BÀI TẬP LÝ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NAM SÀO
I. LÝ THUYẾT:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm:
A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. B. Khối lương riêng nhỏ, độ cứng thấp.
C. Độ dẫn điện, dẫn nhiệt thấp. D. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là ns1.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của kim loại kiềm:
A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. Số oxi hóa nguyên tố trong hợp chất.
C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất. D. Bán kính nguyên tử.
Câu 3: Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của ion R+ là 2p6. Nguyên tử R là:
A. Ne. B. Na. C. K. D. Ca.
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản Na có thể ngâm Na trong :
A. NH3 lỏng B. C2H5OH. C.Dầu hỏa D. H2O.
Câu 5: Kim loại nào sau đây khi cháy cho ngọn lửa màu đỏ tía:
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây, Na+ bị khử:
A. Điện phân nóng chảy NaCl. B. Điện phân dung dich NaCl.
C.Phân hủy NaHCO3. D. Phản ứng giữa Na2CO3 và axit HCl.
Câu 7: Dãy dung dịch nào sau đây có pH > 7 :
A. NaOH, Na2CO3, BaCl2. B. NaOH, NaCl, NaHCO3.
C. NaOH, Na2CO3, NaHCO3. D. NaOH, NH3, NaHSO4.
Câu 8: Dung dịch nào sau đây có pH = 7:
A. Na2CO3, NaCl. B. Na2SO4, NaCl. C. KHCO3, KCl. D. KHSO4, KCl.
Câu 9: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, tại khu vực gần điện cực catot, nếu nhúng quì tím vào khu vực đó thì :
A. quì không đổi màu. B. quì đổi sang màu xanh.
C. quì chuyển sang màu đỏ. D. quì chuyển sang màu hồng.
Câu 10: Dung dịch NaOH không tác dụng với muối nào sau đây;
A. NaHCO3. B. CuSO4. C. Na2CO3. D. NaHSO4.
Câu 11: Những tính chất nào sau đây không phải của NaHCO3:
1. Kém bền nhiệt. 2. Tác dụng với baz mạnh. 3. Tác dụng với axit mạnh.
4. Chất lưỡng tính. 5. Thủy phân cho mội trường kiềm yếu
6. Thủy phân cho môi trường kiềm mạnh. 7. Thủy phân cho môi trường axit.
8. Tan ít trong nước.
A. 1,2,3 B. 4,5,6. C. 6,7,8. D. 6,7.
Câu 12: Nguyên tố có năng lượng ion hóa nhỏ nhất là:
A. Li. B. Na. C. K. D. Cs.
Câu 13: Vai trò của nước trong quá trình điện phân dung dịch NaCl là:
A. Dung môi. B. Chất bị khử ở catot.
C. Là chất vừa bị khử ở catot, vừa bị oxi hóa ở anot. D. Chất bị oxi hóa ở anot.
Câu 14: Cho Na vào dung dịch CuCl2, hiện tượng quan sát được là:
A. sủi bọt khí. B. xuất hiện kết tủa xanh lơ.
C. Xuất hiện kết tủa xanh lục. D. sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa xanh lơ.
Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại kiềm:
A. Tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt ở phản ứng hạt nhân.
C. Kim loại xesi được dùng chế tạo tế bào quang điện.
D. Dùng điều chế Al trong công nghiệp hiện nay.
Câu 16: Công dụng nào sau đây không phải của NaCl:
A. Làm gia vị. B. Điều chế Cl2, HCl, nước Javen. C. Khử chua cho đất.
D. Làm dịch truyền trong y tế.
Câu 17: Để phân biệt một cách đơn giản nhất hợp chât của kali và hợp chất của natri, người ta đưa các loại hợp chất này vào ngọn lửa. Những nguyên tố đó dễ ion hóa nhuốm màu ngọn lửa thành:
A. Tím của Kali, vàng của Natri. B. Tím của Natri, vàng của Kali.
C. Đỏ của Natri, vàng của Kali. D. Tím hồng của Kali, xanh lam của natri.
Câu 18: Nếu M là nguyên tố nhóm IA, thì oxit của nó có công thức:
A. MO2 B. M2O2. C. MO. D. M2O
Câu 19: Trong nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, đặc điểm nào sai:
A. Bán kính nguyên tử tăng dần. B. Năng lượng ion hóa giảm dần.
C. Tính khử tăng dần. D. Độ âm điện tăng dần.
Câu 20: Nguyên tử 39X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1. Hạt nhân nguyên tử X có số no7tron và số proton lần lượt là:
A. 20; 20. B. 19; 20. C. 20; 19. D. 19; 19.
Câu 21: Trường hợp nào ion Na+ bị khử, nếu ta thực hiện các phản ứng hóa học sau :
A. NaOH tác dụng với HCl. B. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2.
C. Nung nóng NaHCO3. D. Điện phân NaOH nóng chảy.
Câu 22: Các dung dịch muối NaHCO3 và Na2CO3 có phản ứng kiềm vì trong nước, chúng tham gia phản ứng :
A. Thủy phân. B. Oxi hóa – khử. C. Trao đổi. D. Nhiệt phân.
Câu 23: Nước javen được điều chế bằng cách:
A. Cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH. B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. Điện phân dd NaCl không màng ngăn. D. Điện phân dung dịch NaOH .
Câu 24: Để nhận biết các dung dịch : NaOH, KCl, NaCl, KOH dùng thuốc thử nào sau đây:
A. Quì tím, dung dịch AgNO3 . B. Phenolphtalein.
C. Quì tím, thử ngọn lửa bằng dây Pt. D. Phenolphtalein, dung dịch AgNO3.
Câu 25: Khi điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn), cực dương không làm bằng sắt mà làm bằng than chì là do:
A. sắt dẫn điện tốt hơn than chì. B. cực dương tạo khí clo tác dụng với sắt.
C. than chì dẫn điện tốt hơn sắt. D. cực dương tạo khí clo tác dụng với than chì.
Câu 26: Sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ, có màng ngăn xốp là:
A. Natri và hidro. B. Oxi và hidro. C. Natri hidroxit và clo. D. H2, Cl2 và NaOH.
Câu 27: Kim loại có thể tạo peoxit là:
A. Na. B. Al. C. Fe. D. Zn.
Câu 28: Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại là vì.
1. Trong cùng một chu kỳ, kim loại kiềm có bán kính lớn nhất.
2. Kim loại kiềm có Z nhỏ nhất zo với các nguyên tố thuộc cùng chu kỳ.
3. Chỉ cần mất 1 electron là kim loại kiềm đạt đến cấu hình của khí trơ.
4. Kim loại kiềm là kim loại nhẹ nhất.
Chọn phát biểu đúng ;
A. Chỉ có 1, 2. B. Chỉ có 1, 2, 3. C. Chỉ có 3. D. Chỉ có 3, 4.
Câu 29: Phương trình điện phân NaOH nóng chảy:
A. 4NaOH→ 4Na + O2 + 2H2O. B. 2NaOH→ 2Na + O2 + H2.
C. 2NaOH→2Na + H2O2. D. 4NaOH→2Na2O + O2 + H2.
Câu 30: khi dẫn khí CO2 vào dung dịch NaOH dư, khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y có chứa:
A. Na2CO3 và NaOH. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaHCO3.
Câu 31: Nhận định nào sau đây không đúng với nhóm IIA:
A. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy biến đổi không tuân theo qui luật.
B. Nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng nguyên tử khối.
C. Kiểu mạng tinh thể không giống nhau.
D. Năng lượng ion hóa giảm dần.
Câu 32: Từ Be → Ba có kết luận nào sau đây sai:
A. Bán kính nguyên tử tăng dần. B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
C. Đều có 2e ở lớp ngoài cùng. D. Tính khử tăng dần.
Câu 33: Kim loại nào sau đây, hoàn toàn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Be B. Mg C. Ca D. Sr
Câu 34: Công dụng nào sau đây không phải của CaCO3:
A. Làm vôi quét tường. B. Làm vật liệu xây dựng.
C. Sản xuất xi măng. D. Sản xuất bột nhẹ để pha sơn.
Câu 35: Hiện tượng nào xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 dư vào nước vôi trong:
A. Sủi bọt trong dung dịch. B. Dung dịch trong suốt từ đầu đến cuối.
C. Có kết tủa trắng, sau đó tan. D. Dung dịch trong suốt sau đó có kết tủa.
Câu 36: Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động là do phản ứng:
A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O. B. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl.
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. D. CaCO3 → CaO + CO2.
Câu 37: Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với dãy chất nào sau đây:
A. BaCl2; Na2CO3; Al. B. CO2; Na2CO3; Ca(HCO3)2
C. NaCl; Na2CO3; Ca(HCO3)2. D. NaHCO3; NH4NO3; MgCO3.
Câu 38: Có 4 chất bột màu trắng : CaCO3, CaSO4, K2CO3, KCl. Hóa chất dùng để phàn biệt chúng là:
A. Nước và dung dịch HCl. B. Nước và dung dịch NaOH.
C. Nước và khí cacbonic. D. Dung dịch BaCl2 và AgNO3.
Câu 39: Dùng hợp chất nào để phân biệt 3 mẩu kim loại: Ca, Mg, Cu:
A. H2O. B. dung dịch HCl. C. Dung dịch H2SO4. D. Dung dịch HNO3.
Câu 40: Cho các chất : Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Hãy chọn dãy nào sau đây có thề thực hiện được:
A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO. B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 .
C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2. D. CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO → Ca.
Câu 41: Phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt theo phương trình hóa học :
CaCO3 ⇔ CaO + CO2
Yếu tố nào sau đây làm giảm hiệu suất phản ứng:
A. Tăng nhiệt độ. B. Giảm nồng độ CO2. C. Nghiền nhỏ CaCO3. D. Tăng áp suất.
Câu 42: Dãy chất nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :
A. Na, BaO, MgO. B. Mg, Ca, Ba. C. Na, K2O, BaO. D. Na, K2O, MgO.
Câu 43: Nước cứng là nước :
A. chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+. B. chứa 1 lượng cho phép Ca2+, Mg2+.
C. không chứa Ca2+, Mg2+ . D. chứa nhiều Na+, Mg2+, HCO3−.
Câu 44: Một loại nước chứa nhiều Ca(HCO3)2 , Mg(HCO3)2 là :
A. nước cứng toàn phần. B. nước cứng tạm thời. C. nước mềm. D. nước cứng vĩnh cửu.
Câu 45: Để làm mềm nước cứng tạm thời, dùng cách nào sau đây:
A. Đun sôi. B. Cho dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ.
C. Cho nước cứng qua chất trao đổi cationit. D. Cà A, B, C.
Câu 46: Dùng dung dịch Na2CO3 có thể làm mềm loại nước cứng nào :
A. Nước cứng tạm thời. B. Nước cứng toàn phần.
C. Nước cứng vĩnh cửu. D. Nước mềm.
Câu 47: Sử dụng nước cứng không gây những tác hại nào sau đây:
A. Đóng cặn nồi hơi gây nguy hiểm. B. Tốn nhiên liệu, giảm hương vị thức ăn.
C. Hao tốn chất giặt rửa tổng hợp. D. Tắc ống dẵn nước nóng.
Câu 48: Dùng phương pháp nào để điều chế kim loại nhóm IIA:
A. Điện phân dung dịch muối. B. Điện phân nóng chảy muối halogenua.
C. Nhiệt luyện. D. Thủy luyện.
Câu 49: Gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng:
A. NO3−. B. SO42−. C. ClO4−. D. PO43−.
Câu 50: Công thức của thạch cao sống là;
A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4.H2O. C. 2CaSO4.H2O. D. CaSO4.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm lý thuyết và các dạng bài tập chuyên đề kim loại Kiềm - Kiềm Thổ - Nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Sào. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em học tốt!