TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ TẬP NGUYÊN ĐỊA LÍ 12
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
* Nhận biết
Câu 1: Tỉnh nào sau đây vừa có cửa khẩu đường biển, vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc?
A. Quảng Ninh. B. Hà Giang.
C. Hòa Bình. D. Cao Bằng.
Câu 2: Các tỉnh thuộc Tây Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. B. Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên.
C. Điện Biên, Tuyên Quang, Cao Bằng. D. Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Câu 3: Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta là
A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D.Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 4: Nguồn than ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu phục vụ cho
A. nhiệt điện và hóa chất B. nhiệt điện và luyện kim.
C. nhiệt điện và xuất khẩu. D. luyện kim và xuất khẩu.
Câu 5: Vùng chuyên canh chè lớn nhất của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây ?
A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng Bằng Sông Hồng.
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 6: Mỏ apatit lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc tỉnh
A. Lào Cai. B. Sơn La. C. Yên Bái. D. Thái Nguyên.
Câu 7: Nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Hòa Bình. B. Thác Bà. C. Tuyên Quang. D. A Vương.
* Thông hiểu
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 8-15 phần: vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ của tài liệu trắc nghiệm ôn tập Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên Địa lí 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
* Vận dụng thấp
Câu 16: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là
A. trình độ thâm canh. B. điều kiện về địa hình.
C. đất đai và khí hậu. D. truyền thống sản xuất.
Câu 18: Trung Du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất là do
A. ảnh hưởng của vị trí và các dãy núi hướng vòng cung.
B. có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc - đông nam.
C. có vị trí giáp biển và các đảo ven bờ nhiều.
D. các đồng bằng, bồn trũng đón gió.
Câu 19: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta chủ yếu do
A. nền nhiệt cao, đất felarit giàu dinh dưỡng.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
C. địa hình chủ yếu là đồi núi, đất felarit giàu dinh dưỡng.
D. nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo độ cao.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Trung du và Miền núi Băc Bộ?
A. Góp phần điều tiết lũ và thuỷ lợi.
B. Tạo thuận lợi cho bảo vệ đa dạng sinh học.
C. Tạo ta các cảnh quan có giá trị du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.
D. Tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp khai khoáng và năng lượng.
Câu 21: Nguyên nhân nào làm cho Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới?
A. Vị trí địa lí gần khu vực cận nhiệt.
B. Đất phù sa ở các cánh đồng trước núi.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh và địa hình núi cao.
D. Có các đồng cỏ trên các cao nguyên.
Câu 22: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở TD&MN Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do
A. thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn.
B. thiếu nguồn nước tưới, nhất là vào mùa đông.
C. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.
D. thiếu quy hoạch, chưa mở rộng được thị trường.
Câu 23: Sản phẩm chuyên môn hóa trong nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. chè, thuốc lá, bông, cà phê, trâu, bò. B. trâu, bò, cà phê, chè, cây ăn quả.
C. chè, cây ăn quả, cây dược liệu,trâu, bò. D. chè, hồ tiêu, hồi, quế, lợn, bò.
* Vận dụng cao
Câu 24: Nội dung nào sau đây là đúng về ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp. B. Mở rộng các hoạt động dịch vụ.
C. Tăng cường xuất khẩu lao động. D. Phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Câu 25: Chuyên môn hóa cây công nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ khác với Tây Nguyên chủ yếu về
A. điều kiện sinh thái nông nghiệp. B. cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. truyền thống sản xuất. D. điều kiện giao thông vận tải.
Câu 26: Vùng Tây Bắc nước ta vẫn trồng được cây cà phê chè là do
A. địa hình cao nên nhiệt độ giảm.
B. có mùa đông lạnh do địa hình cao.
C. có một mùa mưa và khô rõ rệt.
D. có các khu vực địa hình thấp, kín gió.
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
* Nhận biết
Câu 1: Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về
A. diện tích cây ăn quả. B. sản lượng cây cao su.
C. trữ năng thủy điện. D. diện tích cây cà phê.
Câu 2: Vùng chuyên canh cà phê lớn nhất của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây ?
A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng Bằng Sông Hồng.
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 3. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là
A. Crôm. B.Mangan. C. Sắt. D. Bôxit.
* Thông hiểu
Câu 4: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là
A. đất bazan có tầng phong hóa sâu, địa hình sơn nguyên cao.
B. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.
C. đất bazan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
D. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.
Câu 5. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên giảm sút nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do
A. nạn phá rừng gia tăng. B. có nhiều vụ cháy rừng.
C. tăng cường khai thác dược liệu. D. đấy mạnh khai thác gỗ quý.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về điều kiện sinh thái nông nghiệp ở Tây Nguyên?
A. Các cao nguyên badan xếp tầng. B. Đất nâu đỏ đá vôi mầu mỡ.
C. Thiếu nước trong mùa khô. D. Có 2 mùa mưa, khô rõ rệt.
* Vận dụng thấp
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 7-9 phần: vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên của tài liệu trắc nghiệm ôn tập Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên Địa lí 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
* Vận dụng cao
Câu 10: Cây chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên chủ yếu là do
A. khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên. B. tổng lượng mưa trong năm lớn.
C. một mùa mưa và khô rõ rệt. D. khí hậu khá nóng ở các cao nguyên thấp.
Câu 11: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. tìm thị trường xuất khẩu ổn định.
B. quy hoạch lại các vùng chuyên canh.
C. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
D. đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Lý thuyết ôn tập chủ đề Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !