BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 VỀ PHÓNG XẠ HẠT NHÂN CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1: Hạt nhân Triti (T13) có
A. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn.
B. 3 nơtrôn (notron) và 1 prôtôn.
C. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn.
D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn.
Câu 2: Phát biểu nào là sai?
A. Các đồng vị phóng xạ đều không bền.
B. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng có số nơtrôn (notron) khác nhau gọi là đồng vị.
C. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có số nơtrôn khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.
D. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Câu 3: Biết 1u = 1,66058.10-27 (kg), khối lượng của He = 4,0015u. Số nguyên tử trong 1mg khí He là
A. 2,984. 1022 B. 2,984. 1019
C. 3,35. 1023 D. 1,5.1020
Câu 4: Biết số Avôgađrô NA = 6,02.1023 hạt/mol và khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó. Số prôtôn (prôton) có trong 0,27 gam13Al27 là
A. 6,826.1022 B. 8,826.1022
C. 9,826.1022 D. 7,826.1022
Câu 5: Biết số Avôgađrô là 6,02.1023 /mol, khối lượng mol của urani 238U là 238 g/mol. Số nơtrôn trong 119 gam urani 238U là
A. 8,8.1025 B. 1,2.1025
C. 4,4.1025 D. 2,2.1025
Câu 6: Biết số Avôgađrô là 6,02.1023 /mol. Tính số phân tử oxy trong một gam khí oxy O2 (O = 15,999)
A. 376.1020 B. 188.1020
C. 99.1020 D. 198.1020
Câu 7: Biết số Avôgađrô là 6,02.1023/mol. Tính số nguyên tử Oxy trong một gam khí CO2 là (C = 12,011; O = 15,999)
A. 137.1020 B. 548.1020
C. 274.1020 D. 188.1020
Câu 8: Công thức gần đúng cho bán kính của hạt nhân là: R = 1,2.10-15.(A)1/3 (m) (với A là số khối). Tính khối lượng riêng của hạt nhân 11Na23.
A. 2,2.1017 (kg/m3). B. 2,3.1017 (kg/m3).
C. 2,4.1017 (kg/m3). D. 2,5.1017 (kg/m3).
Câu 9: Công thức gần đúng cho bán kính của hạt nhân là R = 1,2.10-15.(A)1/3 (với A là số khối). Tính mật độ điện tích của hạt nhân sắt 26Fe56.
A. 8.1024 (C/m3). B. 1025 (C/m3).
C. 7.1024 (C/m3). D. 8,5.1024 (C/m3).
Câu 10: Uran tự nhiên gồm 3 đồng vị chính là 238U có khối lượng nguyên tử 238,0508u (chiếm 99,27%), 235U có khối lượng nguyên tử 235,0439u (chiếm 0,72%), 234U có khối lượng nguyên tử 234,0409u (chiếm 0,01%). Tính khối lượng trung bình.
A. 238,0887u B. 238,0587u
C. 237,0287u D. 238,0287u
Câu 11: Nitơ tự nhiên có khối lượng nguyên tử là 14,0067u gồm 2 đồng vị là 14N và 15N có khối lượng nguyên tử lần lượt là 14,00307u và 15,00011u. Phần trăm của 15N trong nitơ tự nhiên:
A. 0,36% B. 0,59% C. 0,43% D. 0,68%
Câu 12 Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, động năng của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc đô ̣ánh sáng trong chân không) là
A. 0,36m0c2 B. 1,25 m0c2 C. 0,225m0c2 D. 0,25m0c2
Câu 13 : Khối lượng của electron chuyển động bằng hai lần khối lượng nghỉ của nó. Tìm tốc độ chuyển động của electron. Coi tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 (m/s).
A. 0.4.108m/s B. 2,59.108m/s
C. 1,2.108m/s D. 2,985.108m/s
Câu 14 Coi tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 (m/s). Khi năng lượng của vật biến thiên 4,19 J thì khối lượng của vật biến thiên bao nhiêu?
A. 4,65.10-17 kg. B. 4,55.10-17 kg.
C. 3,65.10-17 kg. D. 4,69.10-17 kg.
Câu 15 Biết khối lượng của electron 9,1.10-31 (kg) và tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 (m/s). Có thể gia tốc cho electron đến động năng bằng bao nhiêu nếu độ tăng tương đối của khối lượng bằng 5%.
A. 8,2.10-14 J B. 8,7.10-14 J
C. 4,1.10-15 J D. 8,7.10-16 J
Câu 16 : Biết khối lượng của electron 9,1.10-31(kg) và tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 (m/s). Công cần thiết để tăng tốc một electron từ trạng thái nghỉ đến tốc độ 0,5c là
A. 8,2.10-14 J B. 1,267.10-14 J
C. 1,267.10-15 J D. 8,7.10-16 J
Câu 17 Theo thuyết tương đối, một êlectron có động năng bằng một nửa năng lượng nghỉ của nó thì êlectron này chuyển động với tốc độ bằng
A. 2,41.108 m/s. B. 2,75.108 m/s.
C. 1,67.108 m/s. D. 2,59.108 m/s.
Câu 18 : Vận tốc của 1 êlectron tăng tốc qua hiệu điện thế 105 V là
A. 0,4.108 m/s. B. 0,8.108 m/s.
C. 1,2.108 m/s. D. 1,6.108 m/s.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN
Câu 1:
Hướng dẫn: Chọn đáp án A
Hạt nhân Triti có số proton Z = 1 và có số khối = số nuclon = 3
⇒ Chọn A.
Câu 2:
Hướng dẫn: Chọn đáp án C
Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn và có cùng tính chất hóa học ⇒ Chọn C.
Câu 3:
Chọn đáp án D
Câu 4:
Chọn đáp án D
Câu 5:
Chọn đáp án C
Câu 6:
Chọn đáp án B
Câu 7:
Chọn đáp án C
Câu 8:
Chọn đáp án B
Câu 9:
Chọn đáp án B
Câu 10:
Chọn đáp án D
Câu 11:
Chọn đáp án A
Câu 12
Chọn đáp án D
Câu 13 :
Chọn đáp án B
Câu 14
Chọn đáp án A
Câu 15
Chọn đáp án C
Câu16 :
Chọn đáp án B
Câu 17
Chọn đáp án D
Câu 18 :
Chọn đáp án C
...
---Để xem chi tiết nội dung phần Hướng dẫn giải và đáp án, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề bài tập trắc nghiệm môn Vật lý 12 về Phóng xạ hạt nhân có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Bài tập trắc nghiệm tìm tốc độ trung bình trong DĐĐH môn Vật lý 12 năm 2020
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !