Trắc nghiệm xác định tính chất và đặc điểm của Ánh sáng đơn sắc có đáp án môn Vật lý 12

XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC

Bài 1: Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng của nó trong không khí là 0,7μm và trong chất lỏng trong suốt là 0,56μm. Chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đó là:

A. 1,5.                         B. 1,4.                        

C. 1,7.                         D. 1,25.

Bài 2: Bước sóng của ánh sáng màu đỏ trong không khí là 0,75 μm. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 4/3. Bước sóng của nó trong nước là

A. 0,546 μm.               B. 0,632 μm.              

C. 0,445 μm.               D. 0,5625 μm.

Bài 3: Bước sóng ánh sáng vàng trong chân không là 6000 (A°). Biết chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng vàng là 1,59. Bước sóng của ánh sáng ấy trong thủy tinh là

A. 3774 (A0).              B. 6000 (A°).             

C. 9540 (A°).              D. 954 (A°).

Bài 4: Chiết suất của một môi trường trong suốt phụ thuộc bước sóng ánh sáng trong chân không theo công thức: n = 1,1 + 1052, trong đó λ tính bằng nm. Chiết suất của tia tím ứng với λ = 400 nm là

A. 1,54.                       B. 1,425.                    

C. 1,725.                     D. 1,6125.

Bài 5: Chiết suất của một môi trường trong suốt phụ thuộc bước sóng ánh sáng trong chân không theo công thức: n = 1,3 + 5.104/ λ2, trong đó λ tính bằng nm. Chiết suất của tia tím ứng với λ = 400 nm là

A. 1,54                                    B. 1,425                                 

C. 1,725                                  D. 1,6125.

Bài 6: Chiết suất của một môi trường trong suốt phụ thuộc bước sóng ánh sáng trong chân không theo công thức: n = 1,3 + 5.104/λ2, trong đó λ tính bằng nm. Nếu chiết suất của tia đỏ là 1,422 bước sóng của tia này là

A. 745 nm.                  B. 640 nm.                 

C. 750 nm.                  D. 760 nm.

Bài 7: Một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai đcm sắc màu vàng và màu lục truyền từ không khí vào nước dưới góc tới i (0 < i < 90°). Chùm tia khúc xạ:

A. Gồm hai đơn sắc màu vàng và màu lục trong đó chùm tia màu lục lệch ít hơn

B. Gồm hai đơn sắc màu vàng và màu lục trong đó chùm tia màu vàng lệch ít hơn

C. vẫn là một chùm tia sáng hẹp song song và góc khúc xạ lớn hơn góc tới

D. vẫn là một chùm tia sáng hẹp song song và góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Bài 8: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu vàng vào nước trong suốt, ánh sáng nhìn từ dưới mặt nước:

A. có màu vàng.                                  B. bị tán sắc thành các màu vàng, lục.

C. chuyển sang màu đỏ.                     D. chuyển sang màu lục.

Bài 9: Chiếu chùm sáng hẹp gồm hai bức xạ vàng và lam từ trong nước ra không khi sao cho không có hiện tượng phán xạ toàn phần. Nhận định nào sau đây là đúng

A. Không xác định được sự khác nhau của các góc khúc xạ.

B. Tia vàng đi ra xa pháp tuyến hơn.

C. Tia lam đi ra xa pháp tuyến hơn.

D. Cá hai tia cùng có góc khúc xạ như nhau.

Bài 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng?

A. Quang phổ của ánh sáng trắng có bảy màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

B. Chùm ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính

C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. 

D. Các tia sáng song song gồm các màu đơn sắc khác nhau chiếu vào mặt bên cita một lăng kính thì các tia ló ra ở mặt bên kia có góc lệch khác nhau so với phương ban đầu.

Bài 11: Hiện tượng tán sắc xảy ra

A. chỉ với lăng kính thuỷ tinh.

B. chỉ với các lăng kính chất rắn hoặc chất lỏng.

C. ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau.

D. ở măt phân cách một môi trường rắn hoặc lỏng, với chân không (hoặc không khí)

Một lăng kính thuỷ tinh có tiết diện thẳng là một tam giác ABC góc chiết quang 45° đặt trong không khí. Một chùm tia sáng đơn sắc màu lục hẹp song song đên AB theo phương vuông góc với nó cho chùm tia ló ra ngoài năm sát với mặt bên AC.

Bài 12: Tính chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu lục.

A. 1,41.                       B. 1,42.                                  

C. 1,43.                       D. 1,44.

Bài 13: Khi chiếu chùm tia tới là chùm ánh sáng hẹp gồm bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím thì tia ló ra khỏi AC gồm những màu nào?

A. đỏ, vàng, lục         B. lục, lam, chàm tím.

C. đỏ, vàng, lục, tím.  D. tím, chàm.

Bài 14: Chiếu một tia sáng màu lục từ thuỷ tinh tới mặt phân cách với môi trường không khí, người ta thấy tia ló đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Thay tia sáng lục bằng một chùm tia sáng song song, hẹp, chứa đồng thời ba ánh áng đơn sắc: màu vàng, màu lam và màu tím chiếu tới mặt phân cách trên theo đúng hướng cũ thì chùm tia sáng ló ra ngoài không khí là

A. chùm tia sáng màu vàng.

B. hai chùm tia sáng màu lam và màu tím.

C. ba chùm tia sáng: màu vàng, màu lam và màu tím.

D. hai chùm tia sáng màu vàng và màu lam.

Bài 15: Chiếu chùm sáng hẹp đơn sắc song song màu vàng theo phương vuông góc với mặt bên của một lăng kính thì tia ló đi là là trên mặt bên thứ hai của lăng kính. Nếu thay bàng chùm sáng gồm bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, cam, lục và tím thì các tia ló ra khỏi lăng kính ở mặt bèn thứ hai

A. tia cam và tia đỏ.                            B. tia cam và tím.

C. tia tím, lục và cam.                         D. tia lục và tím.

Bài 16: Chiếu một tia sáng màu lục từ thủy tinh tới mặt phân cách với môi trường không khí, người ta thấy tia ló đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Thay tia sáng lục bằng một chùm tia sáng song song, hẹp, chứa đồng thời ba ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu lam, màu tím chiếu tới mặt phân cách trên theo đúng hướng cũ thì chùm tia sáng ló ra ngoài không khí là

A. ba chùm tia sáng: màu vàng, màu lam và màu tím.

B. chùm tia sáng màu vàng.

C. hai chùm tia sáng màu lam và màu tím.

D. hai chùm tia sáng màu vàng và màu lam.

Bài 17. Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló không ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu:

A. tím, lam, đỏ.           B. đỏ, vàng, lam.                     C. đỏ, vàng.    D. lam, tím.

Bài 18: Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng

A. xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, hoặc khí.    B. chỉ xảy ra với chất rắn, và chất lỏng

C. chỉ xảy ra với chất rắn.                               D. là hiện tượng đặc trưng của thuỷ tinh.

Bài 19: Chiết suất của một môi trường trong suôt nhất định thông thường (như thủy tinh, không khí..) đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì

A. phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đó.

B. phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng đó.

C. phụ thuộc vào phương truyền của ánh sáng đó.

D. phụ thuộc vào công suất của chùm sáng.              

Bài 20: Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với ánh sáng

A. bước sóng dài thì càng nhỏ.                      B. bước sóng dài thì càng lớn.

C. tím nhỏ hơn đối với ánh sáng lục            D. lục nhỏ hơn đối với ánh sáng vàng.

Bài 21: (ĐH−2011) Một lăng kính có góc chiết quang A = 6° (coi là góc nhỏ) được đặt trong không khí. Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, rất gần cạnh của lăng kính. Đặt một màn E sau lăng kính, vuông góc với phương của chùm tia tới và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1,2 m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,642 và đối với ánh sáng tím là nt = 1,685. Độ rộng từ màu đỏ đến màu tím của quang phổ liên tục quan sát được trên màn là

A. 4,5 mm,                  B. 36,9 mm.               

C. 10,1 mm.                D. 5,4 mm.

Bài 22: Ánh sáng đơn sắc có tần số 4.1014 Hz truyền trong chân không với bước sóng 750 nm. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,55. Tần số của ánh sáng trên khi truyền trong môi trường trong suốt này

A. lớn hơn 4.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 750 nm.

B.  vẫn bằng 4.1014 Hz còn bước sóng lớn hơn 750 nm.

C. vẫn bằng 4.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 750 nm.

D. nhỏ hơn 4.1014 Hz còn bước sóng bằng 750nm.

 

1.D

2.C

3.A

4.C

5.D

6.B

7.B

8.A

9.C

10.B

11.C

12.A

13.A

14.A

15.A

16.B

17.D

18.A

19.A

20.A

21.D

22.C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Trắc nghiệm xác định tính chất và đặc điểm của Ánh sáng đơn sắc có đáp án môn Vật lý 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?