TRẮC NGHIỆM TÍNH CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN TRƯỜNG, ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐIỂM
Câu 1: Cho biết mối liên hệ giữa hiệu điện thế hai điểm M, N: UMN và UNM ?
A. UMN > UNM
B. UMN < UNM
C. UMN =UNM
D. UMN = -UNM
Giải
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} {U_{MN}} = {V_M} - {V_N}\\ {U_{NM}} = {V_N} - {V_M} \end{array} \right. \Rightarrow {U_{MN}} = - {U_{NM}}\)
Chọn D.
Câu 2: Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là
A. 8 V B. 10 V C. 15 V D. 22,5 V
Giải
Do xét trên một đường sức nên:
U1 = Ed1; U2 = Ed2
\(\Rightarrow \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} = \frac{2}{3} \Rightarrow {U_2} = 1,5{U_1} = 15V\)
Chọn C.
Câu 3: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích -2μC từ A đến B là 4mJ. UAB bằng
A. 2 V B. 2000 V
C. -8 V D. -2000 V.
Giải
Ta có:
UAB = AAB/ q = -20000V
Chọn D.
Câu 4: Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông tại C với AC = 3 cm, BC = 4 cm nằm trong một điện trường đều. Vectơ cường độ điện trường E song song với AB, hướng từ A đến B và có độ lớn E = 5000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, C là:
A. UAC = 150V.
B. UAC = 90V
C. UAC = 200V
D. UAC = 250V
Giải
Ta có:
\(AB = \sqrt {B{C^2} + A{C^2}} = 5cm\)
Do đó
UAC= 90V
Chọn B.
Câu 5: Thế năng tĩnh điện của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -32.10-19J. Mốc để tích thế năng tĩnh điện ở vô cực. Điện thế tại điểm M bằng:
A. -20V B. 32V C. 20V D. -32V
Giải
Ta có:
VM = AM/e = 20V
Chọn C.
Câu 6: Có hai điện tích điểm q1 = 10-8 C và q2 = 4.10-8 đặt cách nhau r = 12cm. Tính điện thế của điện trường gây ra bởi hai điện tích trên tại điểm có cường độ điện trường bằng không.
A. 6750 V B. 6500 V
C. 7560 V D. 6570 V.
Giải
Ta có:
\({E_1} = k\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{{r_1}^2}};{E_2} = k\frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{{r_2}^2}}\)
Để cường độ điện trường bằng không thì điểm M nằm giữa 2 điện tích điểm và thoã mãn điều kiện:
\({E_1} = {E_2} \Rightarrow \frac{{{{10}^{ - 8}}}}{{{r_1}^2}} = \frac{{{{4.10}^{ - 8}}}}{{{r_2}^2}} \Rightarrow {r_2} = 2{r_1}\)
Mặt khác:
\({r_1} + {r_2} = 12cm \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {r_1} = 4cm\\ {r_2} = 8cn \end{array} \right.\)
Khi đó:
\({V_M} = {V_1} + {V_2} = k\frac{{{q_1}}}{{{r_1}}} + k\frac{{{q_2}}}{{{r_2}}} = 6750V\)
Chọn A.
Câu 7: Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với E góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của điện trường lớn nhất?
A. α = 0° B. α = 45°
C. α = 60° D. 90°
Giải
Ta có công của lực điện trong trường hợp này là:
AMN = qEscosα lớn nhất
⇔ cosαmax ⇔ α = 0°.
Chọn A.
Câu 8: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 4μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là
A. 4000 J. B. 4J.
C. 4mJ. D. 4μJ.
Giải
Ta có:
A = qEd = 4.10-6.1000.1 = 4.10-3 = 4mJ.
Chọn C.
...
---(Nội dung từ câu 9 - 16 của tài liệu, các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 16 câu trắc nghiệm Tính công của lực điện trường, điện thế, hiệu điện thế giữa hai điểm có lời giải chi tiết môn Vật Lý lớp 11 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !