CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT SINH HỌC 12
Câu 1. Sự sống trên Trái đất được hình thành qua những giai đoạn:
A. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.
C. Tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.
D. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
Câu 2. Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh:
A. Trong điều kiện khí quyển nguyên thủy, chất hóa học đã được tạo nên từ những chất vô cơ theo con đường hoá học.
B. Trong điều kiện khí quyển nguyên thủy đã có sự trùng phân các đại phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp.
C. Có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.
D. Sinh vật đầu tiên đã hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thủy.
Câu 3. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Mầm mống sự sống xuất hiện ngay khi Trái đất hình thành.
B. Quá trình tiến hóa học trải qua 3 bước.
C. Trong khí quyển nguyên thủy chứa khí: Nitơ, Ôxi, CO2, khí NH3.
D. Chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng sinh học.
Câu 4. Quá trình tiến hóa dẫn tới sự hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào?
A. Phóng điện trong khí quyển, tia tử ngoại.
B. Tia tử ngoại, hoạt động núi lửa.
C. Hoạt động núi lửa, bức xạ mặt trời.
D. Tia tử ngoại và năng lương sinh học.
Câu 5. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:
A. Axit nuclêic và prôtêin.
B. Axit amin và prôtêin.
C. Prôtêin và lipit.
D. Axit amin và axit nuclêic.
Câu 6. Quá trình tiến hóa trên trái đất có thể chia làm các giai đoạn:
A. Tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa hóa học → tiền hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học.
C. Tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học.
D. Tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học.
Câu 7. Từ hợp chất vô cơ đã hình thành nên hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên nhờ:
A. Hoạt động của hệ enzim xúc tác.
B. Các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, sấm sét, sự phân rã các chất phóng xạ.
C. Dung nham trong lòng đất.
D. Mưa axit.
Câu 8. Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn nào?
A. Tiến hóa hóa học. B. Tiến hóa tiền sinh học.
C. Tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa xã hội.
Câu 9. Cho các nhận xét sau về quá trình tiến hóa hóa học. Những nhận xét không đúng là:
(1) Các chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học là do sự kết hợp của bốn loại nguyên tố: C, N, H, O.
(2) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất hữu cơ có trước, chất vô cơ có sau.
(3) Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit.
(4) Sự xuất hiện của đại phân tử ADN, ARN chưa đánh dấu sự xuất hiện của sự sống.
(5) ARN là phân tử tái bản xuất hiện sau khi hình thành phân tử AND.
A. (3), (4). B. (2), (5). C. (2), (4). D. (3), (5).
Câu 10. Ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình thành theo phương thức hóa học từ các chất vô cơ vì:
A. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ.
B. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ tổng hợp.
C. Không tổng hợp được các hạt Côaxecva trong điều kiện hiện tại.
D. Không đủ điều kiện cần thiết, nếu các chất hữu cơ được tạo ra bên ngoài cơ thể sẽ lập tức bị phân hủy.
Câu 11. Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là:
A. Hình thành nên các Côaxecva.
B. Hình thành nên các protobiont.
C. Hình thành nên tế bào Prokaryote.
D. Hình thành nên tế bào Eukaryote.
Câu 12. Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí quyển nguyên thủy?
A. Mêtan (CH4) B. Hơi nước (H2O).
C. Ôxi (O2). D. Xianôgen (C2N2).
Câu 13. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ xuất hiện ở người hiện đại Homo sapiens mà không có ở các dạng người tổ tiên?
(1) Có đời sống văn hóa và tôn giáo.
(2) Biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn.
(3) Dáng đứng thẳng.
(4) Biết chế tác và sử dụng công cụ lao động.
(5) Có lồi cằm.
(6) Chi năm ngón.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống, sinh sôi, nảy nở, duy trì liên tục.
B. ADN có khả năng tự sao theo đúng nguyên mẫu của nó, do đó có cấu trúc ADN luôn luôn duy trì được đặc tính đặc trưng, ổn định và bến vững qua các thế hệ.
C. Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là quá trình tích lũy thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hóa đa dạng hơn so với nguyên mẫu.
D. Tổ chức sống là một hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường bên ngoài, dẫn tới sự thường xuyên thay đổi thành phần của tổ chức.
Câu 15. Cho các nhận xét sau:
1. Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.
2. Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có ít N2 nhiều O2 và các hợp chất chứa Cacbon.
3. Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.
4. Những cá đầu thể sống tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
5. Các hạt Côaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
6. Đại dương là môi trường lý tưởng để tạo nên các hạt Côaxecva.
7. Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.
8. Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.
Có bao nhiêu nhận xét sai?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 16. Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật của tiến hóa tiền sinh học?
A. Sự xuất hiện của các enzim.
B. Hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic.
C. Sự tạo thành các Côaxecva.
D. Sự hình thành nên màng lipôprôtêin.
Câu 17. Thí nghiệm của S. Miller đã chứng minh:
A. Các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy.
B. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy trong điều kiện sinh học.
C. Các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất được hình thành nhờ con đường tổng hợp sinh học.
D. Ngày nay các hợp chất hữu cơ phổ biến vẫn được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học.
Câu 18. Phát biểu không đúng về sự phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất?
A. Sự xuất hiện của sự sống được đánh dấu bằng sự kiện: có sự tương tác của các đại phân tử hữu cơ có khả năng nhân đôi với môi trường.
B. Nhiều bằng chứng thực nghiệm đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành bằng con đường hóa học.
C. Chọn lọc tự nhiên không tác động vào giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hóa hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào xuất hiện.
D. Quá trình tiến hóa hóa học trải qua 3 giai đoạn nhỏ.
Câu 19. Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào sau đây?
A. Sinh sản và di truyền.
B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào.
C. Tổng hợp và phân giải các chất.
D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.
Câu 20. Thuộc tính nào dưới đây không phải là thuộc tính của Côaxecva?
A. Có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ trong dung dịch.
B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại.
C. Có khả năng phân chia thành những giọt nhỏ dưới tác dụng cơ giới.
D. Là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào.
Đáp án trắc nghiệm Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất câu 1 - 20
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11 - 60 và lời giải chi tiết của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Câu 61. Cho sơ đồ và các nhận xét sau:
1. Số (1) còn gọi là người đứng thẳng.
2. Số (3) còn gọi là người khéo léo.
3. Số (4) đã tuyệt chủng.
4. Số (3) đã biết sử dụng các công cụ chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
5. Số (4) không là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện nay.
6. Số (3) đã biết sử dụng tiếng nói, họ sống thành bộ lạc và có văn hóa phức tạp.
7. Số (2) đã có dáng đứng thẳng và giải phóng 2 chi trước.
Có bao nhiêu nhận xét không đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 62. Vượn người ngày nay có thể chuyển thành người không?
A. Có, nếu ở điều kiện như lúc trước.
B. Có, nếu chịu tác động của các yếu tố xã hội.
C. Không, vì đã thích nghi với môi trường riêng và lịch sử không bao giờ lặp lại.
D. Không, vì nhân tố sinh học không còn tác động đến sự phát triển của loài vượn nữa.
Câu 63. Loài người không thể biến đổi thành loài khác vì:
A. Có cấu trúc tinh vi và phức tạp hết mức.
B. Có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh.
C. Hoàn toàn thoát khỏi tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. Ít chịu tác động của quy luật sinh học.
Câu 64. Nội dung chủ yếu của thuyết "ra đi từ Châu Phi" cho rằng:
A. Người Homo Sapiens hình thành từ loài Homo Erectus ở Châu Phi.
B. Người Homo Sapiens hình thành từ loài Homo Erectus ở các châu lục khác.
C. Người Homo Erectus di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành Homo Sapiens.
D. Người Homo Erectus được hình thành từ loài người Homo Habilis.
Câu 65. Cho các nhận xét sau:
1. Người vượn hóa thạch biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ, tấn công và có dáng đứng thẳng.
2. Người khéo léo sống thành bầy đàn, biết sử dụng công cụ bằng đá, có dáng đứng thẳng.
3. Người đứng thẳng là loài đầu tiên biết dùng lửa.
4. Người Neanderthanlensis có cùng một nguồn gốc chung với loài Homo Sapiens nhưng tiến hóa theo 2 nhánh khác nhau và hiện đã tuyệt chủng.
5. Người hiện đại không có nền văn hóa.
6. Người Neanderthanlensis đã biết chế tạo các công cụ tinh xảo như: dao, búa, rìu,... và bước đầu có đời sống văn hóa.
7. Người vượn hóa thạch đã chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất.
Có bao nhiêu nhận xét không đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 66. Xét trình tự nucleotit trên mạch mang mã gốc của 1 gen mã hóa cấu trúc nhóm enzim Đehidrogenaza:
Người: ... XGA TGT TGG GTT TGT TGG ...
Tinh tinh: ... XGT TGT TGG GTT TGT TGG ...
Grorila: ... XGT TGT TGG GTT TGT TAT ...
Đười ươi: ... TGT TGG TGG GTX TGT GAT ...
Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau?
1. Người và tinh tinh khác nhau 1 nuclêôtit trong đoạn pôli nuclêôtit.
2. Người và tinh tinh khác nhau tối đa 1 axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tạo ra từ gen trên.
3. Người và Grôrila khác nhau 3 nuclêôtit trong đoạn poli nuclêôtit.
4. Người và Grôrila khác nhau tối đa là 2 axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tạo ra từ gen trên.
5. Người và đười ươi khác nhau tối đa 5 axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tạo ra từ gen trên.
6. Trong 3 loài trên, tinh tinh có họ hàng gần với người nhất.
7. Đây là bằng chứng sinh học phân tử chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 67. Trong nghiên cứu tiến hóa ở các chủng tộc người và loài linh trưởng, việc nghiên cứu hệ gen ti thể và gen thuộc vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có ưu thế vì:
A. Tần số đột biến ít hơn nhiều so với các vùng trên NST thường.
B. Kiểu hình do các gen này quy định di truyền nguyên vẹn cho thế hệ con.
C. Ở các loài linh trưởng có chế độ phụ hệ trong quan hệ xã hội.
D. Được di truyền theo dòng mẹ và bố nên dễ xây đựng sơ đồ phả hệ và cây chủng loại, tính trạng, vậy nên sử dụng những tính trạng càng dễ phát hiện, càng thuận lợi cho quá trình.
Câu 68. Dáng đứng thẳng có vai trò quan trọng làm cho loài người có sự khác biệt cơ bản với động vật là:
A. Hình thành bàn tay con người là cơ quan lao động.
B. Hình thành bàn tay con người là sản phẩm của lao động.
C. Hình thành bàn tay con người là cơ quan thực hiện hoạt động chế tạo công cụ theo mục đích.
D. Hình thành bàn tay con người giúp con người có bộ não có khả năng tư duy.
Câu 69. Đặc điểm khác nhau cơ bản nhất về cấu tạo giữa Người và vượn người là:
A. Cấu tạo bộ xương.
B. Cấu tạo tay chân
C. Cấu tạo về bộ răng
D. Cấu tạo và kích thước của bộ não
Câu 70. Khi nói về nhân tố chi phối sự phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các nhân tố tự nhiên (nhân tố sinh học) đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn vượn người hóa thạch và người cổ
B. Ngày nay nhân tố tự nhiên không còn tác động đến sự phát triển của loài người nữa.
C. Nói nhân tố xã hội có vai trò quyết định trong giai đoạn sau vì về mặt cấu tạo con người đã tiến hóa ở mức siêu đẳng nhất rồi nên nhân tố sinh học dù có tác động cũng không mang lại hiệu quả
D. Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội luôn có vai trò tích cực trong quá trình phát sinh phát triển của con người.
Câu 71. Cho các nhận xét sau:
(1) Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.
(2) Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có ít N2 nhiều O2 và các hợp chất chứa Cacbon.
(3) Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.
(4) Những cá đầu thể sống tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
(5) Các hạt Côaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
(6) Đại dương là môi trường lý tưởng để tạo nên các hạt Côaxecva.
(7) Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.
(8) Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.
Có bao nhiêu nhận xét sai?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 72. Cho các hợp chất phân tử sau được xuất hiện trong quá trình tiến hóa hóa học:
1. Axit amin, nuclêôtit 4. ARN
2. Cacbonhidrô 5. Prôtêin, axit nuclêic
3. Saccarit, lipit 6. ADN
Phương án nào sau đây là đúng khi sắp xếp các hợp chất, phân tử đã cho theo thứ tự xuất hiện từ trước đến sau:
A. 2→3→1→5→6→4.
B. 1→3→2→5→6→4 .
C. 2→3→1→5→4→6.
D. 1→3→2→5→4→6.
Câu 73. Phức hệ nào biểu hiện đặc tính của sự sống như nhân đôi, trao đổi chất với môi trường bên ngoài theo phương thức đồng hóa, dị hóa:
A. Prôtêin - Lipit B. Prôtêin - Gluxit
C. Prôtêin - Nuclêôtit D. Prôtêin - Axit nuclêic
Câu 74. Fox thực hiện thí nghiệm tạo ra prôtêin nhiệt nhằm chứng minh điều gì:
A. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp từ chất vô cơ đơn giản.
B. Trong điều kiện nguyên thủy, chất hữu cơ được hình thành từ năng lượng tự nhiên.
C. Các đơn phân axitamin kết hợp được với nhau tạo thành chuỗi polipeptit đơn giản.
D. Các đơn phân nuclêôtit kết hợp với nhau tạo thành đại phân tử axit nuclêic.
Câu 75. Khi nói về nguồn gốc sự sống, khẳng định nào sau đây chưa chính xác:
A. Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học đã có sự hình thành tế bào sơ khai đầu tiên.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn tiến hóa hóa học.
C. Thực chất của quá trình tiến hóa tiền sinh học là hình thành mầm mống sống đầu tiên.
D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên có sự tham gia của năng lượng sinh học.
Câu 76. Trong quá trình phát sinh sự sống, bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự:
A. Hình thành các đại phân tử.
B. Xuất hiện các enzim.
C. Hình thành lớp màng bán thấm.
D. Xuất hiện cơ chế tự sao chép.
Câu 77. Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây chưa chính xác:
A. Muốn hình thành được hóa thạch sinh vật nhất thiết phải có bộ phận cứng, khó phân hủy như xương, răng...
B. Xác của sinh vật biển thường rất dễ hình thành hóa thạch.
C. Bằng chứng sinh học phân tử, sinh học tế bào là bằng chứng gián tiếp, còn hóa thạch là bằng chứng trực tiếp phản ánh quan hệ tiến hóa giữa các loài.
D. Sử dụng C14 để xác định tuổi của hóa thạch có thời gian bán rã khoảng 5730 năm.
Câu 78. Phát biểu nào sau đây là đúng, khi nói về bằng chứng trực tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật:
A. Việc tìm thấy vỏ sò, di tích của sinh vật biển để lại trong lớp đất đá trên vùng núi và sa mạc là một điều vô lý
B. Nghiên cứu về hóa thạch chỉ cho chúng ta biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau chứ không biết được mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
C. Hóa thạch là dẫn liệu quí để nghiên cứu vỏ Trái đất.
D. Để xác định độ tuổi tuyệt đối của hóa thạch người ta thường căn cứ vào thời gian lắng đọng của các lớp trầm tích.
Câu 79. Hiện tượng trôi dạt lục địa là một trong những yếu tố để phân chia thời gian địa chất vì:
A. Nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của trái đất và phát tán, tiến hóa, tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật.
B. Nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của trái đất và phát tán, tiến hóa của sinh vật.
C. Nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của trái đất và sự tiến hóa của sinh vật.
D. Nó làm xuất hiện các dãy núi, động đất, sóng thần dẫn đến tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật
Câu 80. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở:
A. Đại Trung sinh B. Đại Cổ sinh
C. Đại Tân sinh D. Đại Thái cổ
Đáp án trắc nghiệm Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất câu 61 - 80
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 81 - 100 và lời giải chi tiết của câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !