QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Câu 1. Đối với sâu bọ ăn thực vật, nhân tố có vai trò quyết định đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể?
A. Khí hậu B. Kẻ thù C. Nhiệt độ D. Ánh sáng
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây là của quần thể động vật?
A. Gồm các cá thể khác loài
B. Các cá thể giao phối được với nhau và sinh sản bình thường
C. Sống ở nhiều khu vực địa lý khác nhau
D. Cách biệt với môi trường sống
Câu 3. Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Các cây thông trên một khu đồi
B. Các con voi trong một khu rừng ở Châu Phi
C. Các con cá trong hồ
D. Các cây rau mác trên cùng một bãi bồi
Câu 4. Nhóm các sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Các động vật ăn cỏ trên một thảo nguyên
B. Các con chim trong một khu rừng
C. Các con giun đất trên một bãi đất
D. Những con hổ trong một vườn bách thú
Câu 5. Hai hình thức biểu hiện sống trong quan hệ giữa các sinh vật cùng loài là:
A. Hội sinh và cộng sinh
B. Quần tụ và cách ly
C. Hỗ trợ và cạnh tranh
D. Quần tụ và hội sinh
Câu 6. Nhóm sinh vật nào sau đây là quần thể?
A. Bèo trên mặt ao
B. Cây ven hồ
C. Chim trên lũy tre làng
D. Cá mè trong ao
Câu 7. Hiệu suất nhóm có được nhờ quan hệ
A. Hỗ trợ giữa các loài trong quần xã
B. Đối kháng giữa các loài trong quần xã
C. Hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể
D. Đối kháng giữa các cá thể trong quần thể
Câu 8. Một trong những yếu tố đảm bảo cho quần thể duy trì ở mức độ phù hợp về số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể là
A. Sự cạnh tranh khác loài
B. Sự cạnh tranh cùng loài
C. Kí sinh khác loài
D. Nhập cư của các cá thể cùng loài
Câu 9. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là
A. Một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.
B. Hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
C. Một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.
D. Một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.
Câu 10. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật ăn thịt- con mồi là
A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.
B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.
D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.
Câu 11. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là
A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.
B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.
D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.
Câu 12. Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ
A. hợp tác đơn giản.
B. cộng sinh.
C. hội sinh.
D. ức chế cảm nhiễm.
Câu 13. Chim nhỏ kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc sống ở đồng cỏ là mối quan hệ
A. hợp tác đơn giản.
B. cộng sinh.
C. hội sinh.
D. ức chế cảm nhiễm.
Câu 14. Mối và động vật nguyên sinh thuộc mối quan hệ
A. hợp tác đơn giản.
B. cộng sinh.
C. hội sinh.
D. ức chế cảm nhiễm.
Câu 15. Những con voi trong vườn bách thú là
A. quần thể.
B. tập hợp cá thể voi.
C. quần xã.
D. hệ sinh thái.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu khác cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !