Tổng hợp lý thuyết Hóa vô cơ ôn luyện thi THPT QG

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT HÓA VÔ CƠ LUYỆN THI THPT QG MÔN HÓA HỌC

 

VẤN ĐỀ 1: CHẤT LƯỠNG TÍNH

LÍ THUYẾT

1. Chất/Ion lưỡng tính

- Chất/Ion lưỡng tính là những chất/ion vừa có khả năng nhường vừa có khả năng nhận proton ( H+)

- Chất/ ion lưỡng tính vừa tác dụng được với dung dịch axit ( như HCl, H2SO4 loãng…), vừa tác dụng được với dung dịch bazơ ( như NaOH, KOH, Ba(OH)2…)

Lưu ý: Chất vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ nhưng chưa chắc đã phải chất lưỡng tính như: Al, Zn, Sn, Pb, Be

2. Các chất lưỡng tính thường gặp.

- Oxit như: Al2O3, ZnO, BeO, SnO, PbO, Cr2O3.

- Hidroxit như:  Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3

- Muối chứa ion lưỡng tính như: Muối HCO3-, HSO3-, HS-, H2PO4-

- Muối amoni của axit yếu như: (NH4)2CO3, (NH4)2SO3, (NH4)2S, CH3COONH4

3. Các phản ứng của các chất lưỡng với dd HCl, NaOH

- Giả sử: X ( là Al, Cr), Y là ( Zn, Be, Sn, Pb)

a. Oxit:

* Tác dụng với HCl

X2O3 + 6HCl → 2MCl3 + 3H2O

YO + 2HCl → YCl2 + H2O

* Tác dụng với NaOH

X2O3 + NaOH → NaXO2 + 2H2O

YO + 2NaOH → Na2YO2 + H2O

b. Hidroxit lưỡng tính

* Tác dụng với HCl

X(OH)3 + 3HCl →XCl3 + 3H2O

Y(OH)2 + 2HCl → YCl2 + 2H2O

* Tác dụng với NaOH

X(OH)3 + NaOH → NaXO2 + 2H2O

Y(OH)2 + 2NaOH →  Na­2YO2 + 2H2O

c. Muối chứa ion lưỡng tính

* Tác dụng với HCl

HCO3- + H+ →  H2O + CO2

HSO3- + H+ →  H2O + SO2

HS- + H+ →  H2S

* Tác dụng với NaOH

HCO3- + OH- →  CO32- + H2O

HSO3- + OH- →  SO32- + H2O

HS- + OH- →  S2- + H2O

d. Muối của NH4+ với axit yếu

* Tác dụng với HCl

(NH4)2RO3 + 2HCl →  2NH4Cl + H2O + RO2  ( với R là C, S)

(NH)2S + 2HCl →  2NH4Cl + H2S

* Tác dụng với NaOH

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Lưu ý: Kim loại Al, Zn, Be, Sn, Pb không phải chất lưỡng tính nhưng cũng tác đụng được với cả axit và dung dịch bazơ

M + nHCl →  MCln + H2  ( M là kim loại Al, Zn, Be, Sn, Pb; n là hóa trị của M)

M + (4 - n)NaOH + (n – 2) H2O →  Na4-nMO2 + H2

CÂU HỎI

Câu 1. Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 2. Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?

A. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.        B. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.

C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.       D. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.

Câu 3. Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 5.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 4. Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2.         B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.

C. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.             D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.

Câu 5. Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 1.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 6. Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. 5.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 7.Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 5.                            B. 4.                            C. 3.                            D. 2

VẤN ĐỀ 2: MÔI TRƯỜNG CỦA DUNG DỊCH MUỐI

LÍ THUYẾT

1. Muối trung hòa

- Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh không bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường trung tính ( pH = 7)

VD: NaNO3, KCl, Na2SO4,…

- Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường bazơ ( pH > 7)

VD: Na2CO3, K2S…

- Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit mạnh bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường axit ( pH < 7)

VD: NH4Cl, CuSO4, AlCl3

- Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit yếu bị thủy phân ( cả hai bị thủy phân). Tùy thuộc vào độ thủy phân của hai ion mà dung dịch có pH = 7 hoặc pH > 7 hoặc pH < 7

VD: (NH4)2CO3, (NH4)2S…

2. Muối axit

- Muối HSO4- có môi trường axit ( pH < 7) VD: NaHSO4

- Muối HCO3-, HSO3-, HS- với cation bazơ mạnh có môi trường bazơ VD: NaHCO3,…

CÂU HỎI

Câu 1. Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dung dịch có pH > 7 là

A. KCl, C6H5ONa, CH3COONa.       B. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4.

C. Na2CO3, NH4Cl, KCl.                   D. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa

Câu 2. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:

A. 3, 2, 4, 1.                B. 4, 1, 2, 3.                C. 1, 2, 3, 4.                D. 2, 3, 4, 1.

Câu 3. Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

A. Dung dịch NaCl.                            B. Dung dịch Al2(SO4)3.

C. Dung dịch NH4Cl.                                     D. Dung dịch CH3COONa.

Câu 4. số các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M dưới đây, dung dịch chất nào có giá trị pH  nhỏ nhất?

A. NaOH.                   B. HCl.                        C. H2SO4.                   D. Ba(OH)2.

Câu 5. Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường kiềm?

A. Al(NO3)3.   B. NH4Cl.       C. HCl.           D. CH3COONa.

VẤN ĐỀ 3: CÁC CHẤT PHẢN ỨNG VỚI NƯỚC Ở NHIỆT ĐỘ THƯỜNG

LÍ THUYẾT

1. Các chất phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường.

 - Kim loại Kiềm + Ca, Sr, Ba tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo bazơ + H2

VD:     Na + H2O → NaOH + ½ H2

 Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

TQ:      M + n H2O → M(OH)n + H2

- Oxit của KLK và CaO, SrO, BaO tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo bazơ

 VD:     Na2O + H2O →  2NaOH

BaO + H2O →  Ba(OH)2

- Các oxit: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5, NO2 tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo axit

VD: CO2 + H2O  H2CO3

SO3 + H2O →  H2SO4

P2O5 + 3H2O →  2H3PO4

N2O5 + H2O →  2HNO3

3NO2 + H2O →  2HNO3 + NO

4NO2 + 2H2O + O2 →  4HNO3

- Các khí HCl, HBr, HI, H2S không có tính axit, khi hòa tan vào nước sẽ tạo dung dịch axit tương ứng.

- Khí NH3 tác dụng với H2O rất yếu: NH3 + H2O NH4+ + OH-.

- Một số muối của cation Al3+, Zn2+, Fe3+ với anion gốc axit yếu như CO32-, HCO3-, SO32-, HSO3-, S2-, HS- bị thủy phân tạo bazơ + axit tương ứng.

VD:     Al2S3 + 6H2O →  2Al(OH)3 + 3H2S

Fe2(CO3)3 + 3H2O →  2Fe(OH)3 + 3CO2

2. Tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao.

- Ở nhiệt độ cao, khả năng phản ứng của các chất với H2O cao hơn, nhưng các em chú ý một số phản ứng sau:    Mg + 2H2O Mg(OH)2 + H2

3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2

Fe + H2O → FeO + H2

C + H2O → CO + H2

C + 2H2O →CO2 + 2H2

CÂU HỎI

Câu 1. Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa

A. NaCl, NaOH, BaCl2.                                 B. NaCl, NaOH.

C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.                D. NaCl.

Câu 2. Cho dãy các oxit sau: SO2, NO2, NO, SO3, CrO3, P2O5, CO, N2O5, N2O. Số oxit trong dãy tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là

A. 5.                            B. 6.                            C. 8.                            D. 7.

Câu 3. Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2 (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất?

A. K.                           B. Na.                          C. Li.                           D. Ca

VẤN ĐỀ 4: NƯỚC CỨNG

LÍ THUYẾT

1. Khái niệm

- Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+

- Nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa cation Ca2+ và Mg2+

2. Phân loại

- Dựa vào đặc anion trong nước cứng ta chia 3 loại:

a. Nước cứng tạm thời là nước cứng chứa ion HCO3- ( dạng muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 )

- nước cứng tạm thời đun nóng sẽ làm mất tính cứng của nước

b. Nước cứng vĩnh cửu là nước cứng chứa ion Cl-, SO42- ( dạng muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, và MgSO4)

- nước cứng vĩnh cửu đun nóng sẽ không làm mất tính cứng của nước

c. Nước cứng toàn phần là nước cứng chứa cả anion HCO3- lẫn Cl-, SO42-.

- nước cứng toàn phần đun nóng sẽ làm giảm tính cứng của nước

3. Tác hại

- Làm hỏng các thiết bị nồi hơi, ống dẫn nước

- Làm giảm mùi vị thức ăn

- Làm mất tác dụng của xà phòng

4. Phương pháp làm mềm

a. Phương pháp kết tủa.

- Đối với mọi loại nước cứng ta dùng Na2CO3 hoặc Na3PO4 để làm mềm nước

M2+ + CO32- → MCO3

2M2+ + 2PO43- → M3(PO4)2

- Đối với nước cứng tạm thời, ngoài phương pháp dùng Na2CO3, Na3PO4 ta có thể dùng thêm NaOH hoặc Ca(OH)2 vừa đủ, hoặc là đun nóng.

+ Dùng NaOH vừa đủ.

Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

Mg(HCO3)2 + 2NaOH → MgCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

+ Dùng Ca(OH)2 vừa đủ

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O

Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → MgCO3↓ +  CaCO3↓ + 2H2O

+ Đun sôi nước, để phân hủy Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 tạo thành muối cacbonat không tan. Để lắng gạn bỏ kể tủa được nước mềm.

Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2↑ + H2O

Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2↑ + H2O

CÂU HỎI

Câu 1. Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. NaHCO3.               B. Na2CO3.                 C. HCl.                       D. H2SO4.

Câu 2. Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3 và HCl.                                        B. Na2CO3 và Na3PO4.

C. Na2CO3 và Ca(OH)2.                                 D. NaCl và Ca(OH)2.

Câu 3. Một cốc nước có chứa các ion: Na+ 0,02 mol), Mg2+0,02 mol), Ca2+ 0,04 mol), Cl− 0,02 mol), HCO3−  0,10 mol) và SO42−  0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn

toàn thì nước còn lại trong cốc

A. là nước mềm.                                             B. có tính cứng vĩnh cửu.

C. có tính cứng toàn phần.                             D. có tính cứng tạm thời.

Câu 4. Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:

A. HCl, NaOH, Na2CO3.                                B. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

C. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.                          D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3

Câu 5.Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?

A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.                           B. Ca(HCO3)2, MgCl2.

C. CaSO4, MgCl2.                                           D. Mg(HCO3)2, CaCl2.

----(Để xem nội dung đầy đủ chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-----

ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN HÓA 

VẤN ĐỀ 1: CHẤT LƯỠNG TÍNH

Câu

1

2

3

4

5

6

7

ĐA

B

A

B

B

C

A

B

 

VẤN ĐỀ 2: MÔI TRƯỜNG CỦA DUNG DỊCH MUỐI

Câu

1

2

3

4

5

ĐA

D

D

D

C

D

 

VẤN ĐỀ 3: CÁC CHẤT PHẢN ỨNG VỚI NƯỚC Ở NHIỆT ĐỘ THƯỜNG

Câu

1

2

3

ĐA

D

B

A

 

VẤN ĐỀ 4: NƯỚC CỨNG

CÂU

1

2

3

4

5

ĐA

B

B

B

C

A

 

VẤN ĐỀ 5: ĂN MÒN KIM LOẠI

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

ĐA

C

D

B

A

B

B

C

A

D

B

D

A

B

 

VẤN ĐỀ 6: PHẢN ỨNG NHIỆT PHÂN

CÂU

1

2

3

4

ĐA

C

B

A

A

 

VẤN ĐỀ 7: PHẢN ỨNG ĐIỆN PHÂN

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

ĐA

A

D

A

D

B

A

A

 

VẤN ĐỀ 8: PHẢN ỨNG NHIỆT LUYỆN

CÂU

1

2

3

4

ĐA

D

D

D

D

 

....
 

VẤN ĐỀ 28: TỔNG HỢP CÁC PHÁT BIỂU TRONG HÓA VÔ CƠ

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

ĐA

C

C

A

A

D

D

C

C

B

B

C

D

D

B

A

C

CÂU

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

ĐA

D

A

A

C

C

A

D

D

D

A

C

D

B

D

B

D

CÂU

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

 

 

ĐA

C

C

D

D

B

A

B

B

D

C

D

A

B

B

 

 

 

VẤN ĐỀ 29: HÓA HỌC VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐA

D

A

C

C

D

C

A

D

B

B

D

C

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Tổng hợp lý thuyết Hóa vô cơ ôn luyện thi THPT QGĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?