VÙNG NÚI TRƯỜNG SƠN NAM CỦA NƯỚC TA
I. Lý thuyết
– Hướng núi : như một vòng cung núi bên bờ Biển Đông ôm lấy cao nguyên xếp tầng ở Tây Nguyên; gồm những khối núi, dãy núi nối tiếp nhau có hướng TB-ĐN, rồi B – N, sau đó là ĐB-TN, kết hợp lại tạo dải núi vòng cung lớn.
– Vùng núi này cũng cao không đều, mà nhô lên ở 2 đầu và trũng thấp ở giữa.
+ Khối núi Kon Tum nhô lên phía Bắc với nhiều đỉnh trên 2000m như : Ngọc Linh, Ngọc Niay, Ngọc Krinh…
+ Ở giữa địa hình thấp xuống. Núi chỉ còn khoảng 1000m như ở Bình Định, phía tây là các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500-800-1000m.
+ Phía nam : núi và cao nguyên lại cao lên với những đỉnh trên 2000m như Vọng Phu, Chư Yang Sin, Lang Biang, Bi Đúp…nhô cao trên bề mặt cao nguyên xếp tầng…phủ bazan ở nhiều nơi.
– Sự khác biệt giữa các núi cao và hiểm trở, chạy ra sát Biển Đông với các cao nguyên tương đối bằng phẳng ở phía tây tạo ra sự bất đối xứng Đông – Tây của Trường Sơn Nam.
– Sông ngòi chảy về phía đông thường ngắn, dốc, còn sông chảy về phía tây thường dài hơn, xen lẫn các đoạn êm đềm với các đoạn nhiều ghềnh thác khi vượt qua các bậc khác nhau rồi đổ vào sông Mê Kông hoặc xuống đồng bằng Nam Bộ.
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:
A. dãy Hoàng Liên Sơn
B. dãy Hoành Sơn
C. sông Cả
D. dãy Bạch Mã
Đáp án: Mạch núi cuối cùng của Trường Sơn Bắc là dãy Bạch Mã. Đây cũng chính là ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là:
A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam
C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam
D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.
Đáp án: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan. Một số cao nguyên tiêu biểu như Cao Nguyên Lâm Viên, Mơ Nông, Kon Tum,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực
A. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc
B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc
D. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
Đáp án: D
Câu 4: vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã
Đáp án: D
Câu 5: Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng nằm ở các bậc độ cao khác nhau là
A. Đông Bắc
B.Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
Đáp án: D
Câu 6: Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam là:
A. dãy Hoàng Liên Sơn
B. dãy Pu Sam Sao
C. dãy Hoành Sơn
D. dãy Bạch Mã
Đáp án: D
Câu 7: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là
A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế
B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam
C. sự tương phản về địa hình giữa hai sường đông – tây
D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc
Đáp án: C
Câu 8: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là
A. Kon Ka Kinh
B. Ngọc Linh
C. Lang Bian
D. Bà Đen
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là đỉnh Ngọc Linh (2598m). Một số đỉnh núi khác có độ cao trên 2000m là Chư Yang Sin (2405m), Bi Doup (2287m), Ngọc Krinh (2025m),…
Câu 9. Các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên có độ cao trung bình:
A. từ 600 - 900 m.
B. từ 500 - 1000 m.
C. từ 500 - 700 m.
D. từ 400 - 600 m.
Đáp án: B
Câu 10. Tính chất bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi:
A. Trường Sơn Bắc.
B. Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc.
D. Đông Bắc
Đáp án: B
Câu 11. Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?
A. Cao nhất nước ta
B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
B. Hướng Tây Bắc-Đông Nam
Đáp án: B
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi nào?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc
Đáp án: C
Câu 13. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, sắp xếp tên các đỉnh núi lần lượt tương ứng theo thứ tự của 4 vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam là:
A. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin, Pu xen lai leng
B. Chư Yang Sin, Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng
C. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng, Chư Yang Sin
D. Phăng xi păng, Pu xen lai leng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin
Đáp án: C
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam nước ta Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !