TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU | TỔNG ÔN KIẾN THỨC CUỐI NĂM MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2018 - 2019 |
Câu 1. Phương trình điện li nào sau đây không đúng?
A. CH3COOH ⇔ CH3COO + H+.
B. Na2SO4 → 2Na+ + SO .
C. Mg(OH)2 → Mg2+ + 2OH .
D. Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH .
Câu 2. Khí nitơ có thể được tạo thành trong phản ứng hoá học nào sau đây?
A. Đốt cháy NH3 trong oxi có mặt chất xúc tác platin.
B. Nhiệt phân NH4NO3
C. Nhiệt phân AgNO3
D. Nhiệt phân NH4NO2
Câu 3. Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , đem cô dung dịch thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?
A. Na3PO4 và 50,0g
B. NaH2PO4 và 49,2g ; Na2HPO4 và 14,2g
C. Na2HPO4 và 15,0g
D. Na2HPO4 và 14,2g ; Na3PO4 và 49,2g
Câu 4. Hợp chất nào sau đây nguyên tố cacbon có số oxi hóa cao nhất?
A. CO. B. CH4. C. Al4C3. D. Na2CO3.
Câu 5. Cho từ từ 200 ml dung dịch hổn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 300 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (ở đktc) .Giá trị của V là
A. 1,68 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 6. Kết luận nào sau đây phù hợp với thực nghiệm? Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O, và khí N2.
A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ.
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ.
C. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi.
D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ; có thể có hoặc không có oxi.
Câu 7. Đốt cháy hỗn hợp khí X gồm 1 ankan A và 1 ankin B, được 16,8 lít CO2 (đkC) và 13,5 gam H2O. % về thể tích của A và B trong X lần lượt là:
A. 50% và 50% B. 40% và 60% . C. 60% và 40% D. 30% và 70%
Câu 8. Có 4 chất lỏng : Glixerol(1), phenol(2), benzen(3), ancol anlylic(4). Các thí nghiệm cho kết quả sau:
| A | B | C | D | |
Dd Br2 | Phản ứng | không | Phản ứng | không | |
NaOH | Phản ứng | không | không | không | |
Cu(OH)2 | không | Phản ứng | không | không |
Kết quả nào sau đây phù hợp ?
A. A(1); B(2); C(3); D(4). B. A(2); B(3); C(1); D(4).
C. A(4); B(3); C(2); D(1). D.A(2); B(1); C(4); D(3).
Câu 9. Phát biểu đúng là
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
D. Thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
Câu 10. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 11. Cho 0,2 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6 g. B. 9,2 g. C. 14,4 g. D. 18,4 g.
Câu 12. Một este đơn chức no có 54,55 % C trong phân tử. Công thức phân tử của este có thể là:
A. C3H6O2 B. C4H8O2 C. C4H6O2 D. C3H4O2.
Câu 13. Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam hỗn hợp 2 este đơn chức là đồng phân của nhau bằng dung dịch NaOH thu được 11,08 gam hỗn hợp muối; 5,56 gam hỗn hợp ancol. CTCT của 2 este là:
A. HCOOCH3 và C2H5COOCH3. B. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5.
C. HCOOC2H5 và C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
Câu 14. Xà phòng hoá 8,6 kg chất béo bằng 1,2 kg NaOH và thu được 0,92 kg glixerol và muối của các axit béo. Khối lượng phân tử trung bình của các axit béo là
A. 234 đvC B. 301 đvC C. 274 đvC D. 231
Câu 15. Đun nóng dung dịch chứa 0,1 mol saccarozơ và 0,1 mol glucozơ với dung dịch H2SO4 loãng dư cho đến khi phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn rồi trung hòa axit bằng kiềm, sau đó thực hiện phản ứng tráng gương vớ AgNO3 dư. Khối lượng Ag thu được sau phản ứng là:
A. 43,2g B. 64,8g C. 32,4g D. 21,6g.
Câu 16. Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N–CH2CH2CH(NH2)COOH, ClH3N–CH2COOH, H2N–CH2COONa, HOOC–CH2CH2CH(NH2)COOH. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, O = 16)
A. C3H7N B. C3H9N C. C4H9N D. C2H7N
Câu 18. Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất vừa tác dụng với dd NaOH vừa tác dụng với dd HCl. Trong X có thành phầnn các nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,449%; 7,865%; 15,73% và còn lại là oxi. Còn khi cho 4,45 gam X phản ứng với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH COONH4.
B. H2NC2H4COOH.
C. H2NCOOCH2CH3.
D. H2NCH2COOCH3.
Câu 19. X là một Tetrapeptit cấu tạo từ Aminoacid A, trong phân tử A có 1 nhóm(-NH2), 1 nhóm (-COOH) ,no, mạch hở. Trong A Oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường acid thì thu được 28,35(g) tripeptit; 79,2(g) đipeptit và 101,25(g) A. Giá trị của m là?
A. 184,5. B. 258,3. C. 405,9. D. 202,95.
Câu 20. Trong các loại tơ dưới đây, chất nào là tơ nhân tạo :
A. Tơ visco. B. Tơ capron. C. Nilon -6,6. D. Tơ tằm.
Câu 21. Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p64s2 Vậy vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.
C. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA.
D. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIA.
Câu 22. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu
C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
Câu 23. Cho m gam Na tan hết vào 100ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được là
A. 18,55 B. 17,55 C. 20,95 D. 12,95
Câu 24. Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hang động hàng triệu năm.Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó là
A. CaO + CO2 → CaCO3
B. MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2
C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
D. Ca(OH)2 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Câu 25. Chia m gam nhôm thành 2 phần bằng nhau
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2;
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là :
A. y = 2x. B. x = y. C. x = 4y D. x = 2y.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 26 đến câu 40 của đề cương vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM MÔN HÓA 12 NĂM HỌC 2018 - 2019
1C | 2D | 3D | 4D | 5B | 6D | 7A | 8D | 9A | 10C |
11D | 12B | 13B | 14C | 15B | 16D | 17B | 18D | 19A | 20A |
21A | 22B | 23C | 24C | 25C | 26A | 27A | 28A | 29C | 30D |
31A | 32A | 33C | 34A | 35A | 36C | 37A | 38A | 39D | 40B |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tổng ôn kiến thức cuối năm môn Hóa học 12 Trường Quốc Tế Á Châu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.