30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập gen, nhân đôi ADN Sinh học 12 mức độ nhận biết có đáp án

GEN, NHÂN ĐÔI ADN

Câu 1: Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

A. mã di truyền.    B. bộ ba mã hoá (côđôn).                 C. Gen.      D. bộ 3 đối mã (anticôđon).

Câu 2: Bản chất của mã di truyền là

A. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.    

B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

C. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.

D. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.    

Câu 3: Mã di truyền là

A. mã bộ một, tức là cứ 1 nuclêôtit xác định 1 axit amin.

B. mã bộ hai, tức là cứ 2 nuclêôtit xác định 1 axit amin.

C. mã bộ ba, tức là cứ 3 nuclêôtit xác định 1 axit amin.

D. mã bộ bốn, tức là cứ 4 nuclêôtit xác định 1 axit amin.

Câu 4: Mã di truyền có tính thoái hóa là do

A. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axit amin.

B. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nuclêôtit.

C. số loại axit amin nhiều hơn số loại nuclêôtit.

D. số loại axit amin nhiều hơn số loại mã di truyền.

Câu 5: Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là

A. một bộ ba mã hóa cho một axit amin.

B. một axit amin có thể được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba.

C. có một số bộ ba không mã hóa axit amin.         

D. có một bộ ba khởi đầu.

Câu 6: Trong phân tử ADN có 4 loại nuclêôtit có thể tạo ra được tối đa số bộ ba là:

A. 4.                         B. 16.                          C. 20.                          D. 64.

Câu 7: Trong số 64 bộ mã di truyền có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là

A. AUG, UGA, UAG.  B. UGA, AAU, UAG.

C. AUG, UAA, UGA.   D. UAG, UAA, UGA.

*Câu 8: Theo bảng mã di truyền thì số bộ ba mã hoá không có ađênin là:

A. 32.                               B. 27.                             C. 16.                                    D. 37.

Câu 9: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?

A. 3’AGU 5’                        B. 3’UAG 5’.              C. 3’UGA 5’.              D. 3’AUG 5’.

Câu 10: Axit amin mêtiônin được mã hóa bởi mã bộ ba:

A. AUU.                  B. AUG.                                 C. AUX.                     D. AUA.

*Câu 11: Giả sử một phân tử mARN gồm 2 loại nu là A và U thì số loại côđôn có thể mã hóa aa trong mARN này tối đa là

A. 6 loại.                  B. 8 loại.                     C. 7 loại.                     D. 4 loại.        

Câu 12: Ở sinh vật nhân sơ, aa mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là

A. Phêninalanin.          B. Mêtionin.      C. foocmin mêtiônin.         D. Glutamin.

Câu 13: Trong các đặc điểm của mã di truyền, thì đặc điểm góp phần giảm thiểu tác dụng của đột biến gen là

A. tính phổ biến.                  B. tính đặc hiệu.

C. tính thoái hóa.                 D. các bộ ba liên tiếp mà không gối đầu lên nhau.

Câu 14: Mã di truyền mang tính đặc hiệu nghĩa là:

A. tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. các bộ ba có thể bị đột biến để tạo thành các bộ ba mới.

C. mỗi bộ ba chỉ có thể mã hóa cho duy nhất một axit amin.

D. một axit amin có thể được mã hóa đồng thời bởi một hay nhiều bộ ba.

Câu 15: Mã di truyền mang tính phổ biến tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều mã di truyền.

B. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axít amin.

C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ ba mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

D. nhiều bộ ba cùng xác định một axít amin.

Câu 16: Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi là

A. Cung cấp năng lượng.                

B. Tháo xoắn ADN.

C. Lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đang tổng hợp.

D. Phá vỡ các liên kết hidro giữa hai mạch của ADN.

Câu 17: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN

A. theo chiều từ 3’ đến 5’.

B. di chuyển một cách ngẫu nhiên.

C. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.

D. theo chiều từ 5’ đến 3’.

Câu 18:  Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là:

A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.

C. Sự nhân đôi của ADN chỉ xảy ra trên một mạch của ADN.

D. Trong 2 ADN mớ, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.

Câu 19: Sau khi kết thúc hoạt động nhân đôi thì từ một ADN đã tạo ra

A. hai ADN mới hoàn toàn.            

B. một ADN mới hoàn toàn và một ADN cũ.

C. hai ADN mới, mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.  

D. hai phân tử mARN.

Câu 20:  Sự nhân đôi của ADN còn được gọi là

A. Quá trình tái bản, tự sao.                                B. Quá trình sao mã.

C. Quá trình phiên mã.                                         D. Quá trình dịch mã.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của tài liệu ôn tập gen, nhân đôi ADN Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu 30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập gen, nhân đôi ADN Sinh học 12 mức độ nhận biết có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?