Trắc nghiệm lý thuyết đại cương về Polime có đáp án môn Hóa học 12 năm 2019-2020

TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1. Nguyên liệu để sản xuất cao su Buna-S gồm:

   A. Stiren và buta-1,3-đien                                           B. Buta-1,3-đien

   C. Isopren                                                                   D. Buta-1,3-đien và vinylclorua

Câu 2. Dãy các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

   A. Cao su buna, nilon-6,6, tơ visco, polietilen, nhựa novolac

   B. Cao su buna, polistiren, poli (metyl metacrylat), poli etilen

   C. tơ nilon-6,6, tơ olon, poli propilen, poli (vinyl clorua), tơ axetat

   D. poli etilen, poli vinyl axetat, nilon-6,6, tơ axetat, tơ visco

Câu 3. Trong các tơ sau, tơ nào là tơ tổng hợp:

   A. Tơ visco                       B. Tơ axetat                      C. Tơ nilon-6,6                 D. Xenlulozơ

Câu 4. Dung dịch NaOH có thể tác dụng với các loại polime nào sau đây:

   A. Poli (vinyl clorua)                                                   B. Poli (vinyl axetat)

   C. Poli (metyl metacrylat) D. Cả A, B, C

Câu 5. Ghép các chất ở cột A (tên monome) với các chất ở cột B (polime tương ứng) với nhau cho đúng

Cột A

 

Cột B

a. CH2=CH2

Poli (vinyl clorua)                

b. C6H5-CH=CH2

Cao su buna

c. CH2=CH-CH=CH2

Poli (vinyl axetat)

d. CH3COOCH=CH2

Poli etilen

e. CH2=C(CH3)-COOCH3

Poli stiren

f. CH2=CH-Cl

Poli (metyl metacrylat)

   A. a-4, b-2, c-5, d-1, e-3, f-6.                                      B. a-4, b-5, c-2, d-3, e-6, f-1.

   C. a-4, b-6, c-2, d-1, e-5, f-3.                                      D. a-1, b-2, c-5, d-3, e-4, f-6.

Câu 6. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng làm giảm mạch polime?

   A. cao su thiên nhiên +HCl →                            B.  Poli (Vinyl axetat) + H2O →

   C. Amilozo + H2O →                                           D. Poli (Vinyl clorua) + Cl2 →

Câu 7. Chảo không dính được phủ bằng:

   A. Polietilen                      B. Polipropilen                  C. Politetrafloroetilen       D. Poliisopren

Câu 8. Chất nào sau đây không có phản ứng trùng hợp:

   A. Axit acrylic                  B. Vinyl axetat                  C. Etyl benzen                  D. Stiren

Câu 9. Chất nào sau đây có các tính chất sau: tác dụng với H2 và Br2 theo tỉ lệ mol 1:2, có phản ứng tráng gương và phản ứng trùng hợp.

   A. CHO-CHO                  B. CH2=CH-COOH         C. HCHO                         D. CH2=CH-CHO

Câu 10. Trong các polime sau đây: Bông (1); Tơ tằm (2); Len (3); Tơ visco (4); Tơ enang (5); Tơ axetat (6); Tơ nilon-6 (7) có mấy loại có nguồn gốc từ xenlulozơ?

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 11. Cho các polime: amilozơ; polietilen; novolac, cao su isopren; cao su lưu hóa; tơ nilo-6,6; tơ visco; tơ lapsan; xenlulozơ; tơ olon; tơ axetat. Số polime tổng hợp là

   A. 4                                   B. 5                                   C. 3                                   D. 6

Câu 12. Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli (metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli (vinyl axetat), (6) tơ nilo-6,6; Trong các polime trên, số lượng polime bị trùng hợp thủy phân trong dung dịch axit và trong dung dịch kiềm là:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 13. Cho các hợp chất sau:

(1) CH3-CH(NH2)-COOH                                             (2) Caprolactam

(3) CH2O và C6H5OH                                                    (4) C2H4(OH)2 và p-C6H4(COOH)2

(5) H2N[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH.

Có mấy hợp chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng

   A. 3                                   B. 2                                   C. 5                                   D. 4

Câu 14. Cho các polime sau: tơ nilo-6,6; poli (vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco; tơ nitron; cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

   A. 5                                   B. 4                                   C. 6                                   D. 7

Câu 15. Poli vinyl axetat là polime được điều chế từ sản phẩm trùng hợp monome nào sau đây?

   A. CH2=CH-COOCH3                                               B. CH2=CH-COOH

   C. CH2=CH-COOC2H5                                              D. CH2=CH-OCOCH3

Câu 16. Các nhóm chất sau đây, nhóm chất nào thuộc loại tơ tổng hợp

   A. Tơ nilon, tơ capron, tơ lapsan                                B. Tơ visco, tơ axetat

   C. Tơ tằm, len, bông                                                   D. Tơ visco, tơ capron, tơ nilon,

Câu 17. Trong các chất sau: CH3-CH=CH2, CH2(OH)CH2(OH), NH2-CH2-COOH, CH2=CHCl những chất nào tham gia được phản ứng trùng ngưng gồm.

   A. HO-CH2-CH2-OH và NH2-CH2-COOH.              B. HO-CH2-CH2-OH và CH3-CH=CH2.

   C. CH2=CHCl và CH3-CH=CH2.                              D. CH3-CH=CH2 và NH2-CH2-COOH.

Câu 18. Trong các polime sau:

Sợi bông (1)                         tơ tằm (2),                         len (3),                        tơ visco (4),

Tơ enang (5),                        tơ axetat (6),                     tơ nilon-6,6 (7)

Tơ thuộc loại poliamit gồm:

   A. (2), (3), (4), (6)             B. (1), (2), (5)                    C. (1), (4), (6)                    D. (2), (3), (5), (7)

Câu 19. Cho sơ đồ: rượu → anken → polime.

Có bao nhiêu polime tạo thành từ rượu có công thức phân tử C5H12O có mạch cacbon phân nhánh.

   A. 3                                   B. 4                                   C. 5                                   D. 6

Câu 20. Cho sơ đồ X + (CuO) → Y (+ O2) → D (+ CH3OH) → E (trùng hợp) → thủy tinh plexiglat

 X có công thức là:

   A. CH3CH(CH3)CH2OH.                                           B. CH2=C(CH3)CH2OH.

   C. CH2=C(CH3)CH2CH2OH.                                     D. CH3CH(CH3)CH2CH2OH.

Câu 21. Nhận xét sai là

   A. Poli (ure-fomanđehit) được điều chế từ ure và fomanđehit trong môi trường axit

   B. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

   C. Tơ lapsan có nhóm chức este

   D. Trong mỗi mắt xích của poli (metyl metacrylat) chế tạo thủy tinh plexiglas có 5 nguyên tử cacbon

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 22 đến câu 70 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 70. Tơ visco không thuộc loại:

   A. Tơ hóa học                   B. Tơ nhân tạo                  C. Tơ bán tổng hợp          D. Tơ tổng hợp

Câu 71. Cho các polime: tơ lapsan; teflon; tơ nilon-6,6,; tơ visco; tơ tằm; nilon-7; tơ axetat; tơ capron; tơ nitron. Số polime thuộc loại poliamit là:

   A. 3                                   B. 4                                   C. 5                                   D. 6

Câu 72. Polime nào sau đây không được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

   A. poliacrilonitrin                                                        B. poli(metyl metacrylat)

   C. polistiren                                                                D. poli(etylen- terephtalat)

Câu 73. Các chất đều không bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là:

   A. tơ capron; nilon-6,6, polietilen

   B. poli(vinyl axetat); polietilen, cao su buna

   C. nilon-6,6, poli(etylen- terephtalat), polistiren

   D. polietilen, cao su buna, polistiren

Câu 74. Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6: Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

   A. 2                                   B. 1                                   C. 4                                   D. 3

Câu 75. Polime (-HN-[CH2]5-CO-)n được điều chế nhờ loại phản ứng nào sau đây?

   A. Trùng hợp                                                              B. Trùng ngưng

   C. Trùng-cộng hợp                                                     D. Trùng hợp hoặc trùng ngưng

Câu 76. Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) acrilonitrin, (5) buta-1,3-đien, (6) phenol. Số chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp là:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 77. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại phản ứng điều chế polime là:

   A. Sản phẩm trùng hợp có khối lượng phân tử nhỏ hơn

   B. Sản phẩm trùng ngưng có cấu tạo phức tạp hơn

   C. trùng ngưng có loại ra phân tử nhỏ còn trùng hợp thì không

   D. phản ứng trùng hợp khó thực hiện hơn trùng ngưng.

Câu 78. Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

   A. 1,1,2,2-tetrafloten; propilen; stiren; vinyl clorua

   B. Buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en

   C. Stiren; clobenzen; isopren; but-1-en

   D. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen

Câu 79. Tơ poliamit kém bền về mặt hóa học vì lí do nào sau đây?

   A. Vì mạch polime có chứa nhóm –CO-.

   B. Vì mạch polime có chứa nhóm –NH-.

   C. Vì mạch polime có chứa nhóm –CO-NH-.

   D. Vì mạch polime có chứa nhóm peptit kém bền

Câu 80. Cho các chất: HCHO; HO-CH2-CH2-OH; NH2-[CH2]5-COOH; HOOC-[CH2]4-COOH; (NH2)2CO; C6H5OH (phenol); -HOOC-C6H4-COOH. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là:

   A. 4                                   B. 5                                   C. 6                                   D. 7

Câu 81. Cho các chất: propen, toluen, glyxin, stiren. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là:

   A. 2                                   B. 1                                   C. 4                                   D. 3

Câu 82. Cho các chất sau: C2H3Cl, C2H4, C2H6, C2H3COOH, C6H11NO (caprolactam), vinyl axetat, phenyl axetat. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

   A. 6                                   B. 5                                   C. 4                                   D. 3

Câu 83. Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime là: sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:

   A. (1), (3), (6)                    B. (1), (2), (3)                    C. (1), (3), (5)                    D. (3), (4), (5)

 

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM POLIME

1.A

2. B

3. C

4. D

5. B

6. C

7. C

8. C

9. D

10. C

11.B

12. B

13. D

14. C

15. D

16. A

17. A

18. D

19. A

20. B

21. B

22. B

23. D

24. A

25. D

26. A

27. A

28. A

29. B

30. D

31. B

32. B

33. B

34. B

35. D

36. B

37. A

38. B

39. C

40. B

41. D

42. C

43. C

44. C

45. B

46. A

47. B

48. C

49. D

50. A

51. C

52. C

53. B

54. D

55. A

56. A

57. D

58. D

59. C

60. B

61. D

62. C

63. C

64. D

65. A

66. A

67. A

68. B

69. C

70. D

71. B

72. D

73. D

74. A

75. D

76. C

77. C

78. A

79. C

80. D

81. A

82. B

83. D

 

 

 

 

 

 

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Trắc nghiệm lý thuyết đại cương về Polime có đáp án môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

>>> Các em có thể làm một số tài liệu khác tại đây :

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?