100 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GIAO THOA ÁNH SÁNG QUA KHE Y-ÂNG
Bài 1: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh lần lượt là 0,48 mm và 0,54 mm. Tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 8,64 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân sáng tại đó. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân.
A. 3. B. 5.
C. 4. D. 6.
Bài 2: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là 0,48 mm và 0,64 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 34,56 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân sáng tại đó. Trên đoạn AB quan sát được 109 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân.
A. 3. B. 5.
C. 19. D. 18.
Bài 3: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân hên màn ảnh thu được lần lượt là 0,5 mm và 0,3 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 9 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân tối tại đó. Trên đoạn AB quan sát được 42 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân.
A 3 B. 5.
C. 6. D. 18.
Bài 4: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,21 mm và 0,15 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 3,15 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân tối tại đó. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân.
A. 2. B. 5.
C. 6. D. 3.
Bài 5: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là λ1 = 0,5 mm và λ2 = 0,4 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 5 mm. Tại A cả hai hệ vân đều cho vân sáng, còn tại B hệ i1 cho vân sáng hệ i2 cho vân tối. Trên đoạn AB quan sát được 21 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả tràng nhau của hai hệ vân?
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
Bài 6: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là λ1 = 0,5 mm và λ2 = 0,4 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 8,3 mm. Tại A cả hai hệ vân đều cho vân sáng, còn tại B cả hai hệ đều không cho vân sáng hoặc vân tối. Trên đoạn AB quan sát được 33 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân?
A. 3. B. 9.
C. 5. D. 8.
Bài 7: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe I−âng và phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,6 μm và bước sóng λ chưa biết. Khoảng cách hai khe 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn 1 m. Trong một khoảng rộng L = 24 mm trên màn, đếm được 17 vạch sáng, trong đó có ba vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân. Tính bước sóng λ, biết hai trong ba vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L.
A. 0,48 μm. B. 0,46 μm.
C. 0,64 μm. D. 0,56 μm.
Bài 8: Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng, cho khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, từ 2 khe đến màn là 1 m, ta chiếu vào 2 khe đồng thời bức xạ λ1 = 0,5 μm và λ2 , giao thoa trên màn người ta đếm được trong bề rộng L = 3,0 mm có tất cả 9 cực đại của λ1 và λ2 trong đó có 3 cực đại trùng nhau, biết 2 trong số 3 cực đại trùng ở 2 đầu. Giá trị λ2 là
A. 0,60 μm. B. 0,75 μm.
C. 0,54 μm. D. 0,57 μm.
Bài 9: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,6 μm và λ2 = 0,45 μm. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1, và điểm N là vân sáng bậc 8 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm cùng về một phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 6 vạch sáng. B. 4 vạch sáng.
C. 7 vạch sáng. D. 5 vạch sáng.
Bài 10: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,6 μm và λ2 = 0,45 μm. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M ửên màn là vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1, và điểm N là vân sáng bậc 7 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm cùng về một phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 6 vạch sáng. B. 4 vạch sáng.
C. 7 vạch sáng. D. 5 vạch sáng.
Bài 11: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng, thực hiện đồng thời với hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 = 0,75 λ1 nhận được hệ thống vân giao thoa trên màn. Trên màn, điểm M là vân sáng bậc 1 của bức xạ A.1, và điểm N là vân sáng bậc 5 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm cùng về một phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 6 vạch sáng. B. 4 vạch sáng.
C. 7 vạch sáng. D. 8 vạch sáng.
Bài 12: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,42 μm và λ2 = 0,525 μm. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 4 của bức xạ λ2, và điểm N là vân sáng bậc 10 của bức xạ λ1. Biết M và N nằm cùng về một phía so với vân sáng trưng tâm. Trừ hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 10 vạch sáng. B. 9 vạch sáng.
C. 8 vạch sáng. D. 7 vạch sáng.
Bài 13: Trong thí nghiệm I−âng giao thoa ánh sáng. Nguồn sáng phát ra hai bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,5 μm và λ2 = 0,75 μm. Xét tại M là vân sáng bậc 6 của vân sáng tương ứng với bước sóng λ1 và tại N là vân sáng bậc 6 ứng với bước sóng λ2 (M, N ở cùng phía đối với tâm O). Trên MN ta đếm được bao nhiêu vân sáng?
A. 3 vạch sáng. B. 9 vạch sáng.
C. 8 vạch sáng. D. 5 vạch sáng.
Bài 14: Thí nghiệm I−âng giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 μm và λ2 = 0,6 μm. Xét tại M là vân sáng bậc 6 của vân sáng ứng với bước sóng λ1. Trên đoạn MO (O là vân sáng trung tâm) ta đếm được
A. 10 vân sáng. B. 8 vân sáng.
C. 12 vân sáng. D. 9 vân sáng.
Bài 15: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng khoảng cách hai khe a = 1 mm, khoảng cách hai khe tới màn D = 2 m. Giao thoa thực hiện đồng thời với hai bức xạ có bước sóng λ1 = 400 nm và λ2 = 800 nm. Số vạch sáng quan sát được trên đoạn AB = 14,4 mm đối xứng qua vân trung tâm của màn là
A. 44 vạch sáng. B. 19 vạch sáng.
C. 42 vạch sáng. D. 37 vạch sáng.
Bài 16: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng, thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,64 μm trên màn giao thoa, trên một đoạn L thấy có 5 vân sáng (vân trung tâm nằm chính giữa, hai đầu là hai vân sáng). Nếu thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 = 0,48 μm trên đoạn L số vạch sáng đếm được là
A. 11 vạch sáng. B. 10 vạch sáng.
C. 9 vạch sáng. D. 8 vạch sáng.
Bài 17: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,6 μm và λ2 = 0,45 μm. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 2 của bức xạ λ1, và điểm N là vân sáng bậc 2 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm về hai phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 5 vạch sáng. B. 4 vạch sáng.
C. 7 vạch sáng. D. 6 vạch sáng.
Bài 18: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,42 μm và λ2 = 0,525 μm. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 4 của bức xạ λ1, và điểm N là vân thứ 19 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm về hai phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai điểm M, N thì trong khoảng MN có
A. 15 vạch sáng. B. 13 vạch sáng.
C. 26 vạch sáng. D. 44 vạch sáng.
Bài 19: (CĐ−2010) Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng đồng thời bởi hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 và λ2. Trên màn quan sát có vân sáng bậc 12 của λ1 trùng với vân sáng bậc 10 của λ2. Tỉ số λ1/λ2 bằng
A. 6/5. B. 2/3.
C. 5/6. D. 3/2.
Bài 20: Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng, hai Idle I−âng cách nhau 2 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1 m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Thay bức xạ trên bằng bức xạ có bước sóng λ' > λ thì tại vị trí của vân sáng thứ 3 của bức xạ λ có một vân sáng của bức xạ λ'. Bức xạ λ' có giá trị nào dưới đây
A. 0,52 μm. B. 0,58 μm.
C. 0,48 μm. D. 0,6 μm.
Bài 21: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,48 μm và λ2 = 0,64 μm. Người ta thấy tại vị trí vân sáng bậc 4 của bức xạ λ1 cũng có vân sáng bậc k của bức xạ λ2 trùng tại đó. Bậc k đó là
A. 3. B. 4.
C. 2. D. 5.
Bài 22: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1 và λ2 = 0,64 μm. Xác định λ1 để vân sáng bậc 3 của %2 trùng với một vân sáng của λ1. Biết 0,46 μm ≤ λ1 ≤ 0,55 |um.
A. 0,46 μm. B. 0,48 µm.
C. 0,52 μm. D. 0,55 µm.
Bài 23: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng với lần lượt với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 thì tại hai điểm A và B trên màn đều là vân sáng. Đồng thời trên đoạn AB đếm được số vân sáng lần lượt là 13 và 11. λ1 có thể là
A. 0,712 μm. B. 0,738 μm.
C. 0,682 μm. D. 0,58 μm.
Bài 24: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1và λ2 = 0,4 μm. Xác định λ1 để vân sáng bậc 2 của λ2 trùng với một vân tối của λ1. Biết 0,38 μm ≤ λ1 ≤ 0,76 μm.
A. 0,6 μm. B. 8/15 μm.
C. 7/15 μm. D. 0,65 μm.
Bài 25: Giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1 và λ2 = 0,72 μm. Ta thấy vân sáng bậc 9 của λ1 trùng với một vân sáng của 7,2 và vân tối thứ 3 của λ2trùng với một vân tối của λ1. Biết 0,4 μm ≤ λ1 ≤ 0,76 μm. Xác định bước sóng λ1.
A. 0,48 μm. B. 0,56 μm.
C. 0,4 μm. D. 0,64 μm.
Bài 26: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,8 mm và i2 = 1,2 mm. Điểm M trên màn là vị trí trùng nhau của hai vân sáng của hai hệ. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có thể bằng
A. 3,2 (mm). B. 2,0 (mm).
C. 4,8 (mm). D. 2,8 (mm).
Bài 27: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,7 mm và i2 = 0,9 mm. Xác định toạ độ các vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai hệ vân trên màn giao thoa (trong đó n là số nguyên).
A. x =6,3.n (ram) B. x= l,8.n(mm)
C. x = 2,4.n (mm) D. x = 7,2.n (mm)
Bài 28: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là ii = 0,7 mm và i2 = 0,9 mm. Điểm M trên màn là vị trí trùng nhau của hai vân sáng của hai hệ. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có thế bằng
A. 6,3 (mm). B. 2,7 (mm).
C. 4,8 (mm). D. 7,2 (mm).
Bài 29: Trong thí nghiệm Yâng, khoảng cách giữa hai khe là 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát 1,2 m. Nguồn sáng gồm hai bức xạ có bước sóng 0,45 μm và 0,75 μm công thức xác định vị trí hai vân sáng trùng nhau của hai bức xạ (trong đó k là số nguyên).
A. 9k(mm). B. 10,5k (mm).
C. 13,5k(mm). D. 15k(mm).
Bài 30: Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,6 µm và 0,5 µm vào hai khe thì thấy trên màn có những vị trí tại đó vân sáng của hai bức xạ trùng nhau, gọi là vân trùng. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân trùng.
A. 5 mm. B. 4 mm.
C. 6 mm. D. 3 mm.
Bài 31: Trong thí nghiệm I−âng khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, màn ảnh cách hai khe 2 m. Khi nguồn phát bức xạ λ1 thì trong đoạn MN = 1,68 cm trên màn người ta đếm được 8 vân sáng, tại các điểm M, N là 2 vân sáng. Khi cho nguồn phát đồng thời hai bức xạ: bức xạ λ1 ở trên và bức xạ có bước sóng λ2 = 0,4 μm thì khoảng cách ngắn nhất giữa các vị trí trên màn có 2 vân sáng của hai bức xạ trùng nhau là
A. 3,6 mm. B. 2,4 mm.
C. 4,8 mm. D. 9,6 mm.
Bài 32: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,21 mm và 0,15 mm. Điểm M trên màn là vị trí trùng nhau của hai vân tối của hai hệ. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có thể bằng
A. 1,225 (mm). B. 1,050 (mm).
C. 0,525 (mm). D. 0,575 (mm).
Bài 33: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách hai khe 0,8 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn 2,4 m. Giao thoa thực hiện đồng thời với hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,45 (μm) và λ2 = 0,75 (μm). Điểm M trên màn là vị trí trùng nhau của hai vân tối của hai hệ. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có thể bằng
A. 4,225 (mm). B. 3,050 (mm).
C. 3,525 (mm). D. 3,375 (mm).
Bài 34: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách hai khe 0,8 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn 2,4 m. Giao thoa thực hiện đồng thời với hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,45 (μm) và λ2 = 0,75 (μm). Lập công thức xác định vị trí trùng nhau của các vân tối của hai bức xạ trên màn (n là số nguyên).
A. x = l,2.n + 3,375 (mm) B. x = 6,75.n + 4,375 (mm)
C. x = 6,75n + 3,375 (mm) D. x = 3,2.n (mm)
Bài 35: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,21 mm và 0,15 mm. Khoảng cách ngắn nhất giữa vị trí trên màn giao thoa có hai vân tối trùng nhau là
A. 2,5 (mm) B. 0,35 (mm)
C. 0,525 (mm) D. 1,05 (mm)
Bài 36: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,3 mm và i2 = 0,4 mm. Điểm M trên màn hệ 1 cho vân sáng và hệ 2 cho vân tối. Điểm M gần nhất cách vân trung tâm là
A. 0,9 mm. B. 1,2 mm.
C. 0,8 mm. D. 0,6 mm.
Bài 37: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là ii = 0,3 mm và i2 = 0,4 mm. Hai điểm M và N trên màn mà tại các điểm đó hệ 1 cho vân sáng và hệ 2 cho vân tối. Khoảng cách MN nhỏ nhất là
A. 0,9 mm. B. 1,2 mm.
C. 0,8 mm. D. 0,6 mm.
Bài 38: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,3 mm và i2 = 0,45 mm. Có hai điểm M và N trên màn mà tại các điểm đó hệ i2 cho vân sáng và hệ i1 cho vân tối. Khoảng cách MN nhỏ nhất là
A. 0,75 mm. B. 0,9 mm.
C. 0,45 mm. D. 0,6 mm.
Bài 39: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 thì trên màn quan sát xuất hiện các vân giao thoa với vân trung tâm nằm ở giữa trường giao thoa. Chọn kết luận đúng.
A. Có thể không tồn vị trí mà hai vân sáng của hai ánh sáng đơn sắc trùng nhau.
B. Luôn tồn tại vị trí mà hai vân tối của hai ánh sáng đơn sắc trùng nhau.
C. Neu không có vị trí mà vân sáng của λ1 trùng với vân tối của λ1 thì có thể có vị trí mà vân sáng của λ1 trùng với vân tối của λ1.
D. Nếu có vị trí mà vân sáng của λ1 trùng với vân tối của λ1 thì cũng có vị ừí mà vân sáng của Xỉ trùng với vân tối của λ1.
Bài 40: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa trên màn lần lượt là 0,2 mm và 0,35 mm. Biết bề rộng trường giao thoa là 4 mm. Số vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai hệ vân trên trường giao thoa là
A. 3 B. 5
C. 7 D. 4
Bài 41: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,8 mm và 0,6 mm. Biết bề rộng trường giao thoa là 4,8 mm. Số vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai hệ vân trên trường giao thoa là
A. 6 B. 5
C. 3 D. 7
Bài 42: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 = 480 nm và λ2 = 640 nm. Giao thoa được quan sát trên một vùng rộng L = 2 cm đối xứng về hai phía so với vân trung tâm. Tìm số vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai bức xạ trên đoạn L.
A. 7. B. 6.
C. 9. D. 13.
Bài 43: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 = 500 nm và λ2 = 750 nm. Giao thoa được quan sát trên một vùng rộng L = 3,25 cm đối xứng về hai phía so với vân trung tâm. Tìm số vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai bức xạ trên đoạn L.
A. 13. B. 10. C. 12. D. 11.
Bài 44: Tiến hành giao thoa ánh sáng I−âng bằng ánh sáng tổng hợp gồm 2 bức xạ có bước sóng λ1 = 500 nm và λ2 = 400 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Be rộng trường giao thoa L = 1,3 cm. Hỏi trên trường giao thoa quan sát được bao nhiêu vạch sáng?
A. 537 B. 60. C. 69. D. 41.
Bài 45: Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y−âng cách nhau 1 mm và cách màn quan sát 2 m. Nguồn sáng dùng bong thí nghiệm gồm hai thành phần đơn sắc đỏ và lục có bước sóng lần lượt là 750 nm và 550 nm. Biết hai vân sáng của hai ánh sáng đơn sắc chồng chập lên nhau cho vân màu vàng. Hai điểm M và N nằm hai bên vân sáng trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 6,4 mm và 26,5 mm. Số vân màu vàng quan sát được trên đoạn MN là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài 46: Thực hiện giao thoa ánh sáng với thí nghiệm Y−âng. Chiếu sáng đồng thời hai khe Y−âng bằng hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 thì khoảng vân tương ứng là i1 = 0,48 mm và i2 = 0,36 mm. Xét điểm A bên màn quan sát, cách vân sáng chính giữa O một khoảng x = 2,88 mm. Trong khoảng từ vân sáng chính giữa O đến điểm A (không kể các vạch sáng ở O và A) ta quan sát thấy tổng số các vạch sáng là
A. 11 vạch. B. 9 vạch. C. 7 vạch. D. 16 vạch.
Bài 47: Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y−âng đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc đơn sắc màu đỏ và màu lục thì khoảng vân giao thoa bên màn lần lượt là 1,5 mm và 1,1 mm. Hai điểm M và N nằm hai bên vân sáng trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 6,4 mm và 26,5 mm. số vân sáng màu đỏ quan sát được bên đoạn MN là
A. 20. B. 30. C. 28. D. 22.
Bài 48: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,5 mm và i2 = 0,3 mm. Biết bề rộng thoa là 5 mm. Số vị trí trên trường giao thoa có 2 vân tối của hai hệ trùng nhau là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Bài 49: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,5 mm và i2 = 0,3 mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở hai phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 2,5 mm và 6,5 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân tối trùng nhau của hai bức xạ là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Bài 50: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là ii = 0,5 mm và i2 = 0,4 mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 2,25 mm và 6,75 mm. Trên đoạn MN, số vị trí mà vân sáng hệ 1 trùng với vân tối hệ 2 là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 2.
Bài 51: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,3 mm và i2 = 0,4 mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 2,25 mm và 6,75 mm. Trên đoạn MN, số vị trí mà vân sáng hệ 1 trùng với vân tối hệ 2 là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Bài 52: Khi giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc nhìn thấy có bước sóng khác nhau thì trên màn ảnh ta thấy có tối đa mấy loại vạch sáng có màu sắc khác nhau?
A. 6. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài 53: Khi giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với ba ánh sáng đơn sắc nhìn thấy có bước sóng khác nhau thì trên màn ảnh ta thấy có tối đa mấy loại vạch sáng có màu sắc khác nhau?
A. 6. B. 7. C. 3. D. 4.
Bài 54: Khi giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với bốn ánh sáng đơn sắc nhìn thấy có bước sóng khác nhau thì trên màn ảnh ta thấy có tối đa mấy loại vạch sáng có màu sắc khác nhau?
A. 16. B. 17. C. 15. D. 14.
Bài 55: Giao thoa I−âng khoảng cách hai khe a, khoảng cách từ hai khe đến màn 1 m. Giao thoa đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,4 (μm) và λ2 = 0,5 (μm). Tại điểm M trên màn có cách vân trung tâm 1 cm là vị trí cho vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm. Xác định A. Biết 0,5 mm ≤ a ≤ 0,7 mm
A. 0,5 mm. B. 0,6 mm.
C. 0,64 mm. D. 0, 55 mm.
...
---Để xem tiếp nội dung các bài tập từ 56-100, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Đáp Án Trắc Nghiệm
1.A | 2.C | 3.C | 4.D | 5.A | 6.C | 7.A | 8.B | 9.D | 10.B |
11.B | 12.D | 13.D | 14.D | 15.B | 16.C | 17.D | 18.D | 19.C | 20.D |
21.A | 22.B | 23.D | 24.B | 25.C | 26.C | 27.A | 28.A | 29.C | 30.C |
31.C | 32.C | 33.D | 34.C | 35.D | 36.D | 37.B | 38.B | 39.C | 40.A |
41.C | 42.A | 43.D | 44.A | 45.B | 46.A | 47.A | 48.D | 49.A | 50.D |
51.A | 52.C | 53.B | 54.C | 55.B | 56.A | 57.B | 58.B | B59. | 60.B |
61.D | 62.C | 63.A | 64.D | 65.C | 66.D | 67.C | 68.D | 69.D | 70.B |
71.A | 72.A | 73.A | 74.C | 75.A | 76.A | 77.B | 78.C | 79.B | 80.D |
81.D | 82.A | 83.A | 84.C | 85.C | 86.A | 87.C | 88.C | 89.C | 90.B |
91.B | 92.D | 93.A | 94.A | 95.B | 96.B | 97.D | 98.D | 99.B | 100.D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 100 bài tập trắc nghiệm Giao thoa ánh sáng qua khe Y-âng có đáp án môn Vật lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
20 câu hỏi trắc nghiệm về năng lượng của vật DĐĐH môn Vật lý 12 năm 2020
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !