4 DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN CHUYÊN ĐỀ AMIN
DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY AMIN
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn amin X thu 4,48 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam nước. Tính thể tích không khí tối thiểu để đốt X?
A. 24 lít B. 34 lít C. 43 lít D. 42 lít
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức đổng đẳng liên tiếp, thu được hỗn hợp sản phẩm và hơi nước với tỉ lệ: VCO2 :VH O2 =8:17. Công thức của 2 amin là
A. C2H5NH2 và C3H7NH2 B. C3H7NH2 và C4H9NH2
C. CH3NH2 và C2H5NH2 D. C4H9NH2 và C5H11NH2
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng không khí vừa đủ, thu được 0,4 mol CO2; 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó N2 chiếm 80% thể tích không khí. Giá trị của m là
A. 9,0 B. 6,2 C. 49,6 D. 95,8
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn V lít amin X bằng lượng O2, đủ tạo 8V lít hỗn hợp gồm khí CO2, N2 và hơi nước (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện). Amin X tác dụng HNO2 ở nhiệt độ thường tạo khí N2. X là
A. CH3CH2CH2NH2 B. CH2=CHCH2NH2 C. CH3CH2NHCH3 D. CH2=CHNHCH3
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp gổm đimetylamin và 2 hiđrocacbon là đổng đẳng kế tiếp thu được 140 ml CO2 và 250 ml hơi nước (các khí đo ở cùng điểu kiện). Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon?
A. C2H4 và C3H6 B. C2H2 và C3H4 C. CH4 và C2H6 D. C2H6 và C3H8
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 10,125 gam H2O; 8,4lít CO2 và l,4 lít N2 ở đktc. Amin X có bao nhiêu đồng phân bậc một?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa các amin no, đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 15,12 lít khí O2 (đktc), thu được 9,9 gam H2O. Nếu cho toàn bộ lượng amin trên phản ứng với dung dịch HC1 thì cần vừa đủ V lít dung dịch HC1 0,5 M. Giá trị của V là
A. 0,275 B. 0,105. C. 0,300. D. 0,200.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn amol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức liên tiếp nhau thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của a là:
- 0,05 mol B. 0,1 mol C. 0,15 mol D. 0,2 mol
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 amin đồng đẳng bằng một lượng không khí vừa đủ, thu được 5,376 lít CO2, 7,56 gam H2O và 41,664 lít N2 (các thể tích khí đo được ở điều kiện tiêu chuẩn, O2 chiếm 20% thể tích không khí, N2 chiếm 80% thể tích không khí). Giá trị của m là:
A. 10,80 gam B. 4,05 gam C. 5,40 gam D. 8,10gam
Câu 10. Hỗn hợp X gồm một amin và O2, (lấy dư so với lượng phản ứng). Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X thu được 105 ml hỗn hợp khí gồm CO2, hơi nước, O2 và N2. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch H2SO4 đặc thấy còn 91 ml. Tiếp tục cho qua dung dịch KOH đặc thấy còn 83 ml. Vậy công thức của amin đã cho là:
A. CH5N B. C3H9N C. C2H7N D. C4H12N2
----(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 28 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | D | C | A | A | C | A | D | B | C | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | D | A | B | A | D | D | C | B | B | B |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
ĐA | C | C | A | A | D | C | B | A |
|
|
DẠNG 2: BÀI TẬP AMIN PHẢN ỨNG VỚI AXIT
Câu 1. Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích của dung dịch HCl 1M đã dùng?
A. 100ml B. 50ml C. 200ml D. 320ml
Câu 2. Để trung hoà 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là:
A. C3H5N B. C2H7N C. CH5N D. C3H7N
Câu 3. Muối C6H5N2+Cl– sinh ra khi cho anilin phản ứng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0 – 5°C). Để điều chế được 23,885 gam C6H5N2+Cl– (hiệu suất 85%), lượng NaNO2 và anilin cần vừa đủ là:
A. 0,1 mol và 0,1 mol B. 0,2 mol và 0,2 mol C. 0,2 mol và 0,1 mol D. 0,4 mol và 0,2 mol
Câu 4. Cho 4,5 gam amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 8,15 gam muối. Tên gọi của X là:
A. alanin B. đietyl amin C. đimetyl amin D. etyl amin
Câu 5. Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 6. Muối C6H5N2Cl (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5NH2 tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0 – 5°C). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N2Cl (với hiệu suất 100%), lượng C6H5NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là:
A. 0,1 mol và 0,4mol B. 0,lmol và 0,2mol C. 0,1 mol và 0,1 mol D. 0,1 mol và 0,3 mol
Câu 7. Cho 13,5 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch
HCl xM, thu được dung dịch chứa 24,45 gam hỗn hợp muối. Giá trị của X là
A. 1,0. B. 0,5 C. 2,0 D. 1,4
Câu 8. Hỗn hợp X gồm metylamin, etỵlamin và propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam là và tỉ lệ về số mol là 1:2:1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối?
A. 36,2 gam B. 39,12 gam C. 43,5 gam D. 40,58 gam
Câu 9. Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm hai amin, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với HCl dư, thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của hai amin trong hỗn hợp X là
A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. C2H5NH2 và C3H7NH2.
C. C3H7NH2 và C4H9NH2. D. CH3NH2 và (CH3)3N.
Câu 10. Để phản ứng hết với 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl 0,8 M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metyl amin và etyl amin có tỉ khối so với H2 là 17,25?
A. 41,4 gam B. 40,02 gam C. 51,57 gam D. 33,12 gam
----(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | D | C | B | D | A | C | A | B | A | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | D | C | C | B | A | D | B | B | B | D |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
ĐA | D | A | B | A | D | B |
|
|
|
|
DẠNG 3: BÀI TẬP AMIN PHẢN ỨNG VỚI MUỐI
Dạng Câu tập ít xuất hiện trong các đề thi, nếu có thì cũng thường là những Câu dễ, cách hỏi xoay quanh việc xác định công thức amin, khối lượng amin hay khối lượng kết tủa,… Chúng ta chỉ càn phân tích các dữ kiện đã cho là có thể dễ dàng tìm ra ẩn số. Sau đây chúng ta thử làm quen với một số Câu tập dạng này.
Câu 1. Cho 9,3 gam một amin no đơn chức bậc 1 tác dụng với FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa.
Công thức của amin trên là:
A. C2H5N. B. CH5N. C. C3H9N. D. C3H7N.
Câu 2. Cho m gam hỗn hợp hai amin đơn chức bậc I có tỷ khối hơi so với hidro là 30 tác dụng với FeCl3 dư thu được kết tủa X. Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 18,0 gam chất rắn. Vậy giá trị của m là
A. 30,0 gam. B. 15,0 gam. C. 40,5 gam. D. 27,0 gam.
Câu 3. Cho 17,4 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức bậc I có tỷ khối so với không khí bằng 2. Tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được kết tủa, đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn.
Giá trị của m là
A. 16,0 gam. B. 10,7 gam. C. 24,0 gam. D. 8,0 gam.
Câu 4. Cho 21,9 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với dung dịch FeCl3 (dư), thu được 10,7 gam kết tủa. Số đồng phân cấu tạo bậc 1 của X là:
A. 5. B. 8. C. 7. D. 4.
Câu 5. Cho m gam hỗn hợp hai amin đơn chức bậc I có tỷ khối hơi so với hidro là 30 tác dụng với FeCl2 dư thu được kết tủa X. Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 18,0 gam chất rắn. Vậy giá trị của m là
A. 30,0 gam. B. 15,0 gam. C. 40,5 gam. D. 27,0 gam.
Câu 6. Cho 24,9 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch chứa FeCl3 và CuSO4 dư thu được 21,4 gam kết tủa. Công thức và % khối lượng của 2 amin là:
A. C2H7N (27,11%) và C3H9N (72,89%).
B. C2H7N (36,14%) và C3H9N (63,86%).
C. CH5N (18,67%) và C2H7N (81,33%).
D. CH5N (31,12%) và C2H7N (68,88%).
Câu 7. Cho hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl thu được 14,2 gam hỗn hợp muối. Cho hỗn hợp muối đó vào dung dịch AgNO3 dư thu được 28,7 gam kết tủa.
Công thức phân tử của các chất trong hỗn hợp X là
A. C2H7N và C3H9N B. CH5N và C2H7N
C. CH5N và C3H9N D. C3H9N và C4H11N
Câu 8. Để kết tủa hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỷ khối so với H2 là 17,25?
A. 41,4 gam. B. 40,02 gam.
C. 51,75 gam. D. Không đủ điều kiện để tính.
Câu 9. Hỗn hợp X gồm 2 muối AlCl3 và CuCl2. Hòa tan hỗn hợp X vào nước thu được 200ml dung dịch
A. Sục khí metyl amin tới dư vào dung dịch A thu được 11,7 g kết tủa. Mặt khác cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch A thu được 9,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của AlCl3 và CuCl2 trong dung dịch A lần lượt là:
A. 0,1M; 0,75M. B. 0,5M; 0,75M. C. 0,75M; 0,5M. D. 0,75M; 0,1M.
Câu 10. Cho hỗn hợp 2 amin đơn chức bậc I có tỷ khối hơi so với hidro là 19 (biết có một amin có số mol bằng 0,15) tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được kết tủa A. Đem nung A đến khối lượng không đổi thu được 8 gam chất rắn. Công thức của 2 amin là
A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. CH3NH2 và C2H3NH2.
C. C2H5CH2 và C2H3NH2. D. CH3NH2 và CH3NHCH3.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | B | C | D | D | D | C | B | B | C | A |
DẠNG 4: BÀI TẬP LÝ THUYẾT
Câu 1. Cho sơ đồ chuyển hoá: \({C_2}{H_5}Br\, + N{H_3} \to X\,\,( + NaOH) \to Y\,\,( + C{H_3}OOH) \to {C_4}{H_{11}}N{O_2}\)
X, Y lần lượt là
A. C2H5NH3Br, C2H5NH2 B. (CH3)2NH2Br, (CH3)2NH
C. C2H5NH3Br, C2H5NH3ONa D. C2H5NH2, C2H5NH3Br
Câu 2. Hãy chọn trình tự tiên hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các chất: CH3NH2, H2NCH2COOH, CH3COONH4, albumin.
A. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch HNO3 đặc, dùng dung dịch NaOH
B. Dùng quỳ tím, dùng Ca(OH)2
C. Dùng Cu(OH)2 , dùng phenolphtalein, dùng dung dịch NaOH
D. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch CuSO4, dùng dung dịch NaOH
Câu 3. Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:
A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại
B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.
C. Dung dịch trong suốt.
D. Dung dịch bị vẩn đục hoàn toàn
Câu 4. Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa các nguyên tố C, H, N trong đó có 23,72% khối lượng N. X tác dụng với HC1 theo tỉ lệ mol 1:1. Câu trả lời nào sau đây là không đúng
A. X là hợp chất amin
B. Cấu tạo của X là amin no, đơn chức
C. Nếu công thức của X là thì có mối liên hệ là 2x- y= 45.
D. Nếu công thức của X là thì z=1.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc Hiđrocacbon
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin
C. Tùy thuộc vào cấu trúc của gốc Hiđrocacbon, có thể phân biệt amin no, chưa no và thơm
D. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đổng phân.
Câu 6. Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào sâu đây?
A. Dung dịch Br2
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch AgNO3
Câu 7. Cho dãy các chất: CH3-NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin), NaOH. Chất có lực bazơ nhỏ nhất trong dãy là
A. CH3-NH2 B. NH3 C. C6H5NH2 D. NaOH
Câu 8. Dãy gồm các chất đều có khả năng làm đổi màu dung dịch quì tím ẩm là
A. CH3NH2, C6H5OH, HCOOH
B. C6H5NH2, C2H5NH2, HCOOH
C. CH3NH2, C2H5NH2, H2N-CH2-COOH
D. CH3NH2, C2H5NH2, HCOOH.
Câu 9. Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3N. B. CH4N. C. CH5N. D. C2H5N
Câu 10. Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?
1. Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
2. Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dẩn theo chiều tăng của khối lượng phân tử.
3. Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm
4. Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2).
----(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | A | A | A | C | B | A | C | D | C | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | A | D | A | B | B | B | A | A | A | A |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 4 Dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án chuyên đề Amin môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Đề luyện tập phần Amin môn Hóa học 12 năm 2019-2020
- Các dạng bài tập Chương Amino Axit môn Hóa học 12 năm 2019-2020
- Lý thuyết và bài tập Chương III Amin - Amino axit - Protein môn Hóa học 12 năm 2019-2020
Chúc các em học tập tốt !