222 câu trắc nghiệm chuyên đề Amin - Amino axit - Protein

222 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP AMIN – AMINOAXIT – PROTEIN

 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi thay H trong hiđrocacbon bằng nhóm NH2 ta thu được amin       

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức có 2 nhóm NH2 và COOH    

C. Khi thay H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.        

D. Khi thay H trong phân tử H2O bằng gốc hiđrocacbon ta thu được ancol.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Amin được cấu tạo bằng cách thay thế H của amoniac bằng 1 hay nhiều gốc hiđrocacbon.

B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

C. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon có thể phân biệt thành amin thành amin no, chưa no và thơm.

D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Amin là hợp chất mà phân tử có nitơ trong thành phần.                      

B. Amin là hợp chất có một hay nhiều nhóm NH2 trong phân tử.

C. Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2n + 3N (n ≥ 1)                                              

D. A và C đúng.

Câu 4:  Cho các chất có cấu tạo như sau:

(1) CH3 - CH2 - NH2; (2) CH3 - NH - CH3; (3) CH3 - CO - NH2 ; (4) NH2 - CO - NH2; (5) NH2 - CH2 - COOH; (6) C6H5 - NH2; (7) C6H5NH3Cl; (8) C6H5 - NH - CH3; (9) CH2 = CH - NH2. Chất nào là amin ?

A. (1); (2); (6); (7); (8)                                                          B.  (1); (3); (4); (5); (6); (9)   

C. (3); (4); (5)                                                                       D. (1); (2); (6); (8); (9).

Câu 5: Công thức chung của amin thơm (chứa 1 vòng benzen) đơn chức bậc nhất là

A. CnH2n – 7NH2 (n ≥ 6)                                                          B. CnH2n + 1NH2 (n≥6)                     

C. C6H5NHCnH2n+1 (n≥6)                                                       D. CnH2n – 3NH2 (n≥6)

Câu 6: Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là

A. CnH2n+3N.                       B. CnH2n+2+kNk.                       C. CnH2n+2-2a+kNk.                    D. CnH2n+1N.

Câu 7: Khẳng định nào sau đây không đúng?

A.  Amin C3H9N có 4 đồng phân cấu tạo.                         

B. Amin có CTPT C4H11N có 3 đồng phân mạch không phân nhánh.

C. Có 5 amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N      

D. Có 5 amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C5H13N

Câu 8: Ứng với công thức phân tử C4H11N, có x đồng phân amin bậc nhất, y đồng phân amin bậc hai và z đồng phân amin bậc ba. Các giá trị x, y và z lần lượt bằng:

A. 4, 3 và 1                         C. 3, 3 và 0                                       B. 4, 2 và 1                              D. 3, 2 và 1

Câu 9: Cho các chất C4H10O, C4H9Cl, C4H10, C4H11N. Số đồng phân cấu tạo của các chất giảm theo thứ tự là

A. C4H11N, C4H10O, C4H9Cl, C4H10                                   B. C4H10O, C4H11N, C4H10, C4H9Cl

C. C4H10O, C4H9Cl, C4H11N, C4H10                                   D. C4H10O, C4H9Cl, C4H10, C4H11N.

Câu 10: Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Bậc của amin phụ thuộc vào số nguyên tử H trong NH3 đã được thay bằng gốc hidrocacbon.          

B. Cho các chất: 1. CH3NH2; 2. CH3NHCH3; 3. (CH3)(C2H5)2N; 4. (CH3)(C2H5)NH; 5.(CH3)2CHNH2. Amin bậc 2 là 2, 4.

C. 2 chất C6H5CHOHCH3 và C6H5NHCH3 có cùng bậc                                     

D. Các amin: etylmetylamin (1) ; etylđimetylamin (2) ; isopropylamin (3) được sắp xếp theo thứ tự bậc amin tăng dần là (2), (3),(1).                               

Câu 11: Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Amin có CTCT (CH3)2CHNH2 có tên thường là izo-propylamin                    

B. Amin có CTCT (CH3)2CH – NH – CH3 có tên thay thế là N-metylpropan -2-amin

C. Amin có CTCT CH3[CH2]3N(CH3)2 có tên thay thế là N,N- đimetylbutan-1-amin     

D. Amin có  CTCT (CH3)2(C2H5)N có tên gọi là đimetyletylamin            

Câu 12: Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Amin tên gọi etyl izo-propyl amin có CTCT là (CH3)2CH(C2H5)NH              

B. N,N- Etylmetylpropan-1-amin có CTCT là (CH3)(C2H5)(CH3CH2CH2)N       

C. Amin bậc 2 có CTPT là C3H7N có tên gọi là etylmetylamin hoặc N–metyletanamin.             

D. Amin có CTCT C6H5-CH2-NH2 có tên gọi là phenylamin.                                                      

Câu 13: Tên gọi của amin nào sau đây là đúng?

A. 2-etylpropan-1-amin                                                           B. N- propyletanamin                    

C. butan-3-amin                                                                      D. N,N-đimetylpropan-2-amin

Câu 14: Cho amin có cấu tạo: CH3-CH(CH3)-NH2 . Chọn tên gọi không đúng?

A. Prop-1-ylamin                B. Propan-2-amin                    C. isoproylamin                             D. Prop-2-ylamin

Câu 15: Tên gọi các amin nào sau đây là không đúng?

A. CH3-NH-CH3 đimetylamin                                                    B. CH3-CH2-CH2NH2 n-propylamin

C. CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin                                          D. C6H5NH2 alanin

Câu 16: Hợp chất có CTCT: m-CH3-C6H4-NH2 có tên theo danh pháp thông thường là

A. 1-amino-3-metyl benzen.                                                   B.  m-toludin.                                 

C. m-metylanilin.                                                                    D. Cả B, C đều đúng.

Câu 17: Giải pháp thực tế nào sau đây không hợp lí ?

A. Tổng hợp chất màu công nghiệp bằng phản ứng của amin thơm với dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl ở nhiệt độ thấp.

B. Tạo chất màu bằng phản ứng giữa amin no và HNO2 ở nhiệt độ cao.

C. Khử mùi tanh của cá bằng giấm ăn.                                          

D. Rửa lọ đựng anilin bằng axit mạnh.

Câu 18: Điều chế anilin bằng cách khử nitrobenzen thì dùng chất khử là

A. khí H2                   B. NH3                                  C. Cacbon                   D. Fe + dung dịch HCl

Câu 19: Ứng dụng nào sau đây không phải của amin?

A. Công nghệ nhuộm.                                                                B. Công nghiệp dược                 

C. Công nghệ tổng hợp hữu cơ.                                                D. Công nghệ giấy.

Câu 20: Trong số các chất sau: C2H6 ; C2H5Cl ; C2H5NH2 ; CH3COOC2H5 ; CH3COOH ; CH3CHO ; CH3OCH3 chất nào tạo được liên kết H liên phân tử?

A. C2H6                     B. CH3COOCH3                   C. CH3CHO ; C2H5Cl                        D. CH3COOH ;C2H5NH2.

Câu 21: Metylamin dễ tan trong H2O do nguyên nhân nào sau đây ?

A. Do nguyên tử N còn cặp electron tự do dễ nhận H+ của H2O.

B. Do metylamin có liên kết H liên phân tử.

C. Do phân tử metylamin phân cực mạnh.                                    

D. Do phân tử metylamin tạo được liên kết H với H2O.

Câu 22: Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Trong các chất: CH3Cl, CH3OH, CH3OCH3, CH3NH2 thì CH3OH là chất lỏng ở điều kiện thường.

B. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn so với hiđrocacbon có phân tử khối tương đương do có liên kết H giữa các phân tử ancol.

C. Phenol là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường.

D. Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường ,có mùi khai, tương tự như amoniac.

Câu 23: Khi cho anilin vào ống nghiệm chứa nước, hiện tượng quan sát được là

A. Anilin tan trong nước tạo dung dịch trong suốt.                      

B. Anilin không tan tạo thành lớp dưới đáy ống nghiệm.

C. Anilin không tan nổi lên trên lớp nước.

D. Anilin ít tan trong nước tạo dung dịch bị đục, để lâu có sự tách lớp.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?

A. Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước

B. Các amin khí có mùi tương tự aminiac, độc                             

C. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen

D. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng

Câu 25: Hợp chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. butylamin.                           B. Tert butylamin               C. Metylpropylamin          D. Đimetyletylamin

Câu 26: Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất?

A. ancol metylic < axit fomic < metylamin < ancol etylic             

B. ancol metylic < ancol etylic < metylamin < axit fomic

C. metylamin < ancol metylic < ancol etylic < axit fomic             

D. axit fomic < metylamin < ancol metylic < ancol etylic

Câu 27: Cho ba hợp chất butylamin (1), ancol butylic (2) và pentan (3). Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là:

A. (1) > (2) > (3).         B. (1) > (3) > (2).        C. (2) > (1) > (3).         D. (3) > (2) > (1).

Câu 28: Cho các chất CH3NH2, C2H5NH2, CH3CH2CH2NH2. Theo chiều tăng dần phân tử khối Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước tăng dần                                                                                               

B. Nhiệt độ sôi giảm dần, độ tan trong nước tăng dần                                                                                     

C. Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước giảm dần     

D. Nhiệt độ sôi giảm dần, độ tan trong nước giảm dần

Câu 29: Cho các chất sau: Ancol etylic (1), etylamim (2), metylamim (3), axit axetic (4).

Dãy sắp sếp theo chiều có nhiệt độ sôi tăng dần là dãy nào ?

A. (2) < (3) < (4) < (1)                                                           B. (2) < (3) < (4) < (1)                     

C.  (3) < (2) < (1) < (4)                                                          D. (1) < (3) < (2) < (4)

Câu 30: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là

A. C4H10, C3H7NH2, C3H7F, C3H7OH, CH3CH2COOH               

B. C4H10, C3H7Cl, C3H7NH2, C3H7OH, CH3CH2COOH

C. Benzen, toluen, phenol, CH3COOH                                         

D. (CH3)3N, CH3CH2OH, CH3CH2CH2NH2, HCOOH

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 31 đến câu 200 vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)---

 

Bài 200: Cho 11,8 g hỗn hợp X gồm 3 amin : n-propyl amin, etylmetylamin, trimetyl amin. Tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :

A. 100ml                      B. 150 ml                               C. 200 ml                                D. Kết quả khác

Bài 201: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Giá trị của a là :

A. 0 ,05 mol                B. 0,1 mol                               C. 0,15 mol                             D. 0,2 mol

Bài 202: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 22 g CO2 và  14,4 g H2O. CTPT của hai amin là :

A. CH3NH2 và C2H7N     B. C3H9N và C4H11N C. C2H7N và C3H9N    D. C4H11N và C5H13 N

Bài 203: Chất nào sau đây đồng thời tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

A. C2H3COOC2H5               B. CH3COONH4           C. CH3CHNH2COOH      D. Cả A, B, C  

Bài 204: Một hợp chất hữu cơ X có CTPT C2H7O2N. X dễ dàng phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl. CTCT phù hợp của X là :

A. CH2NH2COOH            C. HCOONH3CH3                   B. CH3COONH4             D. Cả A, B và C

Bài 205: Tương ứng với CTPT C3H9O2N có bao nhiêu đồng phân cấu tạo vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl.

A. 3                             B. 9                             C.12                               D.15

Bài 206: Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH  tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :

A. 15,65 g                               B. 26,05 g                      C. 34,6 g                              D. Kết quả khác

Bài 207: Cho 22,15 g muối gồm CH2NH2COONa và CH2NH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì lượng chất rắn thu được là :

A. 46,65 g                               B. 45,66 g                   C. 65,46 g                               D. Kết quả khác           

Bài 208: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :

A. 100 ml                                B. 150 ml                     C. 200 ml                               D. 250 ml

Bài 209: Cho 20,15 g hỗn hợp X gồm (CH2NH2COOH và CH3CHNH2COOH) tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M . Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X là:

A. 55,83 % và 44,17 %        C. 53,58 % và 46,42 %      B. 58,53 % và 41,47 %       D. 52,59 % và 47,41%

Bài 210: Cho 4,41 g một aminoaxit X tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 5,73 g muối. Mặt khác cũng lượng X như trên nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,505 g muối clorua. Xác định CTCT của X.

A. HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH                                   B. CH3CH(NH2)COOH                               

C. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH                                                D. Cả A và C

Bài 211: Một amino axit (X) có công thức tổng quát NH2RCOOH. Đốt cháy hoàn toàn  a mol X thu được 6,72 (l) CO2 (đktc) và 6,75 g H2O. CTCT của X là :

A. CH2NH2COOH           B. CH2NH2CH2COOH              C. CH3CH(NH2)COOH          D. Cả B và C    

Bài 212: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất ?

A. NH3                              B. C6H5NH2                             C. CH3-CH2-CH2-NH2         D. CH3-CH(CH3)-NH2        

Bài 213: Một amino axit no X chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 0,89 g X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 1,255 g muối. CTCT của X là:

A. H2N-CH2-COOH           B. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH      C. H2N-CH2-CH2-COOH    D. B, C, đều đúng.

Bài 214: A + HCl => RNH3Cl. Trong đó ( A) (CxHyNt) có % N = 31,11%. CTCT của A là :

A. CH3 - CH2 - CH2 - NH2 

B. CH3 - NH - CH3  

C. C2H5NH2

D. C2H5NH2 và CH3 - NH - CH3

Bài 215: Lí do nào sau giải thích tính bazơ của monoetylamin mạnh hơn amoniac :

A. Nguyên tử N còn đôi electron chưa tạo liên kết                B. ảnh hưởng đẩy electron của nhóm -C2H5

C. Nguyên tử N có độ âm điện lớn                                        D. Nguyên tử  nitơ ở trạng thái lai hoá

Bài 216: Những chất nào sau đây lưỡng tính :

A. NaHCO3                B. H2N-CH2-COOH                         C. CH3COONH4        D. Cả A, B, C                       

Bài 217: Người ta điều chế anilin bằng cách nitro hoá 500 g benzen rồi khử hợp chất nitro sinh ra. Khối lượng anilin thu được là bao nhiêu biết rằng hiệu suất mỗi giai đoạn đều đạt 78%.

A. 362,7 g                   B. 463,4 g                               C. 358,7 g                   D. 346,7 g

Bài 218: 9,3 g một ankylamin cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 g  kết tủA. CTCT là :

A. C2H5NH2             B. C3H7NH2                          C. C4H9NH2             D. CH3NH2

Bài 219: (A) là một hợp chất hữu cơ có CTPT C5H11O2N. Đun (A) với dung dịch NaOH thu được một hợp chất có CTPT C2H4O2NNa và chất hữu cơ (B). Cho hơi qua CuO/t0 thu được chất hữu cơ (D) có khả năng cho phản ứng tráng gương. CTCT của A là :

A. CH2 = CH - COONH3 - C2H5                            B. CH3(CH2)4NO2

C. H2N- CH2 - CH2 - COOC2H5                            D. NH2 - CH2COO - CH2 - CH2 - CH3

Bài 220: Dung dịch etylamin có tác dụng với dung dịch của muối nào dưới đây :

A. FeCl3                     B. NaCl                       C. Hai muối FeCl3 và NaCl               D. AgNO3

Bài 221: Sắp xếp các hợp chất sau đây theo thứ tự giảm dần tính bazơ :

(1) C6H5NH2

(2) C2H5NH2            

(3) (C6H5)2NH 

(4) (C2H5)2NH      

(5) NaOH       

(6) NH3

A.  (5) > (4) > (2) > (1) > ( 3) > (6)                             B. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6)

C. (4) > (5) > ( 2) > (6) > ( 1) > (3)                             D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3)

Bài 222: Nhiệt độ sôi của C4H10 (1), C2H5NH2 (2), C2H5OH (3) tăng dần theo thứ tự:

A. (1) < (2) < (3)         B. (1) < (3) < (2)         C. (2) < ( 3) < (1)        D. ( 2) < ( 1) < (3)     

 

Trên đây là nội dung đề và đáp án 222 câu trắc nghiệm chuyên đề Amin - Amino axit - Protein, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!   

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?