VÙNG NÚI ĐÔNG BẮC CỦA NƯỚC TA
I. Lý thuyết
– Nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc, địa hình thấp dần theo hướng TB xuống ĐN.
– Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích chạy theo hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương … Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti…). Các khối núi đá vôi đồ sộ cao trên 1000m nằm ở biên giới Việt Trung (Phia Ya, Phia Uắc…). Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500-600m. Sau đó địa hình thấp đi rõ rệt, nhanh chóng hòa với đồng bằng Bắc Bộ và ven vịnh Bắc Bộ.
– Địa hình có hướng vòng cung, với 4 cánh cung lớn : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông.
– Theo hướng các cánh cung núi là những thung lũng núi của sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Chính cấu trúc này tạo thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc tràn vào, hình thành mùa đông lạnh giá “đặc biệt” cho khu vực.
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Quan sát hình 6, xác định các cánh cung núi và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng
Các cánh cung núi: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
-Độ cao đại hình của vùng núi Đông Bắc.
+Núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
+Những đỉnh núi trên cao 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt –Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.
Câu 2: Đây không phải là đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc:
A. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.
B. có 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo.
C. gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.
D. giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ.
Đáp án: - Đặc điểm vùng núi Đông Bắc là địa hình núi thấp là chủ yếu, có 4 cánh cung lớn, phía Bắc có các khối núi cao ở giáp biên giới Việt – Trung.
⇒ Nhận xét A, B, D đúng
- Nhận xét C: các dãy núi song song và so le nhau là đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc → Sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:
A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc
C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.
Đáp án: Khu vực đồi núi nước ta được chia làm 4 vùng:
- Tây Bắc
- Đông Bắc
- Trường Sơn Bắc
- Trường Sơn Nam
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực
A. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc
B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc
D. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
Đáp án: D
Câu 5: Vùng núi Đông Bắc có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã
Đáp án: A
Câu 6: Ở vùng núi Đông Bắc, từ Tây sang Đong lần lượt là các cánh cung:
A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Chiều
B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm
D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn
Đáp án: B
Câu 7. Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do:
A. Phần lớn diện tích là đồi núi thấp
B. Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt Trung
C. Các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam
D. Có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông Nam
Đáp án: C
Câu 8: Hướng vòng cung là hướng núi chính của:
A. Dãy Hoàng Liên Sơn.
B. Vùng núi Đông Bắc
C. Các hệ thống sông lớn.
D. Vùng núi Bắc Trường Sơn.
Đáp án: B
Câu 9: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:
A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B. Có địa hình cao nhất nước ta.
C. Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
D. Gồm các dãy núi song song và so le có hướng tây bắc – đông nam.
Đáp án: A
Câu 10: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam, đi từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung:
A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm
B. Ngân Sơn, Sông Gâm, Đông Triều, Bắc Sơn
C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
D. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn
Đáp án: C
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Lý thuyết Khu vục vùng núi Đông Băc nước ta Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !