, 6, 5, 4, 3,}}...{\rm{\} }}\)
Khi x < 8 thì x – 8 < 0 nên 4 (x – 8) < 0
b. Chẳng hạn \(x \in {\rm{\{ 3,4,5,6,8,}}...{\rm{\} }}\)
Khi x > 2 thì x – 2 > 0 nên -3(x - 2) < 0.
3. Luyện tập Bài 10 Chương 2 Số học 6
Qua bài giảng Nhân hai số nguyên khác dấu này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
- Nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
3.1 Trắc nghiệm về Nhân hai số nguyên khác dấu - Số học 6
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Bài 10 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
Câu 1:
Chọn phát biểu sai
- A. Tích của một số nguyên a với số 0 bằng 0
- B. Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyêth đối của chúng rồi đặt dấu - trước kết quả nhận được
- C. Tích của 1 số nguyên a với số 1 bằng 1
- D. 5. (-12)= -5.12 = -60
-
- A. 40
- B. -40
- C. -8
- D. 8
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2 Bài tập SGK về Nhân hai số nguyên khác dấu - Số học 6
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Bài 10 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1
Bài tập 77 trang 89 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 112 trang 84 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 113 trang 84 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 114 trang 84 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 115 trang 84 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 116 trang 85 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 117 trang 85 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 118 trang 85 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 119 trang 85 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 10.1 trang 85 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 10.2 trang 85 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 10.3 trang 85 SBT Toán 6 Tập 1
4. Hỏi đáp về Nhân hai số nguyên khác dấu - Số học 6
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.