Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Công dân với các quyền tự do cơ bản GDCD 12

TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN
TỰ DO CƠ BẢN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

* Nội dung:

- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ

- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là Xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người

- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội

- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

    + Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

    + Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được

    + Khi thấy ở người hoặc chổ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm

- Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

* Ý nghĩa:

- Đây là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người

- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật

- Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm …”

- Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác

* Nội dung:

- Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Thứ hai: Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Không bịa đặt điều xấu, tung tin, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự của người khác

* Ý nghĩa:

- Xác định địa vị pháp lý của công dân

- Đề cao nhân tố con người

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định

* Nội dung:

- Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác. Trừ một số trường hợp như sau:

    + Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án

    + Trường hợp 2: Khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẫn tránh.

* Ý nghĩa:

- Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do

- Tránh mọi hành vi tuỳ tiện, lạm dụng quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước

d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Ý nghĩa: Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội không bị xâm phạm

e. Quyền tự do ngôn luận

- Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước

- Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.

    + Một là: Các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng

    + Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của nhà nước…

    + Ba là: Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở

* Ý nghĩa: Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội

1.2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Trách nhiệm của nhà nước

- Xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện , xử lý nghiêm minh việc xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân

b. Trách nhiệm của công dân

- Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình

- Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân

- Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép

- Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được quy định tại điều số bao nhiêu trong Hiến pháp 2013?

A. Điều 20

B. Điều 21

C. Điều 22

D. Điều 23

Lời giải: 

Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái

A. Đạo đức.

B. Quy định.

C. Pháp luật.

D. Ý thức tiến bộ.

Lời giải: 

Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3:  Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng

A. Hướng dẫn của cấp trên.

B. Quy định của cơ quan điều tra.

C. Hướng dẫn của Viện Kiểm sát.

D. Trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Lời giải: 

Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt?

A. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm.

B. Người bị cho rằng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

C. Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.

D. Người bị nghi ngờ có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.

Lời giải: 

Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội pháp thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5:  Khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời gian tối đa bao lâu?

A. 12 giờ.

B. 24 giờ.

C. 36 giờ.

D. 48 giờ.

Lời giải: 

Trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6:  Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người thì người bị bắt phải được

A. Trả tự do sau 12 giờ.

B. Trả tự do ngay.

C. Phải được đền đù.

D. Phải được theo dõi trong 24 giờ.

Lời giải: 

Trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7:  Đánh người là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được sống và được tôn trọng của công dân.

Lời giải: 

Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8:  Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là

A. Không ai được làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

B. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

C. Không ai được can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

D. Không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Lời giải: 

Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9:  Một cá nhân hoặc tổ chức tự ý vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm

A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

B. Quyền tự do cư trú.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ.

Lời giải: 

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: “Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp và việc khám xét phải tuân theo

A. Trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

B. Công văn hướng dẫn của Viện kiểm sát.

C. Chỉ đạo của Viện kiểm sát.

D. Chỉ đạo của cơ quan công an.

 Lời giải: 

Chỉ trong trường hợp đặc pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là

A. Bất kì ai vì bất kì lí do gì cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

C. Không ai được phép can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

D. Không cá nhân, tổ chức nào được phép kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Lời giải: 

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: “Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, người nào vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc

A. Kỉ luật.

B. Cảnh cáo.

C. Truy cứu trách nhiệm dân sự.

D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lời giải:

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, người nào vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: “Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quyền tự do dân chủ.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền bình đẳng của công dân.

D. Quyền làm chủ của công dân.

Lời giải: 

Quyền tự do ngôn luận là: “Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước”

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14:  Hành động nào sau đây không thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ quan.

B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách của Nhà nước.

C. Đóng góp ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân trong cuộc đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở.

D. Nói chuyện riêng trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài.

Lời giải: 

Nói chuyện riêng trong giờ học là vi phạm nội quy trường lớp, gây ảnh hưởng đến giờ học và các bạn xung quanh – không thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15:  Quyền tự do dân chủ nào là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền tự do đi lại.

C. Quyền tự do trao đổi.

D. Quyền tự do thân thể.

Lời giải: 

Quyền tự do dân chủ là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16:  Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản?

A. Tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.

B. Không ngừng học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.

C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

D. Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.

Lời giải: 

Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Anh A nợ anh B một số tiền lớn từ lâu nhưng chưa chịu trả dù anh B đã đòi nhiều lần. Quá tức giận, anh B đến trường học của con anh A, dụ cháu đến nhà mình chơi rồi giữ lại để buộc anh A phải trả tiền cho mình. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.

Lời giải: 

Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Sau khi bị mất trộm chiếc xe đạp, bà Y đã trình báo với cơ quan công an phường X. Trong đơn trình báo, bà Y đã khẳng định ông C là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của bà Y, công an phường X đã bắt khẩn cấp ông C. Việc làm của công an phường X đã xâm phạm đến quyền nào của ông C?

A. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.

B. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

Lời giải: 

Không một ai, dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng chặn đường đánh đập và đe dọa chị M. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân?

A. Ông X, anh K và anh H.

B. Ông X và anh K.

C. Ông X và anh H.

D. Anh K và anh H.

Lời giải: 

Ông X đánh hai nhân viên bị thương nặng; anh K và anh H đánh đập và đe dọa chị M à xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Cho rằng đàn bò nhà anh S vào phá nát ruộng lúa nhà mình, bà B đã chửi rủa khiến anh S tức giận dùng gậy đánh bà B phải nhập viện. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Tự do ngôn luận.

C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Lời giải: 

Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác, đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Đáp án cần chọn là: C

3. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?

A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

D. Bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 2. “Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.” là một nội dung thuộc

A. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

C. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

Câu 3. Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 4. Học sinh H xúc phạm học sinh T trước mặt nhiều bạn bè. Hành vi của H vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 5. Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 6. Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 7. Anh K đi xe máy vượt đèn đỏ gây tai nạn cho chị B, anh K đã vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. dược pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 8. Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa

A. công dân với pháp luật.

B. nhà nước với pháp luật.

C. nhà nước với công dân.

D. công dân với Nhà nước và pháp luật.

Câu 9. Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992 là

A. quyền tự do nhất.

B. quyền tự do cơ bản nhất.

C. quyền tự do quan trọng nhất.

D. quyền tự do cần thiết nhất.

Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.

B. Bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân

thể của công dân.

C. Không ai được bắt và giam giữ người.

D. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Câu 11. Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị

A. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

B. thực hiện tội phạm nghiêm trọng.

C. thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng.

D. thực hiện tội phạm.

Câu 12. Điền vào trống: Khi có người ................là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được

A. chính mắt trông thấy.

B. xác nhận đúng.

C. chứng kiến nói lại.

D. tường thuật lại.

Câu 13. "Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống trong tự do của con người, liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ với công dân." Là một nội dung thuộc

A. bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

B. khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

C. nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

D. ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

Câu 14. "Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh." là một nội dung thuộc

A. bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

B. khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

C. nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

D. ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

Câu 15. "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang." là một nội dung thuộc

A. bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

B. khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

C. nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

D. ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

Câu 16. "Pháp luật quy định rõ các trường hợp và cơ quan thẩm quyền bắt, giam, giữ người." là một nội dung thuộc

A. bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

B. khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

C. nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

D. ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

Câu 17. "Pháp luật qui định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người trái với qui định của pháp luật." là một nội dung thuộc

A. bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

B. khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

C. nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

D. ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 18. "Trên cơ sở pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân, coi đó là quyền bảo vệ con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh." là một nội dung thuộc

A. bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

B. khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

C. nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

D. ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

Câu 19. "Tính mạng và sức khoẻ của con người được bảo đảm an toàn, không ai có quyền xâm phạm tới." là một nội dung thuộc

A. ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

B. nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

C. khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

D. bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Câu 20. "Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm." là một nội dung thuộc

A. ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

B. nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

C. khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

D. bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Câu 21. "Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác." là một nội dung thuộc

A. ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

B. nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

C. khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

D. bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Câu 22. "Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ." là một nội dung thuộc

A. ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

B. nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

C. khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

D. bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Câu 23. “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền tự do thân thể và phẩm giá con người." là một nội dung thuộc

A. ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

B. nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

C. khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

D. bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Câu 24. Quyền tự do về thân thể và tinh thần thực chất là

A. quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng.

B. quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự.

C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. quyền được sống và được làm người với tư cách là thành viên của xã hội.

Câu 25. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. Quyền tự do dân chủ của công dân.

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.

D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 26. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, anh (chị) sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.

B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.

C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.

D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook.

Câu 27. "Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác." là một nội dung thuộc

A. ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

B. nội dung về quyền được P bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

C. khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

D. bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Câu 28. "Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ." là một nội dung thuộc

A. ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

B. nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

C. khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

D. bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Câu 29. Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều nữ sinh đánh bạn học, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lí của người bị hại là vi phạm nội dung của

A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.

C. quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.

D. quyền được pháp luật bảo đảm về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Câu 30. H vào nhà ông A ăn trộm tivi. Ông A bắt được H. Nếu là ông A, anh (chị) lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Đánh cho H một trận rồi tha.

B. Giữ H lại tra khảo, tìm nguyên nhân rồi tha.

C. Dẫn H lên công an xã để xử lý.

D. Giữ H lại, gọi gia đình mang tiền đến chuộc rồi tha.

Câu 31. Thấy hai bạn đánh nhau anh (chị) sẽ hành động thế nào cho đúng pháp luật ?

A. Mặc kệ, không phải việc của mình.

B. Đứng xem và quay clip.

C. Cổ vũ.

D. Tìm mọi cách ngăn cản.

Câu 32. “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Đây là nội dung được quy định trong

A. Luật bảo vệ quyền con người.

B. Luật chăm sóc và phát triển.

C. Hiến pháp.

D. quyền con người.

Câu 33. Theo quy định của pháp luật, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm

A. quy tắc quản lý nhà nước.

B. đạo đức nghề nghiệp.

C. quyền tự do cá nhân.

D. pháp luật.

Câu 34. Xúc phạm người khác nơi đông người là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.

D. Bất khả xâm phạn về chỗ ở của công dân.

Câu 35. Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.

B. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.

C. Quyền nhân thân của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

Câu 36. Tự ý vào chỗ ở của người khác là vi phạm

A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. quyền tự do ngôn luận.

D. quyền bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 37. Khi cần khám xét chỗ ở của một người thì cần phải có quyết định của

A. cơ quan thực thi pháp luật.

B. cơ quan công quyền.

C. cơ quan chức năng.

D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 38. Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo

A. chỉ đạo của cơ quan điều tra.

B. yêu cầu của tòa án.

C. yêu cầu của Viện Kiểm sát.

D. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Câu 39. Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. bất khả xâm phạm về thân thể.

C. bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.

D. bất khả xâm phạm tính mạng.

Câu 40. Học sinh A mất một số tiền lớn ở trong lớp học. A đã hỏi cácbạn trong lớp nhưng không ai nhận lấy số tiền đó. A báo bảo vệ và các bác bảo vệ lên lớp khám hết tất cả các ba lô trong lớp để xem ai đã lấy cắp tiền của A. Hành động của các bác bảo vệ đã vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể.

B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

Câu 41. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là

A. chỉ được khám xét chỗ ở của một người khi được pháp luật cho phép.

B. công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn nơi đó có công cụ thực hiện tội phạm.

C. chỉ được khám xét chỗ ở của một người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý; trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Câu 42. Nghi ngờ nhà của ông A có chứa hàng lậu. Đội quản lý thị trường đã tự tiện vào nhà ông A lục soát. Nếu là ông A thì anh (chị) sẽ xử sự như thế nào cho đúng pháp luật?

A. Ngăn cản kịch liệt đội quản lý thị trường vào nhà.

B. Dùng biện pháp vũ lực ngăn họ vào nhà.

C. Khóa cửa lại và bỏ đi chỗ khác.

D. Không cho họ vào nhà, nếu họ muốn vào nhà khám xét thì phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 43. Do nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả nên công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và vào khám nhà bà. Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây ?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 44. Ai có quyền đánh người?

A. Không ai.

B. Công an.

C. Bố mẹ.

D. Cán bộ nhà nước.

Câu 45. Nhận định nào đúng trong các nhận định sau?

A. Trong một vài trường hợp công an có quyền đánh người.

B. Công an có quyền đánh người.

C. Cán bộ nhà nước có thẩm quyền được phép đánh người.

D. Không ai được quyền đánh người.

Câu 46. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác.

B. Cha mẹ có quyền mắng chửi con.

C. Không ai được xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

D. Không ai được đánh người.

Câu 47. Nói xấu nhau trên mạng xã hội là hành vi vi phạm quyền gì ?

A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

B. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

C. Được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể cuả công dân.

Câu 48. Hành vi đánh người gây thương tích là vi phạm quyền gì?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 49. Đối tượng nào sau đây được quyền xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác?

A. Công an.

B. Bố mẹ.

C. Không ai.

D. Cán bộ nhà nước.

Câu 50. Vì ghét N nên B đã tung tin xấu rằng N ăn trộm tiền của một bạn trong lớp. Hành vi này của B vi phạm vào quyền gì của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.

Câu 51. Đe dọa đánh người là hành vi vi phạm quyền gì ?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

Câu 52. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng?

A. Tự ý mở điện thoại của bạn.

B. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.

C. Đe dọa đánh người.

D. Tự ý vào nhà người khác.

Câu 53. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Cố ý đánh người gây thương tích.

B. Bịa đặt điều xấu về bạn bè.

C. Chiếm đoạt tài sản của người khác.

D. Tự ý bắt người khi nghi ngờ phạm tội.

Câu 54. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Bắt người không có chứng cứ.

B. Đánh người gây thương tích.

C. Đe dọa giết người.

D. Vô tình gây tai nạn chết người.

Câu 55. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Đánh người gây thương tích.

B. Vô ý làm chết người.

C. Khủng bố tinh thần người khác bằng điện thoại.

D. Giam giữ người trái pháp luật.

Câu 56. Trường hợp nào dưới đây không được phép bắt và giam giữ người?

A. Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét

xử hoặc tiếp tục phạm tội.

B. Phạm tội quả tang.

C. Tự ý vào nhà của người khác.

D. Bị truy nã.

Câu 57. Khi bắt người không thuộc diện truy nã hoặc phạm tội quả tang thì cá nhân có thẩm quyền phải có

A. lệnh của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát.

B. chức danh nào đó trong cơ quan nhà nước.

C. căn cứ buộc tội người bị bắt.

D. giấy phép bắt người của cơ quan công an.

Câu 58. Vào ban đêm, Bình vào nhà ông Xuân ăn trộm. Ông Xuân bắt được, trói và giữ lại tại nhà để tra hỏi. Đến sáng hôm sau, ông Xuân mới dẫn Bình đến công an xã. Hỏi ông Xuân vi phạm vào quyền gì dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.

B. Quyền nhân thân của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.

Câu 59. "Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước." là một nội dung thuộc

A. bình đẳng về quyền tự do ngôn luận.

B. ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.

C. nội dung về quyền tự do ngôn luận.

D. khái niệm về quyền tự do ngôn luận.

Câu 60. "Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình trong các cuộc họp." là một nội dung thuộc

A. bình đẳng về quyền tự do ngôn luận.

B. ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.

C. nội dung về quyền tự do ngôn luận.

D. khái niệm về quyền tự do ngôn luận.

Câu 61. "Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự." là một nội dung thuộc

A. bình đẳng về quyền tự do ngôn luận.

B. ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.

C. nội dung về quyền tự do ngôn luận.

D. khái niệm về quyền tự do ngôn luận.

Câu 62. "Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề mình quan tâm." là một nội dung thuộc

A. bình đẳng về quyền tự do ngôn luận.

B. ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.

C. nội dung về quyền tự do ngôn luận.

D. khái niệm về quyền tự do ngôn luận.

Câu 63. Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản là trách nhiệm của

A. nhân dân.

B. công dân.

C. nhà nước.

D. lãnh đạo nhà nước.

Câu 64. Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của

A. nhân dân.

B. công dân.

C. nhà nước.

D. lãnh đạo nhà nước.

Câu 65. Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của

A. nhân dân.

B. công dân.

C. nhà nước.

D. lãnh đạo nhà nước.

4. ĐÁP ÁN

1. B 2. C 3. A 4. A 5. D 6. A 7. B 8. D 9. B 10. C

11. D 12. A 13. D 14. C 15. B 16. C 17. D 18. D 19. B 20. C

21. C 22. B 23. A 24. C 25. C 26. B 27. B 28. B 29. B 30. C

31. D 32. C 33. D 34. C 35. D 36. B 37. D 38. A 39. A 40. A

41. D 42. D 43. D 44. A 45. D 46. B 47. B 48. B 49. C 50. B

51. D 52. C 53. D 54. A 55. D 56. C 57. D 58. A 59. D 60. C

61. B 62. D 63. C 64. C 65. B

Trên đây là nội dung Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Công dân với các quyền tự do cơ bản GDCD 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?