4 DẠNG BÀI TẬP VỀ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
Dạng 1. Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm và axit.
Câu 1: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là (Cho Al = 27)
A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.
Câu 2: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là (Cho Al = 27)
A. 2,7 gam. B. 10,4 gam. C. 5,4 gam. D. 16,2 gam.
Câu 3: Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là (Cho H = 1, Al = 27)
A. 0,336 lít. B. 0,672 lít. C. 0,448 lít. D. 0,224 lít.
Câu 4: 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là
A. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al2O3
B. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al2O3
C. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3
D. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3
Câu 5: Xử lý 9 gam hợp kim nhôm bằng dd NaOH đặc, nóng (dư) thoát ra 10,08 lít khí (đktc), còn các thành phần khác của hợp kim không phản ứng. Thành phần % của Al trong hợp kim là
A. 75%. B. 80%. C. 90%. D. 60%.
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là
A. 10,8 gam Al và 5,6 gam Fe. B. 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe.
C. 5,4 gam Al và 8,4 gam Fe. D. 5,4 gam Al và 2,8 gam Fe.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al - Mg trong dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho một lượng hợp kim như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al trong hợp kim là
A. 69,2%. B. 65,4%. C. 80,2%. D. 75,4%.
Câu 8a: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là
A. 8,1 gam. B. 1,53 gam. C. 1,35 gam. D. 13,5 gam.
Câu 8b: Cho hỗn hợp 0,1 mol Ba và 0,2 mol Al vào nước dư thì thể tích khí thoát ra (đktc) là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.
Câu 9. Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là :
A. 4,85. B. 4,35. C. 3,70 D. 6,95.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm K và Al. m (g) X tác dụng với nước dư được 5,6 lít khí. Mặt khác, m (g) X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 8,96 lít khí. (Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc). m có giá trị là
A.10,95g. B. 18g. C. 16g. D. 12,8g.
Câu 11: Cho 9g hợp kim Al tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng, dư thu được 10,08 lít H2 (đktc). % Al trong hợp kim là
A. 90%. B. 9%. C. 7,3%. D. 73%.
Câu 12: Cho 21g hỗn hợp 2 kim loại K và Al hoà tan hoàn toàn trong nước được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, lúc đầu không thấy kết tủa, đến khi kết tủa hoàn toàn thì cần 400ml dung dịch HCl. Số gam K là
A. 15,6. B. 5,4. C. 7,8. D. 6,8
Dạng 2. Bài toán nhiệt nhôm.
Câu 1: Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp CuO và PbO cần 8,1 gam kim loại nhôm, sau phản ứng thu được 50,2 gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị của m là
A. 54,4 gam. B. 53,4 gam. C. 56,4 gam. D. 57,4 gam.
Câu 2. Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là
A. 8,10 gam. B. 1,35 gam. C. 5,40 gam. D. 2,70 gam.
Câu 3: Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là
A. 34,10. B. 32,58. C. 31,97. D. 33,39.
Câu 4. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 ((đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩn khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là :
A. 6,29. B. 6,48 C. 6,96 D. 5,04.
Dạng 3. Muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
Câu 1. Cho dung dịch chứa 2,8 gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 3,42 gam Al2(SO4)3. Sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là
A. 3,12 gam. B. 2,34 gam. C. 1,56 gam. D. 0,78 gam.
Câu 2: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27)
A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2.
Câu 3: Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khi khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH ban đầu là
A. 2,75M và 0,75M. B. 2,75M và 0,35M.
C. 0,75M và 0,35M. D. 0,35M và 0,75M.
Câu 4: Cho dung dịch chứa 16,8g NaOH tác dụng với dung dịch chứa 8g Fe2(SO4)3, tiếp tục thêm vào dung dịch sau phản ứng 13,68g Al2(SO4)3 nữa thì thu được kết tủa X. Nhiệt phân hoàn toàn X, thu được chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y là
A. 2,12g. B. 21,2g. C. 42,2g. D. 4,22g.
Câu 5: Cho 3,42g Al2(SO4)3 tác dụng với 250ml dung dịch NaOH aM, thu được 0,78g chất kết tủa. Nồng độ mol/lit của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 1,2M hoặc 2,8M. B. 0,12M hoặc 0,28M.
C. 0,04M hoặc 0,08M. D. 0,24M hoặc 0,56M.
Câu 6. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau :
Tỉ lệ a : b là:
A. 4 : 3 B. 2 : 3 C. 1 : 1 D. 2 : 1.
Câu 7. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,7. B. 2,1. C. 2,4. D. 2,5.
Dạng 4. Một số dạng toán khác
Câu 1: Hòa tan 5,4g bột Al vào 150ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được số gam chất rắn là
A. 13,2. B. 13,8. C. 10,95. D. 15,2.
Câu 20: Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây thu được 2,16g Al. Hiệu suất điện phân là
A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%.
Câu 3: Khối lượng Al2O3 và khối lượng cacbon bị tiêu hao cần để sản xuất được 0,54 tấn Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với anot bằng cacbon (coi như hiệu suất điện phân bằng 100%, và khí thoát ra ở anot chỉ là CO2) có giá trị lần lượt bằng
A.102kg, 180kg B. 102kg; 18kg C.1020kg; 180kg D. 10200kg ;1800kg
Câu 4: 31,2g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 16,8 lit H2(00C; 0,8atm). Biết đã dùng dư 10ml thì thể tích dung dịch NaOH 4M đã lấy ban đầu là
A. 200ml. B. 20ml. C. 21ml. D. 210ml.
Câu 5: Hỗn hợp Al và Fe3O4 đem nung không có không khí. Hỗn hợp sau phản ứng nhiệt nhôm nếu đem tác dụng với NaOH dư thu được 6,72 lit H2(đktc); nếu đem tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 26,88 lit H2(đktc) Khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 27g. B. 2,7g. C. 54g. D. 5,4g.
Câu 6: Cho a (g) hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1 thể tích H2 bằng thể tích của 9,6g O2 (đktc). Nếu cho a (g) hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì được 8,96 lít H2 (đktc). a có giá trị là
A. 11g. B. 5,5g. C. 16,5g. D. 22g.
Câu 7: Cho 23,4g X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,675 mol SO2. Nếu cho 23,4g X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được khí Y. Dẫn từ từ toàn bộ Y vào ống chứa bột CuO dư, nung nóng thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2g so với ban đầu. Thành phần % theo khối lượng của Al trong X là
A. 23,08%. B. 35,89%. C. 58,97%. D. 41,03%.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm a mol Al và 0,3 mol Mg phản ứng hết với hỗn hợp Y (vừa đủ) gồm b mol Cl2 và 0,4 mol O2 thu được 64,6g hỗn hợp chất rắn. Giá trị của a là
A. 0,6 B. 0,4 C. 0,3 D. 0,2
Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7; nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi X và Y là
A. AlCl3. B. FeCl3. C. MgCl2. D. NaCl.
Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 1,62g Al trong 280ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác cho 7,35g hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào 500ml dung dịch HCl được dung dịch Y và 2,8 lit khí H2 (đktc). Khi trộn dung dịch X vào dung dịch Y tạo thành 1,56g chất kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
A. 0,3M B. 0,15M C. 1,5M D. 3M
Câu 11. Cho ion HXO3-. Tổng các hạt trong ion đó là 123, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 43 hạt. Biết H (A = 1; Z = 1), O (A = 16; Z = 8). Vậy X có cấu hình electron là
A. 1s22s22p2. B. 1s22s22p63s23p3.
C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s22s22p63s23p63d64s2.
Câu 12: Tổng số hạt (p, n, e) trong 2 nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42 hạt. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn X là 12 hạt. X và Y lần lượt là
A. Ca và Fe. B. Fe và Cu. C. Mg và Fe. D. Al và Fe.
Trên đây là phần trích dẫn 4 Dạng bài tập về Nhôm và hợp chất của Nhôm, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!