TRẮC NGHIỆM LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH ĐIỂM
Câu 1: Công thức của định luật Culông là:
\(\begin{array}{l} A.F = k.\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}}\\ B.F = \frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\\ C.F = k.\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\\ D.F = \frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{k.{r^2}}} \end{array}\)
Giải
Ta có:
\(F = k.\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\)
Chọn C.
Câu 2: Đồ thị diễn lực tương tác Culông giữa hai điện tích quan hệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích là đường:
A. hypebol.
B. thẳng bậc nhất.
C. parabol.
D. elíp
Giải
- Ta có : \(F = k.\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\)
Suy ra đồ thị giữa lực tương tác F và bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích là một Hypebol.
- Chọn A.
Câu 3: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không?
A. có phương là đường thẳng nối hai điện tích
B. có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích
C. có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích
D. là lực hút khi hai điện tích trái dấu.
Giải
Ta có: \(F = k.\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\)
Do đó lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không có độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích nên C sai.
Chọn C.
Câu 4: Khoảng cách giữa một proton và một electron là r = 5.10-9 cm, coi rằng proton và electron là các điện tích điểm. Tính lực điện tương tác giữa chúng
A. 9,216.10-12 N.
B. 4,6.10-12 N.
C. 9,216.10-8 N.
D. 4,6.10-10 N.
Giải
- Điện tích của electron là :
qe = -1,6.10-19
- Điện tích của proton là:
qp = 1,6.10-19.
- Khoảng cách giữa chúng là r = 5.10-11 m
- Lực tương tác điện giữa chúng là:
\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{q_2^2}}{{{{({{5.10}^{ - 11}})}^2}}} = {9,216.10^{ - 8}}N\)
- Chọn C.
Câu 5: Hai điện tích điểm q1 = +3 μC và q2 = -3 μC, đặt trong dầu ( ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là
A. 5N B. 25N
C. 30N D. 45N
Giải
Ta có:
\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{{{3.10}^{ - 6}}{{.3.10}^{ - 6}}}}{{{{(2.0,03)}^2}}} = 45N\)
Chọn D.
Câu 6: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước ( ε = 81) cách nhau 3cm. Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-15 N. Hai điện tích đó là
A. 4,472.10-8 C.
B. 4,472.10-9 C.
C. 4,025.10-8 C.
D. 4,025.10-9 C.
Giải
Lực tương tác điện giữa hai điện tích đó là:
\(F = k.\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\)
Do đó:
\(\left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right| = \sqrt {\frac{{F.\varepsilon .{r^2}}}{k}} = \sqrt {\frac{{{{0,2.10}^{ - 5}}{{.81.0,03}^2}}}{{{{9.10}^9}}}} = {4,025.10^{ - 9}}N\)
Chọn D.
Câu 7: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa một electron. Tìm khối lượng mỗi quả cầu để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn giữa chúng. Cho G = 6,67.10-11 m3/kg.s
A. 2,86.10-9 kg
B. 1,86.10-9 kg
C. 4,86.10-9 kg
D. 9,86.10-9 kg
Giải
Độ lớn lực hấp dẫn giữa chúng:
\({F_{hd}} = G.\frac{{{m_e}^2}}{{{r^2}}}\)
Độ lớn lực tĩnh điện giữa chúng là:
\(F = k.\frac{{{q_e}^2}}{{{r^2}}}\)
Để Fhd = F → G.mC2 = kqe2 →
\({m_c} = \sqrt {\frac{k}{Q}.q_e^2} = {1,86.10^{ - 9}}\)
Chọn B.
...
------Để xem nội dung từ câu 8-12 kèm lời giải, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 12 câu trắc nghiệm về Lực tương tác giữa hai điện tích điểm môn Lý 11 có lời giải chi tiết năm học 2020-2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.