Lý thuyết ôn tập chủ đề Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên Địa lí 12

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ

I. KHÁI QUÁT CHUNG:

Gồm 15 tỉnh:

  • Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình;
  • Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.

            -> Ý nghĩa: Vùng có vị trí địa lý đặc biệt và giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

II. CÁC THẾ MẠNH KINH TẾ

1. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.

a. Khoáng sản:

* Thuận lợi: giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều loại:

  • Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á-trữ lượng thăm dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxít. Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm. Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí (150 MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả (600MW)….
  • Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ở Cao Bằng.
  • Thiếc Tĩnh Túc, sản xuất 1000 tấn/năm => tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.
  • Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.
  • Đồng-Niken ở Sơn La.

=> giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

* Khó khăn: các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại và chi phí cao, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu lao động lành nghề…

b. Thuỷ điện: trữ năng lớn nhất nước ta.

  • Trữ năng trên sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), trên sông Đà 6.000MW.
  • Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình trên sông Đà (1.900MW), Thác Bà trên sông Chảy 110MW thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2.400MW), Tuyên Quang trên sông Gâm 342MW-> Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường.

* Hạn chế: thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa. Điều đó gây ra những khó khăn nhất định cho việc khai thác thủy điện.

2. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt - ôn đới

  • Phần lớn là đất feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ, đất phù sa ở các cánh đồng giữa núi: Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên….
  • Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh: Đông Bắc do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta, Tây Bắc lạnh do nền địa hình cao.

→ thuận lợi phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt - ôn đới.

  • Chè: diện tích và sản lượng chè lớn nhất nước ta, nổi tiếng các loại chè thơm ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La…
  • Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng…và cây ăn quả: mận, đào, lê… trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.
  • Ở Sapa trồng rau vụ đông và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

*Khó khăn: thời tiết thất thường, thiếu nước vào mùa đông, cơ sở chế biến còn kém phát triển trong khi khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất còn rất lớn.

→ Việc đẩy mạnh cây công nghiệp, cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đem lại hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư.

3. Chăn nuôi gia súc

  • Có nhiều đồng cỏ ở các cao nguyên cao 600 - 700m, thường không lớn nhưng có thể phát triển chăn nuôi đại gia súc
  • Bò sữa nuôi nhiều ở Mộc Châu, Sơn La. Tổng đàn bò 900.000 con, chiếm 16% đàn bò cả nước.
  • Trâu 1,7 triệu con, chiếm 1/2 đàn trâu cả nước, nuôi rộng khắp.

→ cần giải quyết vấn đề giao thông, cải tạo các đồng cỏ, nâng cao năng suất để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc trong vùng.

  • Do giải quyết lương thực cho con người nên hoa màu dành nhiều cho chăn nuôi đã đẩy nhanh phát triển đàn lợn trong vùng, hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước (2005).

4. Kinh tế biển

Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, đang cùng phát triển với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

  • Phát triển mạnh nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nhất là đánh bắt xa bờ, tập trung ở ngư trường Quảng Ninh - Hải Phòng.
  • Du lịch biển - đảo là thế mạnh của vùng, tập trung ở vịnh Hạ Long.
  • Cảng Cái Lân đang được xây dựng góp phần phát triển GTVT biển, tạo đà hình thành khu CN Cái Lân.

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

I. Khái quát chung:

  • Gồm có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
  • Tiếp giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển

→ thuận lợi giao lưu liên hệ với các vùng, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế.

II. Phát triển cây công nghiệp lâu năm:

  • Đất đỏ badan, giàu chất dinh dưỡng, có tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn có thể hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.
  • Khí hậu có tính chất cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy, bảo quản các sản phẩm. Lên cao 400-500m khí hậu khô nóng, độ cao 1000m lại mát mẻ có thể trồng cây công nghiệp nhiệt đới - cận nhiệt.
    • Café chiếm 4/5 diện tích trồng café cả nước (450.000 ha). Đắc Lắc là có diện tích café lớn nhất (259.000 ha), nổi tiếng là café Buôn Mê Thuột có chất lượng cao.
    • Café chè trồng nơi có khí hậu mát hơn: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
    • Café vối trồng nơi có khí hậu nóng hơn: Đắc Lắk.
    • Chè trồng  trên các cao nguyên cao hơn ở Lâm Đồng, Gia Lai và được chế biến tại các nhà máy chè Biển Hồ (Gia Lai), Bảo Lộc (Lâm Đồng). Lâm Đồng có diện tích trồng chè lớn nhất nước.
    • Cao su lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ, tập trung ở Gia Lai, Đắc Lắk.

*Khó khăn - biện pháp khắc phục:

  • Mùa khô kéo dài cần giải quyết vấn đề thuỷ lợi, mùa mưa cần có biện pháp chống xói mòn đất.
  • Thiếu lao động lành nghề, đã thu hút lao động từ nơi khác đến tạo ra tập quán sản xuất mới.
  • Bảo đảm lương thực – thực phẩm cho vùng thông qua trao đổi hàng hóa với các vùng khác, tạo điều kiện ổn định diện tích cây công nghiệp.
  • Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích có kế hoạch, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi.
  • Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp. Phát triển mô hình kinh tế vườn trồng café, hồ tiêu… để nâng cao hiệu quả sản xuất.
  • Nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải như đường 14 xuyên Tây Nguyên, đường 19, 26 nối với đồng bằng duyên hải.
  • Đẩy mạnh các cơ sở chế biến, xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

III. Khai thác và chế biến lâm sản:

{-- Nội dung phần III: khai thác và chế biến lâm sản khu vực Tây Nguyên của tài liệu Lý thuyết ôn tập chủ đề Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên Địa lí 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

IV. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi:

         {-- Nội dung phần IV: khai thácthủy năng kết hợp với thủy lợi khu vực Tây Nguyên của tài liệu Lý thuyết ôn tập chủ đề Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên Địa lí 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập chủ đề Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên Địa lí 12Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?