Ôn cấp tốc lý thuyết thi THPT Quốc Gia năm 2020 môn Hóa học Trường THPT Vạn Hoàng

ÔN CẤP TỐC LÍ THUYẾT THI THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC NĂM 2020

 

Bài 1 : Thực hiện các thí nghiệm sau :

(I). Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.

(II). Nhỏ dung dịch NH3 dư từ từ tới dư vào dung dịch CuSO4.

(III). Cho KOH vào dung dịch  Ca(HCO3)2.

(IV). Sục khí H2S vào dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm khi kết thúc các phản ứng có kết tủa xuất hiện là   :

A.3          B.  1          C.  2          D.   4

Phân tích.

Để làm tốt câu hỏi này bạn đọc cần biết:

1. Muối cacbonat của nhôm, crom (III) và sắt (III) không bền trong dung dịch và bị thủy phân hoàn toàn .Thí dụ:

Al2(CO3)3  + 3HOH  →  2Al(OH)3 ↓  + 3CO2

2. Dung dịch NH3 có thể hòa tan được một số oxit, hiđroxit, muối của một số kim loại như bạc,đồng,kẽm,Coban,niken,thủy ngân,cađimi. Hay gặp các phản ứng:

Ag2O ↓ + 4NH3 + H2O → 2[ Ag(NH3 )2 ]OH

AgCl ↓ +2NH3 → [Ag(NH )3 ]Cl

Cu(OH)2 ↓ + 4NH3  → 2 [Cu(NH3 )4 ](OH )2

Zn(OH)2  ↓ + 4NH3  → 2[Zn(NH3 )4 ](OH )2

3. Muối axit + bazơ → Muối trung hòa. Chẳng hạn:

HCO3-  + OH-   →  CO32-     +  H2O

4. S2- ( trong H2S hoặc muối sunfua M2Sn)  có tính khử mạnh  khi gặp các chất oxi hóa O2, dd X2, muối Fe3+, KMnO4...

5. KMnO4 là chất oxi hóa ( nhận e, giảm số oxi hóa) rất mạnh ( tác nhân là Mn+7) và sản phẩm của tạo thành phụ thuộc vào môi trường thực hiện phản ứng :

Hướng dẫn giải chi tiết

(I) . Na2CO3 + Al(NO3)3 →Al2(CO3)3 + NaNO3

Al2(CO3)2 + H2O → Al(OH)3 + CO2 

Kết quả : 3Na2CO3 + 2Al(NO3)3 + 3H2O →6NaNO3 + 2Al(OH)3 ↓ + 3CO2 

(II). CuSO4 + NH3 + H2O →Cu(OH)2 + (NH4)2SO4.

Cu(OH)2 ↓ + 4NH3 →2[ Cu(NH3)4] (OH)2

Kết quả : CuSO4 + NH3 + H2O → [ Cu(NH3)4] (OH)2 + (NH4)2SO4

(III). 2KOH + Ca(HCO3)2 →K2CO3 + CaCO3↓  + 2H2O

(IV) 5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 5S↓  + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Vậy  số thí nghiệm khi kết thúc các phản ứng có kết tủa xuất hiện là 3.

Bài 2: Cho 4 chất : (1) Axit propionic, (2) axit acrylic, (3) phenol,(4) axit cacbonic.Chiều giảm tính axit (từ trái sang phải) của các chất trên là

     A. (2),(4),(1),(3).           B. (1),(2),(3),(4).           C. (2),(1),(4),(3).           D. (2),(1),(3),(4).

Phân tích

Để làm tốt câu hỏi này,bạn đọc cần biết :

1.Về kiến thức 

-Nguyên tắc để xét độ mạnh của axit hữu cơ  là xét độ phân cực của liên kết O –H (liên kết OH càng phân cực thì khả năng sinh H+ càng lớn và tính axit càng mạnh). 

- Trên cơ sở độ phân cực của liên kết OH,độ mạnh của axit được sắp xếp một cách tương đối như sau :

2. Về kĩ năng.

2.1.Cần nhớ được tên gọi của các chất hữu cơ quan trọng.

2.2. Đây lại tiếp tục  là một câu hỏi thuộc thể loại sắp xếp.

Khi gặp thể loại câu hỏi sắp xếp tăng hoặc giảm thì để tìm được nhanh đáp án đúng và nhất là không bị nhầm lẫn thì bạn đọc nên sử dụng phương pháp loại trừ :

- Với những câu hỏi sắp xếp giảm thì  dùng mủi tên  ,điều này có nghĩa là chất nào có tính chất đang xét lớn nhất thì đứng đầu,chất nào có tính chất đang xét nhỏ nhất thì đứng cuối. 

- Với những câu hỏi sắp xếp tăng thì dùng mủi tên đi lên, điều này có nghĩa là chất nào có tính chất đang xét lớn nhất thì đứng cuối,chất nào có tính chất đang xét nhỏ nhất thì đứng đầu.   Với kĩ năng đó, bạn đọc chỉ cần  :

       + Xác định chất lớn nhất, chất  nhỏ nhất.

       + Nhìn vào vị tri của hai chất này trong các đáp án là bạn đọc nhanh chóng tìm ra đáp án phù hợp.

( Ghi chú : trong một số bài , đôi khi bạn phải xét thêm chất kế tiếp mới đưa ra được lựa chọn cuối cùng).

Hướng dẫn giải chi tiết

- Theo phân tích trên  thì 2  tức axit acrylic CH2= CH-COOH là axit mạnh nhất,3 tức phenol C6H5OH là chất có tính axit nhỏ nhất, 1 có tính axit mạnh hơn 4.

- Vì đề yêu cầu sắp xếp giảm nên chất lớn nhất (2) phải đứng đầu và chất nhỏ nhất (3) phải đứng cuối, (1) phải đứng trước (4)→đáp án được chọn là : (2),(1),(4),(3).

Hi vọng rằng bạn đã rõ được quy trình làm.Tuy nhiên bạn cần sưu tầm thêm các thể loại bài tập này để luyện thêm nhé. Chúc bạn thành công và tìm được nhiều điều thú vị từ thể loại bài tập này.

Bài 3: Chất X không tác dụng với Na,tham gia phản ứng tráng bạc và cộng hợp với brom theo tỉ lệ  mol 1 :1 .Công thức cấu tạo thu gọn của X là

     A. HO- CH2-CH = CH – CHO.                         B. HCOOCH = CH2

     C. HCOO-CH2-CHO.                                        D. CH2=CH-O-CH3.

Phân tích

Để làm tốt câu hỏi này trong khoảng thời gian ngắn nhất bạn đọc nên biết :

1.Kiến thức.

 1.1. Hợp chất hữu cơ tác dụng được với kim loại mạnh gồm :

   + Hợp chất có nhóm –OH.

   + Hợp chất có nhóm –COOH.

 1.2.Hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc là những hợp chất có nhóm chức anđehit.Cụ thể 

gồm :

   + Anđehit thuần túy. R(CHO)n.

   + Axit fomic : HCOOH

   +Este của axit fomic : HCOOR/.

   + Glucozơ : C5H11O5-CHO.

   +Mantozơ : C11H21O10-CHO.

1.3.Hợp chất cộng hợp với brom gồm :

   + Hợp chất có vòng 3 cạnh.

   + Hợp chất có liên kết bội C = C, C ≡ C.

   + Hợp chất có nhóm –CHO( lưu ý đây là phản ứng oxi hóa anđehit ,không phải phản ứng cộng hợp).

2. Kĩ năng.

 2.1.Kĩ năng viết phản ứng tráng gương.

   + Chỉ cần thay Hthuộc CHO  = ONH4.

   + Bộ số cân bằng của phản ứng : 1,2,3,1 →1,2,2

     (Bộ số cân bằng này áp dụng với 1 chức anđehit, nếu có nhiều chức anđehit thì chỉ cần nhân hệ số =    số nhóm CHO vào phản ứng là được).

 2.2.Trong phản ứng cộng Br2( hoặc H2) thì quy luật phản ứng là : cứ 1 liên kết pi cần 1 Br2 ( hoặc H2).

Với những kĩ năng vừa phân tích như trên,hi vọng bạn đọc đã tìm được đáp án đúng của câu

hỏi này rồi. Còn đây là lời giải của tác giả:

Hướng dẫn giải chi tiết

- Vì X không tác dụng với Na nên X không có nhóm – OH , không có nhóm –COOH  →loại HO- CH2-CH = CH – CHO.

- X tham gia phản ứng tráng gương  →X phải có nhóm –CHO hoặc HCOO-  →loại CH2=CH- O-CH3.

- X tham gia phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ 1:1 →X phải có vòng 3 cạnh hoặc liên kết bội C = C, C≡C →loại HCOO-CH2-CHO.

Vậy đáp án được chọn  là HCOOCH = CH2.

Nhận xét.Theo quan điểm của tác giả, đây là câu hỏi “không phải dạng vừa đâu” mà  khó vừa “hiểm” . Khó vì chứa đựng nhiều kiến thức tổng hợp( phản ứng của hợp chất hữu cơ với kim loại , phản ứng tráng gương, phản ứng cộng brom).Hiểm vì :

- Chức andehit được ngụy trang trong những “anđehit không chính tắc” :HCOO-CH2-CHO, HCOOCH = CH2.

- Ngôn từ dùng trong bài “cộng hợp với brom” làm cho nhiều bạn đọc đề không kĩ sẽ hiểu  là  «phản ứng với brom » và như vậy là hoàn toàn sai vì một chất hữu cơ tác dụng với brom thì có hai hướng :

    + Phản ứng cộng hợp brom

    +Phản ứng oxi hóa bằng brom.

Phản ứng của chất hữu cơ có nhóm –CHO hoặc HCOO- là phản ứng oxi hóa chất hữu cơ bằng brom,không phải là phản ứng cộng hợp brom →nếu không cẩn thận thì “you đi xa quá” đáp án  luôn. Cẩn thận nhé bạn đọc.

Bài 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và làm mất màu nước brom là

     A. Axetilen,glucozơ,etilen,but-2-in.                   B. Axetilen,glucozơ,etilen,anđehit axetic.

     C. glucozơ,etilen,anđehit axetic,fructozơ.         D. Propin,glucozơ,mantozơ,vinyl axetilen.

Phân tích

Để làm tốt câu này bạn đọc cần biết :

Về kiến thức

1. Các chất hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là những chất có :

1.1 Nhóm chức anđehit : - CHO và nhóm chức : HCOO- .

Cụ thể gồm :

   + Anđehit thuần túy. R(CHO)n.

   + Axit fomic : HCOOH

   + Este của axit fomic : HCOOR/.

   + Glucozơ : C5H11O5-CHO.

   + Mantozơ : C11H21O10-CHO.

   +  fructozơ : C6H12O6

(Fructozơ mặc dù không có nhóm –CHO hay nhóm HCOO- nhưng do phản ứng tráng gương thực hiện trong môi trường bazơ  –  môi trường NH3,mà trong môi trường này fructozơ sẽ chuyển thành glucozơ nên phản ứng vẫn diễn ra).

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Ôn cấp tốc lý thuyết thi THPT Quốc Gia môn Hóa học năm 2020 Trường THPT Vạn Hoàng. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?