TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ: BẰNG CHỨNG VÀ TIẾN HÓA TRONG KỲ THI THPT QG (có lời giải chi tiết)
Câu 201. Cho các nhận xét sau:
- Tuyến vú ở nam là một cơ quan thoái hóa.
- Một cơ quan thoái hóa bỗng dưng hoạt động trở lại được gọi là hiện tượng lại tổ.
- Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
- Theo định luật phát sinh sinh vật: "Sự phát triển của một cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của một quần thể".
- Cơ quan tương tự khác nhau về nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.
- Bằng chứng tế bào học là bằng chứng trực tiếp chứng minh mọi sinh vật đều có chung nguồn gốc.
- Cơ quan thoái hóa phát triển đầy đủ trên cơ thể người trưởng thành.
- Cơ quan tương tự chứng minh nguồn gốc chung của các loài.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 202. Cho các nhận xét sau:
- Vi khuẩn có hệ gen vòng đơn, tương tự như hệ gen của ti thể và lục lạp.
- Lục lạp có cấu trúc màng đơn như cấu trúc màng tế bào của vi khuẩn.
- Ti thể được xem như một vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh với trong tế bào nhân thực.
- Lạp thể được xem như vi khuẩn dị dưỡng cộng sinh với tế bào nhân thực.
- Ti thể sinh sản bằng hình thức trực khuẩn như vi khuẩn.
- Riboxom của lạp thể là loại 80S như của vi khuẩn.
Có bao nhiêu nhận xét đúng để chứng minh ti thể và lạp thể có nguồn gốc vi khuẩn, cộng sinh vào tế bào nhân thực?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 203. Dựa trên các số liệu giải phẫu và phân tích trình tự ADN, người ta đã xây dựng được cây tiến hóa phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài như hình sau:
Cho các phát biểu sau:
- Thú có họ hàng gần gũi với lưỡng cư hơn là với cá phổi.
- Thằn lằn có họ hàng gần gũi với chim hơn là với thú.
- Thú có họ hàng gần gũi với lưỡng cư hơn là với chim.
- Cá sấu có họ hàng gần gũi với chim hơn là với thằn lằn và rắn.
- Cá sấu có họ hàng gần gũi với chim hơn so với đà điểu.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 204. Cho các cơ quan sau:
- Xương cụt ở người
- Túi mật.
- Ruột thừa ở người.
- Lớp lông mao trên cơ thể.
- Răng nanh.
- Tuyến nước bọt.
- Răng khôn
- Mấu tai.
Có bao nhiêu cơ quan là cơ quan thoái hóa?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 205. Khi tiến hành so sánh sự khác nhau về các axit amin trong chuỗi hemoglobin giữa các loài, người ta thấy như sau:
Nhận xét nào sai về kết quả trên?
A. Người có họ hàng gần gũi với gorilla hơn so với ếch.
B. Đây là bằng chứng sinh học phân tử.
C. Đây là bằng chứng trực tiếp nói lên người có nguồn gốc từ loài Gorilla.
D. Những loài có số lượng sai khác trong chuỗi polipeptit càng nhiều thì càng có quan hệ họ hàng xa nhau.
Câu 206. Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau.
Từ các thí nghiệm trên, một số nhận xét được rút ra như sau:
- Thí nghiệm của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li sau hợp tử.
- Cây C là một loài mới.
- Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa.
- Cây C mang các đặc tính của hai loài A và B.
- Cây C không thể được nhân giống bằng phương pháp lai hữu tính.
Số nhận xét chính xác là:
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 207. Đacuyn có nhận xét sau: "Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng cá thể lớn hơn số cá thể sống tới độ tuổi sinh sản." Theo quan điểm của Đacuyn, giải thích nào đúng cho nhận xét trên?
A. Đột biến luôn diễn ra, mà cá thể là đối tượng của đột biến, việc sinh ra một lượng lớn cá thể, làm tăng sự đa dạng của quần thể lên tối đa, sự đa dạng giảm dần cho đến lúc sinh sản.
B. Cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn xảy ra và làm giảm số lượng quần thể, do đó để bảo tồn số lượng cá thể trong loài, các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng cá thế lớn hơn số cá thể sống tới độ tuổi sinh sản.
D. Biến dị cá thể luôn có xu hướng xảy ra trong quá trình sinh sống của cá thể, do đó khi số lượng cá thể càng nhiều, càng nhiều biến dị cá thể có thể xảy ra, loại trừ trường hợp những biến dị xấu xảy ra làm tử vong, số còn lại có khả năng duy trì nòi giống cho loài.
Câu 208. Đâu là quá trình đấu tranh sinh tồn theo quan niệm của Đacquyn?
A. Môi trường làm tác động lên cơ thể sinh vật, làm những loài to lớn ngày càng mất đi, những loài nhỏ vẫn được duy trì do có đa dạng về di truyền hơn quần thể sinh vật có kích thước lớn.
B. Đột biến làm những loài có cơ chế sửa lỗi tốt vẫn sinh trưởng và phát triển, những loài có cơ chế sửa lôi do đột biến gây ra càng yếu, thì ngày càng giảm số lượng.
C. Những cá thể nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi thì tăng số lượng, biến dị di truyền kém thích nghi thì giảm số lượng.
D. Tất cả đều sai.
Câu 209. Người ta thực hiện một nghiên cứu trên các loài sinh vật, nhận thấy rằng, cấu trúc di truyền của các loài này đều có một cấu tạo chung, gồm những đơn phân là axit nucleic, liên kết với các thành phần không phải axit nucleic, được nằm trong một cấu trúc màng tế bào được cấu tạo chủ yếu từ protein, lipit và các hợp chất kết hợp như glycoprotein, glycolipit, glycocalyx,... Nhận xét nào sai về nghiên cứu trên?
A. Đây là bằng chứng tế bào học.
B. Đây là bằng chứng sinh học phân tử.
C. Đây là một bằng chứng gián tiếp để chứng minh nguồn gốc chung của các loài.
D. Mục đích của nghiên cứu là để chứng minh nguồn gốc chung của loài.
Câu 210. Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locut 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này như sau:
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền với tần số alen trội gấp 1,5 lần tần số alen lặn.
Có hiện tượng tự thụ phấn ở quần thể qua rất nhiều thế hệ.
Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ tiếp tục giảm.
Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 2 thế hệ.
Số lượng các nhận xét không chính xác là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 211. Cho các nhận xét sau:
- Sinh vật trong thiên nhiên chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo 2 quá trình, vừa tích lũy vừa đào thải.
- Thuyết tiến hóa trung tính cho rằng mọi đột biến diễn ra trên cơ thể sinh vật đều là đột biến trung tính.
- Tiến hóa lớn diễn ra trước, tiến hóa nhỏ diễn ra sau.
- Chọn lọc nhân tạo là nhân tố phụ quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của cây trồng và vật nuôi.
- Động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người.
- Theo Lamac mọi biến đổi trên cơ thể do sự thay đổi ngoại cảnh tác động lên cơ thể sinh vật, đều được truyền lại cho thế hệ sau.
- Biến dị cá thể xuất hiện thông qua quá trình sinh sản hữu tính.
- Biến dị đồng loạt xuất hiện thông qua quá trình sinh sản hữu tính.
- Theo Đacquyn, biến dị đồng loạt có ý nghĩa lớn trong chọn giống và tiến hóa.
Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về học thuyết tiến hóa?
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 212. Trong quần thể Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu O là 42%; nhóm A xấp xỉ 21%, nhóm B khoảng 20%, nhóm AB khoảng 17%, các nhóm máu tồn tại song song với nhau, không nhóm máu nào chiếm ưu thế hơn nhóm máu nào, cũng không nhóm máu có những đặc điểm thích nghi hơn số còn lại. Nhận xét nào sai khi nói về nhóm máu của người Việt Nam?
A. Đây là hiện tượng đa hình cân bằng.
B. Nhiều nhóm máu tồn tại song song trong một quần thể là một minh chứng cho quá trình củng cố những đột biến ngẫu nhiên trung tính.
C. Trong sự đa hình cân bằng, không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
D. Tất cả đều sai.
Câu 213. Nhận xét nào sai khi nói về học thuyết tế bào?
A. Không phải tế bào nào cũng có màng sinh chất.
B. Không phải tế bào nào cũng có các bào quan giống nhau.
C. Không phải tế bào nào cũng có một nhân.
D. Không phải tế bào nào cũng có vật chất di truyền là axit nucleic.
Câu 214. Cho các nhận xét sau:
- Đặc điểm của hệ động thực vật trên một khu vực địa lý phụ thuộc vào điều kiện địa lý của vùng đó.
- Sự phát sinh các loài sinh vật trên đảo đại dương là một ví dụ của diễn thế thứ sinh.
- Do sự cách ly địa lý, nên hệ động vật trên đảo phát triển theo một hướng khác, tạo nên các loài đặc hữu.
- Số lượng loài ở đảo đại dương đa dạng hơn so với đảo lục địa.
- Thú có túi là loài đặc hữu của châu úc, do lục địa này tách khỏi đại lục địa từ giai đoạn sớm.
- Sự giống ánh sáng nhau về đặc điểm của các loài trên những đảo lân cận nhau là do điều kiện tự nhiên của những đảo này tương tự nhau.
- Các loài có tần suất xuất hiện nhiều trên đảo đại dương chủ yếu là những loài côn trùng, chim có khả năng vượt biển, những loài có kích thước nhỏ.
- Những khu vực địa lý tách ra khỏi đại lục địa càng sớm thì số lượng các loài đặc hữu càng cao.
Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về bằng chứng địa lý sinh học?
A. 1 B. 3 C. 5 D. 7
Câu 215. Trong bằng chứng sinh học phân tử, sự sai khác trong cấu trúc của ADN và protein giữa các loài được giải thích ánh sáng thế nào là đầy đủ nhất?
A. Do các nhân tố tiến hóa. B. Do đột biến.
C. Do di nhập gen. D. Do chọn lọc tự nhiên.
Câu 216. Cho các nhận xét sau:
- Do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.
- Được hình thành thông qua quá trình sinh sản hữu tính.
- Được hình thành trong quá trình sinh sống của sinh vật.
- Biểu hiện đồng loạt, biết trước và ít có ý nghĩa trong tiến hóa.
- Biểu hiện riêng lẻ, không biết trước và có ý nghĩa lớn trong tiến hóa.
- Tương ứng với khái niệm thường biến trong thuyết tiến hóa hiện đại.
- Tương ứng với khái niệm biến dị tổ hợp trong thuyết tiến hóa hiện đại.
Gọi a là số nhận xét đúng về khái niệm biến dị cá thể của Đacquyn.
Gọi b là số nhận xét đúng về khái niệm biến dị đồng loạt của Đacquyn.
Tìm mối liên hệ giữa a và b:
A. 2a + b = 11. B. 2b + a = 11. C. a-b = 1. D. b-a = 1.
Câu 217. Theo Đacquyn, đâu là cơ sở cho sự tích lũy các biến dị tạo thành những biến đổi lớn?
A. Tính thích nghi. B. Tính đấu tranh C. Tính di truyền. D. Tính phức tạp.
Câu 218. Đâu là trung tâm của thuyết tiến hóa hiện đại?
A. Tiến hóa nhỏ. B. Tiến hóa lớn.
C. Nghiên cứu đơn vị tiến hóa cơ sở. D. Tất cả đều sai.
Câu 219. Cho các nhận xét sau:
- CLTN đóng vai trò quan trọng nhất đối với quá trình tiến hóa nhỏ.
- Tần số đột biến trên từng gen thấp, trung bình là 106-104.
- Các loài phân biệt nhau bằng một vài đột biến lớn.
- Đột biến tạo ra nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
- Giữa các quần thể khác nhau trong cùng một loài có sự cách li sinh sản tuyệt đối.
- Chính mối quan hệ của các cá thể trong quần thể về mặt sinh sản đã tạo cho quần thể tồn tại theo thời gian và không gian.
- Chọn lọc tự nhiên xuất hiện trước, chọn lọc nhân tạo xuất hiện sau.
- Theo Lamac mọi cá thể trong loài đều có phản ứng như nhau trước mọi điều kiện hoàn cảnh.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 220. Cho các ví dụ sau:
- Trong giai đoạn phát triển của phôi, trong khi phôi cá xuất hiện vây bơi, thì phôi thằn lằn, thỏ người lại xuất hiện chi năm ngón.
- Chi trước của người và báo có những cấu tạo xương tương tự nhau, gồm các cấu trúc như xương cánh tay, xương quay, xương trụ, các xương cổ tay, xương đốt bàn, đốt ngón tay.
- Mọi tế bào đều có màng sinh chất bao bọc, để giới hạn môi trường bên trong và bên ngoài tế bào.
- Cơ sở vật chất di truyền của sự sống là các đại phân tử hữu cơ: axit nucleic, protein.
- Cánh dơi và cánh chuồn chuồn cùng làm động tác bay.
- Lục địa úc tách rời lục địa châu Á vào cuối đại Trung sinh. Vào thời điểm đó ánh sáng chưa có thú có nhau, nên đến nay châu úc vẫn có thú có túi.
- Mọi tế bào đều có nhân.
- Mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã di truyền.
Sử dụng các ví dụ, để hoàn thiện bảng:
Bằng chứng tiến hóa | Ví dụ |
Bằng chứng giải phẫu học so sánh |
|
Bằng chứng phôi sinh học so sánh |
|
Bằng chứng địa lý sinh học |
|
Bằng chứng tế bào học. |
|
Bằng chứng sinh học phân tử |
|
201.D | 202.B | 203.B | 204.B | 205.C | 206.A | 207.B | 208.C | 209.A | 210.A |
211.B | 212.D | 213.A | 214.D | 215.A | 216.B | 217.C | 218.A | 219.C | 220. |
Câu 241. Để giải thích trong tự nhiên các thể song nhị bội thường trở thành loài mới, điều nào sau đây là hợp lí nhất?
A. Thể song nhị bội là các cá thể có bộ nhiểm sắc thể bao gồm hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau.
B. Thể song nhị bội có thể nhân lên theo con đường sinh sản vô tính, vì vậy có thể hình thành loài mới.
C. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài khá phổ biến ở thực vật.
D. Thể song nhị bội có bộ nhiễm sắc thể khác với bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ nên khi giao phối trở lại các dạng bố mẹ thì cho con lai bất thụ.
Câu 242.
Dựa vào hình vẽ trên, nhiều bạn đưa ra ý kiến của mình như sau:
- Hình vẽ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng đa bội hóa cùng nguồn.
- Sự hình thành loài bằng đột biến lớn diễn ra rất nhanh chóng.
- Tế bào của lúa mì Triticum aestivum chứa bộ NST của hai loài bố mẹ, cơ thể loài lúa mì này chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính được.
- Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường xảy ra ở thực vật.
- Sự đa bội hóa diễn ra trong quá trình phân bào, khi các NST đang co xoắn cực đại tại kì giữa.
- Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm ba bộ NST của ba loài khác nhau.
- Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài duy nhất diễn ra nhanh chóng.
Những ý kiến nào là đúng?
A. 1, 3, 5 B. 2, 3, 7 C. 2, 4, 6 D. 2, 4, 5
Câu 243. Cho các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc
- Tiêu chuẩn hình thái
- Tiêu chuẩn sinh lí-sinh hóa
- Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái
- Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
Cho các ví dụ sau:
- Protein trong tế bào biểu bì, hồng cầu, trứng của loài ếch hồ miền Nam Liên Xô chịu nhiệt cao hơn protein tương ứng của loài ếch hồ miền Bắc Liên Xô tới 3-4 °C.
- Thuốc lá và cà chua đều thuộc họ Cà nhưng thuốc lá có khả năng tổng hợp ancaloit còn cà chua thì không.
- Sáo mỏ đen, sáo mỏ vàng và sáo nâu được xem là ba loài khác nhau.
- Loài ngựa hoang phân bố ở vùng Trung Á, loài ngựa vằn sống ở châu Phi.
- Rau dền gai và rau dền cơm là hai loài khác nhau.
- Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non.
- Giao tử đực và giao tử cái không kết hợp được với nhau khi thụ tinh.
- Cấu trúc bậc một của ADN ở người và tinh tinh khác nhau 2,4% số nucleotit.
- Hai loài mao lương với một loài sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách lá, vươn dài bò trên mặt đất còn một loài sống ở bờ mương, bờ ao có lá hình bầu dục, ít răng cưa.
- Giống muỗi Anopheles ở châu Âu gồm 6 loài giống hệt nhau, khác nhau về màu sắc trứng, sinh cảnh...
- Các loài thân thuộc có hình thái giống nhau được gọi là "những loài anh em ruột".
Đáp án nối nào sau đây là chính xác và các em hãy cho biết để phân biệt các loài vi khuẩn tiêu chuẩn nào được sử dụng chủ yếu?
A. (a)- 3,5; (b)-1,4,8; (c)- 2,10; (d)- 6,7,9,11; Tiêu chuẩn hóa sinh.
B. (a)- 2,3; (b)-1,5,10; (c)- 4,9; (d)- 6,7,8,11; Tiêu chuẩn sinh lí.
C. (a)- 3,5; (b)-1,2,8; (c)- 4,9; (d)- 6,7,10,11; Tiêu chuẩn hóa sinh.
D. (a)- 3,5; (b)-1,2,8; (c)- 4,10; (d)- 6,7,9,11; Tiêu chuẩn sinh lí.
Câu 244. Cho các phát biểu sau:
- Bằng chứng địa lí - sinh học về tiến hóa phản ánh nguồn gốc chung của các loài sinh vật.
- Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β-Hb như nhau chứng tỏ hai loài có cùng tổ tiên xa.
- Gà và khỉ khác hẳn nhau, nhưng có giai đoạn phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng có cùng tổ tiên xa, gọi là bằng chứng phôi sinh học.
- Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần protein giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới, thuộc bằng chứng sinh học phân tử.
- Những cơ quan thực hiện chức năng như nhau nhưng không bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.
- Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau ở giai đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài sinh vật.
- Bằng chứng địa lí sinh học nói lên sự giống nhau giữa các loài chủ yếu do có chung nguồn gốc, hoặc do môi trường sống giống nhau.
Những phát biểu nào không đúng?
A. 1, 3, 7 B. 2,4,5 C. 2, 3,5,6 D. 2, 5, 6, 7
Câu 245. Cho các phát biểu sau:
- Di - nhập gen là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
- Theo quan niệm của Đacuyn, tác động của chọn lọc tụ nhiên là tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
- Tự thụ phấn liên tục giúp khắc phục hiện tượng thoái hóa giống.
- Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng cơ quan tương tự.
- Theo quan niệm của Đacuyn, tác động của chọn lọc tự nhiên là đào thải các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.
- Cấu tạo khác nhau về chi tiết của cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên diễn ra theo những hướng khác nhau.
- Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
- Tất cả các biến dị đều di truyền được và là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
- Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên và giao phối ngẫu nhiên là những nhân tố có khả năng làm thay đổi trạng thái cân bằng của quần thể.
- Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội.
- Theo quan niệm hiện đại, vai trò của giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến phát tán trong quần thể tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên đa số biến dị tổ hợp.
- Tiến hóa nhỏ vẫn có thể xảy ra nếu quần thể không có biến dị di truyền.
Gọi a là số phát biểu đúng, b là số phát biểu sai, đâu là mối quan hệ đúng giữa a và b?
A. b-2 = a + 2 B. 2a + 3 = b C. a + 3 = b- 2 D. 2b + 3 = a + 7
Câu 246. Cho những nhận định sau:
- Theo quan niệm hiện đại, đột biến và biến dị tổ hợp là nguyên liệu của tiến hóa.
- Theo thuyết tiến hóa trung tính, không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.
- Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng tần số alen.
- Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do chức năng giống nhau đều giúp cơ thể bay.
- Một số thể tứ bội(4n) tỏ ra thích nghi sẽ phát triển thành một quần thể mới tứ bội và hình thành loài mới vì đã cách li sinh sản với loài gốc lưỡng bội do khi chúng giao phâh với nhau tạo ra thể tam bội(3n) bất thụ.
- Thể tự đa bội có thể được hình thành qua nguyên phân và tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính.
- Theo quan niệm Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là nhu cầu về kinh tế và thị hiếu phức tạp luôn thay đổi của con người.
Những nhận định đúng:
A. 1, 2, 5, 7 B. 2, 4, 5, 6 C. 1, 3, 6, 7 D. 3, 4, 5, 7
Câu 247. Điểm khác nhau giữa chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên nào là đúng?
- Đều là nhân tố tiến hóa.
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể còn giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và không làm thay đổi tần số alen.
- Chọn lọc tự nhiên làm tăng sự đa dạng về vốn gen của quần thế còn giao phối không ngẫu nhiên thì không.
- Theo quan niệm hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có các cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường còn kết quả của giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền.
- Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử còn chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen phụ thuộc vào hướng thay đổi của môi trường.
A. 1,2,4 B. 2,4,5 C. 2,3,4 D. 1, 3, 4, 5
Câu 248. Điểm so sánh giữa di- nhập gen và yếu tố ngẫu nhiên nào là đúng?
- Di-nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể còn yếu tố ngẫu nhiên thì không.
- Di-nhập gen và yếu tố ngẫu nhiên đều là nhân tố tiến hóa.
- Di-nhập gen và yếu tố ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen theo chiều hướng không xác định.
- Di-nhập gen luôn làm tăng sự đa dạng về vốn gen của quần thể còn yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
- Di-nhập gen có thế xảy ra ở bất cứ quần thể nào dù kích thước lớn hay nhỏ, yếu tố ngẫu nhiên thường tác động vào quần thể có kích thước nhỏ.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 5 C. 2, 4, 5 D. 1, 2, 4
Câu 249.
Hình vẽ trên miêu tả quá trình hình thành tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ. Một vài nhận xét được đưa ra như sau:
- Tiến hóa lớn là quá trình diễn ra trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
- Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
- Loài là đơn vị nhỏ nhất có thể của tiến hóa.
- Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới được hình thành. Hình thành loài mới là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
- Tiến hóa lớn có thể nghiên cứu thực nghiệm.
Có bao nhiêu nhận xét sai?
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 250.
Các em hãy cho biết câu nào miêu tả sơ đồ trên là đúng nhất?
A. Sơ đồ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li tập tính, sự trao đổi vốn gen của quần thể A và B ngày càng giảm, loài mới được hình thành khi cách li sinh sản với quần thể gốc.
B. Sơ đồ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li sinh thái, sự trao đổi vốn gen của quần thể A và B ngày càng giảm, loài mới được hình thành khi cách li sinh sản với quần thể gốc. Quá trình này thường xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
C. Sơ đồ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, sự trao đổi vốn gen của quần thể A và B ngày càng ít, loài mới được hình thành khi có cách li sinh sản diễn ra. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn chuyển tiếp.
D. Sơ đồ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng cơ chế cách li bất kì, sự trao đổi vốn gen của quần thể A và B ngày càng ít, loài mới hình thành khi có cách li sinh sản.
Câu 251. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,
A. cùng một kiểu gen không thể cho ra nhiều kiểu hình khác nhau.
B. đột biến là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
C. sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen thường xảy ra với các quần thể có kích thước lớn.
D. cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể trong quá trình hình thành loài mới.
Câu 252. Theo học thuyết Đacuyn:
A. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
B. Những biến dị đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa cho tiến hóa.
C. Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
D. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
Câu 253. Cho các phát biểu sau:
- Trong quần thể giá trị thích nghi của kiểu gen AA= 0; Aa = 1; aa = 0 phản ánh quần thể đang diễn ra hình thức chọn lọc ổn định.
- Chọn lọc vận động là hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng lệch xa mức trung bình.
- Kiểu chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định.
- Theo bằng chứng tế bào học, vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua hình thức gián phân.
- Những bằng chứng giải phẫu học so sánh cho thấy mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài, giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan, giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hóa.
- Bằng chứng phôi sinh học so sánh phác họa lược sử tiến hóa của loài.
- Bằng chứng giải phẫu học so sánh có sức thuyết phục nhất.
- Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng.
- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài là bằng chứng sinh học phân tử.
Gọi a là số phát biểu đúng, b là số phát biểu sai (a≠b), đâu là biểu thức phản ánh đúng mối quan hệ giữa a và b?
A. \({a^2} + {b^2} = {c^2} - 12\) B. 4a2-9ab + 5b2 =0 C. a2 + 4 = b2 + 6 D. a + 3 = 2b -1
Câu 254. Trong quá trình tiến hóa, cách li địa lí có vai trò:
A. làm phát sinh alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể
B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc quần thể khác loài.
C. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc quần thể cùng loài.
D. làm biến đổi tần số alen theo những hướng khác nhau.
Câu 255. Cho các phát biểu sau:
- Hình thành quần thể mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
- Kanguru là loài thú có túi sống trên mặt đất, chân sau dài và khỏe, nhảy xa chân trước rất ngắn. Ở châu Đại Dương có một loài kanguru do chuyển sang kiếm ăn trên cây mà hai chân trước lại dài ra, leo treo như gấu. Ví dụ này phản ánh rõ sự hợp lí tuyệt đối của các đặc điểm thích nghi.
- Vai trò của quá trình ngẫu phối là cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
- Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong tiến hóa của vật nuôi cây trồng.
- Tác động của chọn lọc tự nhiên diễn ra theo con đường phân ly tính trạng là cơ sở để giải thích sự hình thành loài mới và nguồn gốc thống nhất của các loài.
- Khi cho giao phối giữa ruồi giấm mắt đỏ và ruồi giấm mắt trắng với nhau người ta thấy ruồi cái mắt đỏ lựa chọn ruồi đực mắt đỏ nhiều hơn ruồi đực mắt trắng. Đây là ví dụ về giao phối không ngẫu nhiên.
- Chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất, số đông cá thể mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều kiện bất lợi bị đào thải.
- Quần thể không có vốn gen đa hình thì khi hoàn cảnh sống thay đổi, sinh vật sẽ dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt, không có tiềm năng thích ứng.
Những phát biểu nào sai?
A. 1, 4, 7 B. 1, 2, 4, 7 C. 1, 2, 5, 7 D. 2, 3, 6, 8
Câu 256. Tại sao trên các đảo và quần đảo đại duơng hay tồn tại những loài đặc trung không có ở nơi nào khác trên trái đất?
A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài.
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác.
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.
Câu 257. Điều nào sau đây là sai khi nói về loài sinh học và cơ chế cách li?
A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản chỉ được áp dụng với loài sinh sản hữu tính.
B. Hai quần thể thân thuộc chỉ trở thành hai loài khi và chỉ khi có sự cách li sinh sản.
C. Các cá thể thuộc hai loài có thời gian giao phối khác nhau đây là dạng cách li trước hợp tử.
D. Lừa và ngựa lai với nhau sinh ra con la bất thụ là do sự tiếp hợp nhiễm sắc thể trong phát sinh giao tử không thực hiện được ở la.
Câu 258. Cho bảng sau:
1. Giao phối ngẫu nhiên | a. Làm thay đổi thành phần kiểu gen không làm thay đổi tần số alen của quần thế. |
2. Giao phối không ngẫu nhiên | b. Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. |
3. Các yếu tố ngẫu nhiên | c. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình. |
4. Chọn lọc tự nhiên | d. Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp vô cùng phong phú cho quá trình tiến hóa. |
5. Đột biến | e. Làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định. |
Đáp án nối nào sau đây là chính xác?
A. 1-c, 2-a, 3-b, 4-e, 5-d B. 1-c, 2-e,3-b, 4-a, 5-d
C. 1-c, 2-a-b, 3-b, 4-e, 5-d D. 1-d, 2-a-b, 3-b, 4-c, 5-e
Câu 259. Phát biểu nào sau đây nói về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là không đúng?
A. Chỉ các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền cho thế hệ sau.
B. Các đột biến lặn gây chết có thể truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp tử.
C. Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN.
D. Những đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
Câu 260. Cho các phát biểu sau:
- Đóng góp chủ yếu của học thuyết tiến hóa hiện đại là giải thích được tính đa dạng và thích nghi của sinh giới.
- Một alen lặn có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thế sau 1 thế hệ bởi yếu tố ngẫu nhiên.
- Theo Đacuyn, điều quan trọng nhất làm cho vật nuôi, cây trồng phân li tính trạng đó là trong mỗi vật nuôi hay cây trồng sự chọn lọc nhân tạo có thể được tiến hành theo những hướng khác nhau.
- Trong các dạng đột biến gen thì đột biến gen lặn có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì khi nó tạo ra sẽ không biểu hiện ngay mà tồn tại ở trạng thái dị hợp, dù là đột biến có hại thì cũng không biểu hiện ngay ra kiểu hình vì vậy có nhiều cơ hội tồn tại và làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
- Hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng là vì đại lục Á, Âu và Bắc Mỹ mới tách nhau (kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác xuất hiện sau.
- Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
- Phấn của loài thuốc lá này không thể thụ phấn cho loài thuốc lá khác là ví dụ cách li sau hợp tử.
- Quá trình hình thành quần thể mới luôn dẫn đến hình thành loài mới.
- Trong chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới, tổ chức ngày càng cao là hướng cơ bản nhất.
- Theo quan niệm hiện đại, loài có tập tính càng tinh vi phức tạp thì càng có cơ hội hình thành loài mới nhanh.
- Một quần thể bị cách li kích thước nhỏ thường dễ trải qua hình thành loài mới hơn một quần thể kích thước lớn là do chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt gen nhiều hơn.
Gọi a là số phát biểu sai, b là số phát biểu đúng và a2 - b = c. Biểu thức nào sau đây phù hợp với mối quan hệ của a, b và c?
A. \(\sqrt {{a^2} + 9} + 2 = c - b + 3\) B. \(\sqrt {{a^2} + {b^2} - 1} = c - b + 6\)
C. \(a + b = c - 1\) D. \({a^2} + {b^2} = {c^2} - 12\)
Đáp án từ câu 241-260 trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Bằng chứng tiến hóa Sinh học 12
241.D | 242.C | 243. C | 244.D | 245.A | 246.A | 247.B | 248.B | 249.C | 250.D |
251.B | 252.C | 253.B | 254.C | 255.C | 256.A | 257.D | 258.C | 259.A | 260.B |
{-- Nội dung đề, đáp án và lời giải chi tiết từ câu 261-272 của Trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Bằng chứng tiến hóa Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !