Một số phương pháp bảo toàn dùng giải bài tập Hóa học

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN DÙNG TRONG GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC

 

I. GIẢI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON

Bài 1.  Để m (g) bột sắt ngoài không khí một thời gian thu được12 gam hỗn hợp các chất rắn FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe dư . Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HNO­3 loãng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là

A. 5,04 gam                B. 10,08 gam               C. 15,12 gam                           D. 20,16 gam

Bài 2.  Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí. Nếu cho 34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị V là

A. 11,2 lít                    B. 22,4 lít                    C. 53,76 lít                              D. 76,82 lít

Bài 3. Hòa tan hoàn toàn 28,8 gam kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng, tất cả khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành HNO­­­3. Thể tích khí oxi ở đktc đã tham gia vào quá trình trên là

A. 5,04 lít                    B. 7,56 lít                    C. 6,72 lít                                D. 8,96 lít

Bài 4. Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau :

- Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl, tạo ra 1,792 lít H2 (đktc).

- Phần 2 nung trong oxi thu được 2,84 g hỗn hợp oxit.  Giá trị của m là

A. 1,56 gam                B. 2,64 gam                 C. 3,12 gam                            D. 4,68 gam

Bài 5. Chia 38,6 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M có hóa trị duy nhất thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tan vừa đủ trong 2 lít dung dịch HCl thấy thoát ra 14,56 lít H2 (đktc).

- Phần 2: Tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng nóng thấy thoát ra 11,2 lít khí NO duy nhất (đktc)

a. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là

A. 0,45 M                    B. 0,25M                     C. 0,55 M                                D. 0,65 M

b. Khối lượng hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng ở phần 1 là           

A. 65,54 gam              B. 65,45 gam               C. 55,64 gam                           D. 54,65 gam

c. %m của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 30,05 %                  B. 50,05 %                  C. 50,03 %                              D. Kết quả khác

d. Kim loại M là

A. Mg                          B. Fe                           C. Al                                       D. Cu

Bài 6. Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí. Nếu cho 8,7 gam hỗn hợp tác dụng dung dịch NaOH dư ® 3,36 lít khí. Vậy nếu cho 34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2. Các khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích khí NO­2 thu được là

A. 26,88 lít                  B. 53,70 lít                  C. 13,44 lít                              D. 44,8 lít

Bài 7. Cho tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch D, 0,04 mol khí NO và 0,01 mol N2O. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH lấy dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng thu được m gam chất rắn.

a. Giá trị của m là

A. 2,6 gam                  B. 3,6 gam                   C. 5,2 gam                               D. 7,8 gam

b. Thể tích HNO3 đã phản ứng là

A. 0,5 lít                      B. 0,24 lít                    C. 0,26 lít                                D. 0,13 lít

Bài 8. Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H gồm 4 chất rắn, đó là Fe và 3 oxit của nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 672 ml khí NO duy nhất (đktc). Trị số của x là:

a) 0,15                         b) 0,21                         c) 0,24                                     d) Không thể xác định

Bài 9. Hòa tan hoàn toàn a gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc nóng vừa đủ, có chứa 0,075 mol H2SO4, thu được b gam một muối và có 168 ml khí SO2 (đktc) duy nhất thoát ra. Trị số của b là:

a) 9,0 gam                   b) 8,0 gam                   c) 6,0 gam                               d) 12 gam

Bài 10. Trị số của a gam FexOy ở câu (3) trên là:

a) 1,08 gam                 b) 2,4 gam                   c) 4,64 gam                             d) 3,48 gam

Bài 11. Công thức của FexOy  ở câu (3) là:

a) FeO                         b) Fe2O3                      c) Fe3O4                                   d) không xác định được

Bài 12. Khi cho 5,4 gam kim loại nhôm phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng để tạo khí SO2 thoát ra thì lượng kim loại nhôm này đã trao đổi bao nhiêu điện tử?

a) Đã cho 0,2 mol        b) Đã nhận 0,6 mol     c) Đã cho 0,4 mol                    d) Tất cả đều sai

Bài 13. Hòa tan hoàn toàn m gam bột kim loại nhôm vào một lượng dung dịch axit nitric rất loãng có dư, có 0,03 mol khí N2 duy nhất thoát ra. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với luợng dư dung dịch xút, đun nóng, có 672 ml duy nhất một khí (đktc) có mùi khai thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:

a) 3,24 gam                 b) 4,32 gam                 c) 4,86 gam                             d) 3,51 gam

Bài 14. Trộn 60g bột Fe với 30g bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dd axit HCl dư được dd B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Tính V, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 15. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 dư thu được 1,12 l khí NO duy nhất ở đktc. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 thì thu được bao nhiêu lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc.

 

----(Để xem nội dung chi tiết từ câu số 16 đến câu 34 của tài liệu một số phương pháp bảo toàn vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)----

 

II. GIẢI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

Bài 1. Hỗn hợp A gồm 0,1 mol etylenglicol và 0,2 mol chất X. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cần 21,28 lít O2 (đktc) và thu được 35,2 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Tính khôi lượng phân tử X (biêt X chỉ  chứa C, H, O).

A. 72                                       B. 82                                       C. 92                                       D. 102

Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 3,34 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II và hóa trị III bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 0,896 lít khí bay ra (đktc). Tính khôi lượng muối có trong dung dịch A cho kết quả là:

A. 3,34 (gam)                          B. 6,26 (gam)                          C. 3,78 (gam)                          D. Kết quả khác

Bài 3. Khử m gam hỗn hợp A gồm các oxit CuO, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn X và 13,2 gam khí CO2. Tìm giá trị của m.

A. 44,8 (gam).                         B. 53,2 (gam).                         C. 48,4 (gam).                         D. 38,4 (gam).

Bài 4. Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp 2 este đơn chức là đông phân của nhau cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam hỗn hợp 2 muối và 7,8 gam hỗn hợp 2 rượu. Tìm m.

A. 14,8 (gam).                         B. 21,8 (gam).                         C. 15 (gam).                            D. 18,7 (gam).

Bài 5. Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3 , K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 . Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. m có giá trị là :

A. 2,66 gam                            B. 22,6 gam                             C. 26,6 gam                             D. 6,26 gam

Bài 6. Hòa tan 10,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí A (đktc) vỡ 1,54 gam chất rắn B vỡ dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được m gam muối, m có giá trị là :

A. 33,45                                  B. 33,25                                  C. 32,99                                  D. 35,58

Bài 7. Hòa tan hoàn toàn10 gam hỗn hợp Mg vỡ Fe trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được gam muối khan. Khối lượng muối khan thu được là :

A. 1,71 gam                            B. 17,1 gam                             C. 3,42 gam                             D. 34,2 gam

Bài 8. Trộn 5,4 gam Al với 6,0 gam Fe2O3  rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là :

A. 2,24 gam                            B. 9,40 gam                             C. 10,20 gam                           D. 11,40 gam

Bài 9. Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg vỡ Fe tan hoàn toàntrong dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là

A. 2 gam                                 B. 2,4 gam                               C. 3,92 gam                             D. 1,96 gam

Bài 10. Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là:

A. 3,81 gam                            B. 4,81 gam                             C. 5,21 gam                             D. 4,8 gam

 

----(Để xem nội dung chi tiết từ câu số 11 đến câu 20 của tài liệu một số phương pháp bảo toàn vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)----

 

III. PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG

Bài 1. Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO2 vỡ N2(CO3)3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A vỡ 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là

A. 16,33 gam                          B. 14,33 gam                           C. 9,265 gam                           D. 12,65 gam

Bài 2. Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là

A. 0,64 gam                            B. 1,28 gam                             C. 1,92 gam                             D. 2,56 gam

Bài 3. Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A, B (đều có hoá trị II) vào nước được dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam hỗn hợp muối khan. m có giá trị là

A. 6,36 gam                            B. 63,6 gam                             C. 9,12 gam                             D. 91,2 gam

Bài 4. Một bình cầu dung tích 448 ml được nạp đầy oxi rồi cân. Phóng điện để ozon hoá, sau đó nạp thêm cho đầy oxi rồi cân. Khối lượng trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,03 gam. Biết các thể tích nạp đều ở đktc. Thành phần % về thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là

A. 9,375 %                              B. 10,375 %                            C. 8,375 %                              D.11,375 %

Bài 5. Hoỡ tan hoàn toàn4 gam hỗn hợp MCO3 và M'CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 1,12 lít                                B. 1,68 lít                                C. 2,24 lít                                D. 3,36 lít

Bài 6. Cho 1,26 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 3,42 gam muối sunfat. Kim loại đó là

A. Mg                                      B. Fe                                       C. Ca                                       D. Al

Bài 7. Hòa tan hoàn toàn12 gam hỗn hợp hai kim loại X vỡ Y bằng dung dịch HCl ta thu được 12,71gam muối khan. Thể tích khí H2 thu được (đktc) là

A. 0,224 lít                              B. 2,24 lít                                C. 4,48 lít                                D. 0,448 lít

Bài 8. Cho hoà tan hoàn toàn a gam Fe3O4 trong dung dịch HCl, thu được dung dịch D, cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa để ngoài không khí đến khối lượng không đổi nữa, thấy khối lượng kết tủa tăng lên 3,4 gam. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn. Giá trị của a, b lần lượt là

A. 46,4 vỡ 48 gam                  B. 48,4 vỡ 46 gam                  C. 64,4 vỡ 76,2 gam              D. 76,2 vỡ 64,4 gam

Bài 9. Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Mg vỡ Fe tác dụng hết với 200 ml dung dịch CuSO4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn B và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit.

a. Khối lượng Mg và Fe trong A lần lượt là

A. 4,8 vỡ 3,2 gam                   B. 3,6 vỡ 4,4 gam                   C. 2,4 vỡ 5,6 gam                   D. 1,2 vỡ 6,8 gam

b. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4

A. 0,25 M                                B. 0,75 M                                C. 0,5 M                                  D. 0,125 M

Bài 10. Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là

A. 3,81 gam                            B. 4,81 gam                             C. 5,21 gam                             D. 4,86 gam

IV. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

Bài 1. Chia hỗn hợp 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau :

- Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl, tạo ra 1,792 lít H2 (đktc). 

- Phần 2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,84 gam chất rắn.

Khối lượng hỗn hợp 2 kim loại trong hỗn hợp đầu là

A. 2,4 gam                              B. 3,12 gam                             C. 2,2 gam                               D. 1,8 gam

Bài 2. Dung dịch A có chứa 5 ion : Mg2+, Ba2+ , Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO-3 . Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M  vào A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là

A. 150 ml                                B. 300 ml                                C. 200 ml                                D. 250 ml

Bài 3. Dung dịch A chứa các ion CO32-, SO32-, SO42- và 0,1 mol HCO3-, 0,3 mol Na+. Thêm V (lít) dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là

A. 0,15 lít                                B. 0,2 lít                                  C. 0,25 lít                                D. 0,5 lít

Bài 4. Cho tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al vỡ Al2O3 trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Thể tích HCl 2M cần cho vào D để thu được lượng kết tủa lớn nhất là

A. 0,175 lít                              B. 0,25 lít                                C. 0,25 lít                                D. 0,52 lít

Bài 5. Cho tan hoàn toàn10 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl 4M thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Để kết tủa hoàn toàn các ion trong D cần 300 ml dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 0,1 lít                                  B. 0,12 lít                                C. 0,15 lít                                D. 0,2 lít

Bài 6. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 700 ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lit H2 (đktc) và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng Y là

A. 16 gam                               B. 32 gam                                C. 8 gam                                  D. 24 gam

Bài 7. Trộn 100 ml dung dịch AlCl3 1M với 200 ml dung dịch NaOH 1,8M thu được kết tủa A và dung dịch D.

a. Khối lượng kết tủa A là

A. 3,12 gam                            B. 6,24 gam                             C. 1,06 gam                             D. 2,08 gam

b. Nồng độ mol của các chất trong dung dịch D là

A. NaCl 0,2M vỡ NaAlO2 0,6M                                                         B. NaCl 1M vỡ NaAlO2 0,2M

C. NaCl 1M vỡ NaAlO2 0,6M                                                            D. NaCl 0,2M vỡ NaAlO2 0,4M

Bài 8. Một dung dịch có các ion sau : Ba2+ 0,1M ; Na+ 0,15M ; Al3+ 0,1M ; NO-3 0,25M và Cl- a M. Hãy xác định giá trị của a ?

A. 0,4M                       B.  0, 35M                               C. 0,3M                                               D.  0,45M

Bài 9. Một dung dịch có chứa các ion: x mol M3+; 0,2 mol Mg2+; 0,3 mol Cu2+; 0,6 mol SO42-; 0,4 mol NO3-. Cô cạn dung dịch này thu được 116,8 gam hỗn hợp các muối khan. M là:

a) Cr                       b) Fe                      c) Al                            d) Một kim loại khác

Bài 10. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+ , 0,03 mol K+ , x mol Cl- và y mol SO42- .  Tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch là 5,435 gam. Gía trị của x và y lần lượt là :

A. 0,03 và 0,02                       B. 0,05 và 0,01                                    C. 0,01 và 0,03            D. 0,02 và 0,05

Bài 11. Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4  2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 150ml.                                          B. 75ml.                                              C. 60ml.                        D. 30ml.

Bài 12. Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2  0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3  0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là (Cho H = 1; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; K = 39; Ba = 137)

A. 1,59.                                   B. 1,17.                                           C. 1,71.                                   D. 1,95.

 

Trên đây là trích đoạn nội dung một số phương pháp bảo toàn dùng giải bài tập Hóa học, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?