32 CÂU TRẮC NGHIỆM CON LẮC LÒ XO NÉN VÀ DÃN TRONG DĐĐH
Câu 1: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn ∆ℓo. Kích thích để quả nặng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì T. Thời gian lò xo bị dãn trong một chu kì là 2T/3. Biên độ dao động của vật là
A. A= 3∆l0/\(\sqrt[]{2}\) B. A= \(\sqrt[]{2}\)∆l0
C.A= 2∆ℓo D. A= 1,5∆ℓo
Câu 2: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn ∆ℓo. Kích thích để quả nặng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì T. Khoảng thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là T/4. Biên độ dao động là
A. A= 3∆l0/\(\sqrt[]{2}\) B. A= \(\sqrt[]{2}\)∆l0
C.A= 2∆ℓo D. A= 1,5∆ℓo
Câu 3: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới có vật m. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng lên. Kích thích quả cầu dao động với phương trình x = 5cos(20t + π) cm. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng thời gian vật đi từ to = 0 đến vị trí lò xo không biến dạng lần 1 là
A. π/30 (s). B. π/15 (s).
C. π/10 (s). D. π/5 (s).
Câu 4: Một lò xo có độ cứng k = 80 N/m, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại gắn với một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 800 (g). Kéo quả cầu xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng đến vị trí cách vị trí cân bằng 10 cm rồi thả nhẹ. Khoảng thời gian quả cầu đi từ vị trí thấp nhất đến vị trí mà tại đó lò xo không biến dạng là
A. 0,1π (s). B. 0,2π (s).
C. 0,2 (s). D. 0,1 (s).
Câu 5: Một con lắc lò xo thẳng đứng, khi treo vật lò xo giãn 4 cm. Kích thích cho vật dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 8 cm, trong một chu kì dao động T khoảng thời gian lò xo bị nén là
A. Dt = T/4. B. Dt = T/2.
C. Dt = T/6. D. Dt = T/3.
Câu 6: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình x = 5cos(20t + π/3) cm. Khoảng thời gian lò xo bị dãn trong một chu kì là
A. π/15 (s). B. π/30 (s).
C. π/24 (s). D. π/12 (s).
Câu 7: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ cứng k = 80 N/m, vật nặng khối lượng m = 200 g dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 5 cm, lấy g = 10 m/s2. Trong một chu kì T, khoảng thời gian lò xo nén là
A. π/15 (s). B. π/30 (s).
C. π/24 (s). D. π/12 (s).
Câu 8: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Cho T = 0,4 (s) và A = 8 cm. Chọn trục x x thẳng đứng chiều (+) hướng xuống, gốc toạ độ tại VTCB, gốc thời gian t = 0 khi vật qua VTCB theo chiều dương. Thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là
A. 7/30 (s). B. 3/10 (s).
C. 4 /15 (s). D. 1/30 (s).
Câu 9: Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới có vật m = 100 (g), độ cứng k = 25 N/m. Chọn trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống. Vật dao động với phương trình x = 4cos(5πt + π/3) cm. Thời điểm lúc vật qua vị trí lò xo bị dãn 2 cm lần đầu là
A. 1/30 (s). B. 1/25 (s)
C. 1/15 (s). D. 1/5 (s).
Câu 10: Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100 (g) và một lò xo k = 100 N/m. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn 4 cm rồi truyền cho nó một vận tốc 40π cm/s theo phương thẳng đứng từ dưới lên. Thời gian ngắn nhất để vật chuyển động từ vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo bị nén 1,5 cm là
A. 0,2 (s). B. 1/15 (s).
C. 1/10 (s). D. 1/20 (s).
Câu 11: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy g = 10 m/s2 và π2 = 10. Thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là
A. 6/30 s. B. 3/10s.
C. 4 /15s. D. 7/30s.
Câu 12: Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100 g và một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn 6 cm rồi buông nhẹ. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Thời gian ngắn nhất để vật chuyển động từ vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo bị nén 1,5 cm là
A. 0,2s. B. 1/15 s.
C.1/10 s. D. 1/20 s
Câu 13: Con lắc lò xo dao động theo phương ngang với phương trình x = Acos(wt + j). Cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng π/40 s thì động năng của vật bằng thế năng của lò xo. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc bằng
A. 20 rad.s–1. B. 80 rad.s-1.
C. 40 rad.s–1 D. 10 rad.s–1
Câu 14: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(2πt/T + π/2). Thời gian ngắn nhất kể từ lúc bắt đầu dao động tới khi vật có gia tốc bằng một nửa giá trị cực đại là
A. t = T/12 . B. t = T/6 .
C. t = T/3 D. t = T/2
Câu 15: Một con lắc lò xo thẳng đứng , khi treo vật lò xo dãn 4 cm. Kích thích cho vật dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 8 cm thì trong một chu kì dao động T thời gian lò xo bị nén là
A. T/4. B. T/2.
C. T/6. D. T/3
Câu 16: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có vật nặng với khối lượng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 10N/m đang dao động với biên độ 2 cm. Trong mỗi chu kì dao động, thời gian mà vật nặng ở cách vị trí cân bằng lớn hơn 1 cm là bao nhiêu?
A. 0,418s. B.0,317s
C. 0,209s. D. 0,052s
Câu 17: Con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang với chu kì T = 1,5 s và biên độ A = 4 cm, pha ban đầu là . Tính từ lúc t = 0, vật có toạ độ x = -2 cm lần thứ 2005 vào thời điểm nào
A. 1503 s B. 1503,25 s
C. 1502,25 s D. 1503,375 s.
Câu 18: Một vật dao động điều hòa với chu kì T, trên một đoạn thẳng, giữa hai điểm biên M và N. Chọn chiều dương từ M đến N, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng O, mốc thời gian t = 0 là lúc vật đi qua trung điểm I của đoạn MO theo chiều dương. Gia tốc của vật bằng không lần thứ nhất vào thời điểm nào?
A. 7T/12 B. 13T/12
C. T/12 D. 11T/12
Câu 19: Một vật DĐĐH với phương trình x = 4cos(4πt + π/6) cm. Thời điểm thứ 2009 vật qua vị trí x = 2 cm, kể từ t = 0, là
A. \(\frac{{12049}}{{24}}\)s. B. \(\frac{{12061}}{{24}}s\)
C. \(\frac{{12025}}{{24}}s\) D. \(\frac{{12061}}{{12}}s\)
Câu 20: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 8cos10πt. Thời điểm vật đi qua vị trí x = 4 cm lần thứ 2008 theo chiều âm kể từ thời điểm bắt đầu dao động là
A. \(\frac{{12043}}{{30}}\) (s). B. \(\frac{{10243}}{{30}}\)(s)
C. \(\frac{{12403}}{{30}}\) (s) D. \(\frac{{12430}}{{30}}\) (s)
Câu 21: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình x = Acos2πt cm .Động năng và thế năng của con lắc bằng nhau lần đầu tiên là
A. 1/8 s B. 1/4 s
C. 1/2 s D. 1/6 s
Câu 22: Hai chất điểm dao động điều hòa với chu kì T, lệch pha nhau π/3 với biên độ lần lượt là A và 2A, trên hai trục tọa độ song song cùng chiều, gốc tọa độ nằm trên đường vuông góc chung. Khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần chúng ngang nhau là
A. T/2. B. T.
C. T/3. D. T/4.
Câu 23: Hai vật dao động điều hòa cùng pha ban đầu, cùng phương và cùng thời điểm với các tần số góc lần lượt là ω1 = π/6 (rad/s); ω2 = π/3 (rad/s). Chọn gốc thời gian lúc hai vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Thời gian ngắn nhất mà hai vật gặp nhau là
A. 1s B.2 s
C.4 s D. 8 s
Câu 24: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì tốc độ của nó là 20 cm/s. Khi chất điểm có tốc độ là 10 cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là \(40\sqrt 3 \) cm/s2. Biên độ dao động là
A. 5 cm. B. 4 cm.
C. 10 cm. D. 8 cm.
Câu 25: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ 10 cm, chu kì 2 s. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Tốc độ trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian ngắn nhất khi chất điểm đi từ vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng đến vị trí có động năng bằng 1/3 lần thế năng là
A.26,12 cm/s. B.7,32 cm/s.
C.14,64 cm/s. D. 21,96 cm/s
...
---Để xem tiếp nội dung từ câu 26-32, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 32 câu trắc nghiệm Con lắc lò xo nén và dãn trong DĐĐH môn Vật lý 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Phương pháp giải toán nhờ Giản đồ vec-tơ trong Điện xoay chiều môn Vật lý 12
-
34 bài tập trắc nghiệm về công suất tiêu thụ và hệ số công suất môn Vật lý 12 có đáp án
-
Chuyên đề Bài tập về Xác định các phần tử điện chứa trong hộp đen
Chúc các em học tập tốt !