Tổng ôn Các đặc điểm chung của địa hình nước ta Địa lý 12

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH CỦA NƯỚC TA

I. Lý thuyết

a. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích (3/4 diện tích) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

– Địa hình thấp chiếm hơn 60%, cao dưới 1000m chiếm 85%, núi cao trên 2000 m chỉ có khoảng 1%

– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, tạo ra thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

-Được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

-Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

-Cấu trúc gồm 2 hướng chính:

+Hướng Tây Bắc-Đông Nam: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã (Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).

+Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam)

c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

-Xâm thực nhanh miền đồi núi

-Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông.

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

– Tích cực : Có tác dụng bảo vệ địa hình, tăng hiệu quả kinh tế.

– Tiêu cực : Phá hủy bề mặt địa hình, xói mòn đất đai, làm giảm năng suất sinh vật…

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học và hình 6, hãy nhận xét về đặc điểm địa hình Việt Nam

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

+Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.

+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích.

Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

-Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam.

-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc-đông nam và vòng cung.

-Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 2. Hãy nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa

– Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá

+ Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở.

+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô.

+ Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

– Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

+ Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.

+ Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

– Sinh vật nhiệt đới hình thành một số dạng địa hình đặc biệt : đầm lầy than bùn (U Minh), bãi triều đước – vẹt (Cà Mau), các bờ biển san hô.

Câu 3. Hãy lấy ví dụ để chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta

– Tích cực : Có tác dụng bảo vệ địa hình, tăng hiệu quả kinh tế.

– Tiêu cực : Phá hủy bề mặt địa hình, xói mòn đất đai, làm giảm năng suất sinh vật…

Câu 4: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:

A. Đồng bằng

B. Đồi núi thấp

C. Núi trung bình

D. Núi cao

Đáp án: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn tới diện tích lãnh thổ nước ta: ¾ diện tích.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở:

A. sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.

B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…

C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình

D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Đáp án: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

C. Địa hình nước ta khá đa dạng

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Đáp án: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng. (xem Câu Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Tiết 2)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Địa hình núi nước ta gồm những hướng chính là:

A. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

B. hướng tây nam - đông bắc và hướng vòng cung.

C. hướng bắc - nam và hướng vòng cung.

D. hướng đông - tây và hướng vòng cung.

Đáp án: Cấu trúc địa hình núi nước ta gồm hai hướng chính là hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. Tiểu biểu cho hướng Tây Bắc – Đông Nam là dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… và hướng vòng cung là 4 cánh cung ở vùng Đông Bắc, cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.

A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.

B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.

C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.

D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Đáp án: Địa hình chủ yếu là đồi núí có tác động đến nhiều yếu tố, cụ thể:

- Địa hình đồi núi (hướng địa hình) + gió mùa ⇒ thiên nhiên phân hóa sâu sắc theo độ cao, đông tây, bắc nam. ⇒ phân hóa khí hậu, đất đai, sinh vật giữa các vùng.

- Đồi núi thấp góp phần bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên nước ta.

- Đồi núi chia cắt manh + mưa lớn → làm phong phú thêm mạng lưới sông ngòi.

- Đồi núi cung cấp nhiều tài nguyên: khoáng sản, lâm sản, động thực vật quý…..

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Những yếu tố nào của địa hình đồi núi tác động tạo nên sự phân hóa tự nhiên nước ta?

A. độ cao và hướng các dãy núi.

B. độ cao, độ dốc và hướng các dãy núi.

C. độ dốc và hướng các dãy núi.

D. độ cao và độ dốc của các dãy núi.

Đáp án: Do ảnh hưởng của độ cao địa hình và hướng các dãy núi kết hợp với gió mùa đã tạo nên sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao của thiên nhiên nước ta.

- Phân hóa Bắc - Nam: do sự kết hợp của các dãy núi hướng tây - đông và gió mùa (dãy Bạch Mã hướng Tây - Đông chắn gió mùa Đông Bắc)

- Phân hóa theo độ cao: dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ tạo nên sự phân hóa theo độ cao với 3 đai: nhiệt đới ẩm gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa

- Phân hóa đông - tây: dãy Hoàng Liên Sơn kết hợp gió mùa Đông Bắc tạo nên phân hóa giữa Đông Bắc và Tây Bắc; dãy Trường Sơn Bắc kết hớp gió mùa mùa hạ và tín phong Bắc bán cầu tạo nên sự phân hóa giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên, Nam Bộ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì :

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.

D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Đáp án: - Cảnh quan rừng nhiệt đới  ẩm gió mùa thuộc đai nhiệt đới gió mùa (giới hạn đến 600 – 700 m ở miền Bắc và  800 -900 ở miền Nam.

- Nước ta ¾ diện tích là đồi núi, chủ yếu là núi thấp.

⇒ cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa chiếm ưu thế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ nên kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta là

A. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi trung du.

B. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi cao.

C. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp.

D. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên các vùng đồng bằng.

Đáp án: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc đai nhiệt đới gió mùa (có giới hạn đến 600 – 700m ở miền Bắc và  800 – 900m ở miền Nam. Nước ta ¾ diện tích là đồi núi, chủ yếu là núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 60% ⇒ do vậy cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp chiếm ưu thế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :

A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.

B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Đáp án: Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Đai nhiệt đới gió mùa có giới hạn đến 600 -700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam.

⇒ Vì vậy đia hình 85% là đồi núi thấp (dưới 1000m)  giúp bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn chủ yếu do

A. địa hình nước ta ít hiểm trở.

B. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

C. địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp

D. thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Đáp án: Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đai nhiệt đới gió mùa có giới hạn đến 600 -700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam ⇒ Vì vậy đia hình 60% là đồi núi thấp (dưới 1000m) giúp bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Các đặc điểm chung của địa hình nước ta Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?