CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
Câu 1: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là:
A. phân hoá giới tính. B. tỉ lệ đực:cái (tỉ lệ giới tính) hoặc cấu trúc giới tính.
C. tỉ lệ phân hoá. D. phân bố giới tính.
Câu 2: Tỉ lệ đực:cái của một quần thể sinh vật thường xấp xỉ:
A. 1:1. B. 2:3. C. 2:1. D. 1:3.
Câu 3: Số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 đôi khi tới 10 lần là của các quần thể:
A. Chim bồ câu, thiên nga. B. Gà, hươu, nai.
C. Muỗi, ruồi. D. Ngỗng, vịt.
Câu 4: Tuổi sinh lí là:
A. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
B. tuổi bình quân của quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. thời điểm có thể sinh sản.
Câu 5: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:
A. tuổi sinh thái. B. tuổi sinh lí. C. tuổi trung bình. D. tuổi quần thể.
Câu 6: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A. tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
D. giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấpnguồn sống của môi trường.
Câu 7: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Kiểu phân bố. B. Tỷ lệ các nhóm tuổi.
C. Tỷ lệ đực cái. D. Mối quan hệ giữa các cá thể.
Câu 8: Tỉ lệ giới tính thay đổi và không chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
A. Mật độ cá thể của quần thể.
B. Sinh lí và tập tính của sinh vật.
C. Điều kiện dinh dưỡng.
D. Điều kiện sống của môi trường.
Câu 9: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
Câu 10: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi
A. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.
B. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.
C. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).
D. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.
Câu 11: Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quần thể khác được gọi là:
A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sự xuất cư. D. sự nhập cư.
Câu 12: Hiện tượng các cá thể cùng loài ở quần thể khác chuyển tới sống trong quần thể gọi là:
A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sự xuất cư. D. sự nhập cư.
Câu 13: Tuổi sinh thái là:
A. tuổi thọ tối đa của loài. B. tuổi bình quần của quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể. D. tuổi thọ do môi trường quyết định.
Câu 14: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A. tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 15: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 16: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn).
Câu 17: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là
A. phân bố đồng đều. B. không xác định được kiểu phân bố
C. phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố theo nhóm.
Câu 18: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Phân bố đồng đều (Phân bố đều). B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng. D. Phân bố ngẫu nhiên.
Câu 19: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là
A. phân bố ngẫu nhiên. B. phân bố theo nhóm.
C. phân bố theo chiều thẳng đứng. D. phân bố đồng đều.
Câu 20: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.
D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.
Câu 21: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì
A. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
B. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong.
C. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.
D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
Câu 22: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.
C. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
Câu 23: Mức sinh sản của quần thể bị giảm sút khi:
A. Mật độ quần thể quá đông.
B. Số lượng cá thể tăng đột biến.
C. Thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi.
D. Không cân bằng tỉ lệ đực – cái.
Câu 24: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?
A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.
B. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
C. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể.
D. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.
Câu 25: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
B. Kích thước quần thể tăng trưởng theo đường cong hình chữ S hay hình chữ J là tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường sống.
C. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S.
D. Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ J.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kiến thức Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !