Tổng hợp bài tập trắc nghiệm Cảm ứng ở sinh vật Sinh học 11

CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

1. Cảm ứng ở thực vật

Câu 1. Tính cảm ứng của thực vật là khả năng

  1. nhận biết các thay đổi môi trường của thực vật.
  2. phản ứng của thực vật trước thay đổi của môi trường.
  3. nhận biết và phản ứng kịp thời với các thay đổi của môi trường.
  4. chống ỉại các thay đổi của môi trường.

Câu 2. Khi nói về tính hướng động của rễ cây, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Rễ cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương.
  2. Rễ cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm.
  3. Rễ cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm.
  4. Rễ cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương.

Câu 3. Khi nói về tính hướng động của ngọn cây, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương..
  2. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm.
  3. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm.
  4. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương.

Câu 4. Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại. Đây là kiểu hướng động nào?

  1. Hướng hoá.                                                   B.  Hướng tiếp xúc.

C. Hướng trọng lực.                                        D.  Hướng sáng.

Câu 5. Khi côn trùng đậu vào lá của cây bắt ruồi thì lá khép lại. Đây là kết quả của kiểu cảm ứng nào sau đây?

A. ứng động sinh trưởng.                          B. ứng động sức trương nhanh,

C. ứng động sức trương chậm.                  D. ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.

Câu 6.  Vận động nở hoa ở cây nghệ tây thuộc loại cảm ứng nào sau đây?

  1. Hướng sáng.                                                B. ứng động nhiệt.

C. ứng động      sức trương.                           D. ứng động không sinh trưởng.

Câu 7. Ví dụ nào sau đây không phải là cảm ứng của thực vật?

  1. Sự cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm.
  2. Lá cây lay động khi có tác động của gió.
  3. Lá cây bị héo khi cây mất nước.
  4. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời.

Câu 8. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không thuộc hình thức vận động theo đồng hồ sinh học?

A. Lá bàng rụng vào mùa đông.                         B. Hoa nở vào ban đêm.

C. Hoa vào khoảng 9-10 giờ.                             D. Lá cụp xuống khi chạm tay vào.

Câu 9. Khi đặt một cây nằm ngang, sau một thời gian ta thấy rễ cây quay về phía mặt đất. Nguyên nhân là do

  1. rễ cây bò ra dài để tìm nguồn dinh dưỡng sâu trong lòng đất.
  2. sự thiếu nước khiến rễ cây co xuống để tìm mạch nước ngầm.
  3. mặt trên của rễ có lượng auxin thích hợp nên kích thích tế bào phân chia, lớn lên và kéo dài làm rễ cong xuống phía dưới.
  4. rễ cây buộc phải hướng sâu vào lòng đất để nhằm cố định thân cây và giữ chặt cây vào đất.

Câu 10. Trường hợp nào sau đây là hướng động?

  1. Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi.
  2. Vận động cụp lá của cây trinh nữ.
  3. Vận động hướng sáng của cây sồi.
  4. Vận động hướng mặt trời của hoa cây hướng dương.

Câu 11. Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?

  1. Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi.
  2. Vận động hướng đất của rễ cây đậu. c. Yận động hướng sáng của cây sồi.
  3. Vận động hướng mặt trời của hoa cây hướng dương.

Câu 12. So với tính cảm ứng ở động vật thì biểu hiện của tính cảm ứng ở thực vật là những phản ứng

  1. diễn ra nhanh và thường khó nhận thấy,
  2. diễn ra chậm và thường dễ nhận thấy,
  3. diễn ra nhanh và thường dễ nhận thấy.
  4. diễn ra chậm và thường khó nhận thấy.

Câu 13. Các cây ăn thịt “bắt mồi” chủ yếu để lấy chất nào sau đây?

  1.  nước.                    B. prôtêin.                        C. lipit.                              D. nitơ.

Câu 15.  Các cây họ đậu thường cụp lá (ngủ) khi mặt trời lặn, hiện tượng này thuộc hình thức vận động sinh trưởng nào?

A. Vận động hướng động.                                 B. Vận động hướng sáng.

C. Vận động theo đồng hồ sinh học.                  D. Vận động sức trương nước.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hướng động và ứng động ở thực vật?

  1. Sự khác nhau là ở đặc điểm tác động của các nhân tố môi trường.
  2. Sự khác nhau thể hiện ở tốc độ phản ứng trước các nhân tố tác động.
  3. Vận động hướng động là vận động có hướng, còn vận động ứng động thì không có hướng.
  4. Cả hai hình thức vận động này đều liên quan đến auxin.

Câu 17. Khi nói về các kiểu hướng động của thân và rễ cây, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
  2. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
  3. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
  4. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

Câu 19. Cho bảng thông tin sau:

Hình thức cảm ứng

Phản ứng cụ thể

  1. Hướng sáng.
  2. Cảm ứng tiếp xúc.
  3. Cảm ứng ánh sáng.
  4. Hướng tiếp xúc.
  5. Hướng trọng lực.
  1. Lá cây họ Đậu cụp lá ngủ vào buổi tối.
  2. Lá cây bắt mồi cụp lại khi có con mồi đậu vào.
  3. Rễ mọc hướng xuống, thân mọc hướng lên.
  4. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời.
  5. Tua cuốn cây họ Đậu cuốn vào cọc leo.

 

Phương án sai khi nối các phản ứng với hình thức cảm ứng là

  1. I-1, V-3.                   B. II-2, III-1.                 C. IV-5; III-l.                D. I-4; II-2.

Câu 20: Hoa súng nở vào buổi sáng, khi chiều đến chúng khép cánh lại và sẽ nở ra tiếp tục vào sáng hôm sau. Đây là loại vận động gì?

A. Vận động hướng động.                                 B.  Vận  động  hướng sáng,

C. Ứng động sinh trưởng.                                  D.  Vận  động  sức trương nước.

Câu 21: Người ta tiến hành một thí nghiệm như sau:

  • Cây mầm 1: chiếu sáng từ một phía lên bao lá mầm.
  • Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sáng từ một phía.
  • Cây mầm 3: che tối phần bao lá mầm, chiếu sáng từ một phía.

Sau đó để các cây sinh trưởng bình thường và quan sát hiện tượng.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thí nghiệm trên?

  1. Cây 1 ngọn cây cong về phía ánh sáng do tính hướng sáng.
  2. Cây 2 ngọn cây vẫn mọc thẳng.
  3. Cây 3 ngọn cây cong về phía ánh sáng do tính hướng sáng.
  4. Đỉnh ngọn là nơi tiếp nhận kích thích ánh sáng gây phản ứng hướng sáng ở ngọn cây.

A.4.                        B. 3.                                 C.2.                                   D. 1.

Câu 22. Khi sống trong tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?

  1. Auxin phân bố không đều ở 2 phía ít hay nhiều ánh sáng.
  2. Auxin phân bố nhiều về phía ít ánh sáng.
  3. Lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng của tế bào.
  4. Lượng auxin nhiều ức chể sự sinh trưởng của tế bào.

A.4.                        B. 3.                                 C.2.                                   D. 1.

Câu 23. Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây?

  1. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
  2. Rễ phát triển đều quanh gốc cây.
  3. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao.
  4. Rễ phát triển ăn sâu xuống lòng đất.

Câu 24. Trong rừng nhiệt đới các loài cây dây leo quấn quanh những cây thân gỗ lớn để vươn lên cao. Đây là biểu hiện của những kiểu cảm ứng nào sau đây?

  1. Hướng sáng.          (2) Hướng tiếp xúc.      (3) Hướng trọng lực.
  1. Hướng hóa.            (5) Hướng nước.
  1. 1.                     B. 1,2.                              c. 1,2,3.                             D. 1,2,3,4,5.

Câu 25. Khi nói về tính ứng động của cây, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
  2. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
  3. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường.
  4. Hình thức phản ứng của cây không kèm theo sự sinh trưởng.

Câu 26. Lá cây trinh nữ cụp xuống khi bị va chạm là do

  1. va chạm mạnh làm lá bị tổn thương.
  2. cuống lá gồm những tế bào ít liên kết với nhau.
  3. sức trương nước của thể gối ở cuống lá và gốc lá chét bị giảm đột ngột.
  4. do va chạm làm cuống lá bị gãy.

Câu 27. Đặc điểm giống nhau giữa vận động “bắt mồi” ở cây ăn sâu bọ và vận động cụp lá của cây trinh nữ khi có va chạm là:

  1. Đều có enzim phân huỷ chất đạm động vật.
  2. Tế bào mất sức trương nước sau đó phục hồi lại.
  3. Biến đổi hình dạng lá tương tự nhau.
  4. Sử dụng prôtêin của côn trùng làm nguồn cung cấp đạm chủ yếu.

Câu 29. Cơ chế chung của ứng động sinh trưởng là

  1. tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích không định hướng.
  2. sự thay đổi sức trương nước của tế bào.
  3. sự lan truyền của dòng điện sinh học.
  4. tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích theo hướng xác định.

Câu 31. Có bao nhiêu phản ứng dưới đây thuộc loại ứng động sinh trưởng?

  1. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.
  2. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
  3. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.
  4. Vận động nở hoa ở hoa bồ công anh.
  5. Vận động cuốn vào cọc của tua cuốn bầu bí.
  6. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại.

   A. 6.                 B.5.                                         C.4.                               D.3

2. Cảm ứng ở động vật.

Câu 1. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?

A. Thuỷ tức.          B. Giun đốt.                       C. Cua.                            D. Cá.

Câu 2. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống?

A. Trùng đế giày.                                            B. Giun đất.

C. Thuỷ tức.                                                    D. Bò sát.

Câu 3. Động vật nào sau đây không có hệ thần kinh dạng ống?

A. Cá cóc.             B. Gà.                                C. Ếch.                             D. Châu chấu.

Câu 5. Khi bị kích thích, thuỷ tức phản ứng bằng cách

A. trả lời kích thích cục bộ.                            B. co toàn bộ cơ thể.

C. co rút chất nguyên sinh.                             D. chuyển động cả cơ thể.

Câu 6. Nhóm động vật nào sau đây có tính cảm ứng bằng hình thức phản xạ?

A. Trùng amip.                                                B. Trùng đế dày.

C. Giun đất.                                                    D. Động vật đơn bào.

Câu 7. Ở người, phản xạ co ngón tay khi bị kim châm thuộc loại phản xạ nào sau đây?

  1. Không điều kiện.
  2. Có điều kiện.
  3. Phản xạ phức tạp.
  4. Phản xạ không điều kiện hoặc phối hợp với phản xạ có điều kiện.

Câu 8. Căn cứ vào chức năng, hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành các bộ phận:

  1. Thần kinh trung ương gồm não bộ, tủy sống và thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh.
  2. Thần kinh vận động điều khiển các hoạt động theo ý muốn và thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động không theo ý muốn.
  3. Thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết và thần kinh vận động điều khiển các hoạt động vận động.
  4. Thần kinh trung ương gồm não bộ, tủy sống được chia thành 2 phần thần kinh sinh dưỡng, thần kinh vận động và thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh.

Câu 9. Ở động vật có hệ thần kinh dạng ống, cấu trúc của não bộ gồm các bộ phận là:

  1. Bán cầu não, não trung gian, cuống não, hành não, tiểu não.
  2. Bán cầu não, não trung gian, củ não sinh tư, hành não, tiểu não.
  3. Bán cầu não, não trung gian, não giữa, hành não, trụ não.
  4. Bán cầu não, não trung gian, não giữa, hành não, tiểu não.

Câu 10. Hệ thần kinh của côn trùng có các loại hạch nào sau đây?

A. Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.                  B. Hạch não, hạch bụng, hạch lưng.

C. Hạch não, hạch bụng, hạch thân.                   D. Hạch não, hạch bụng, hạch ngực.

Câu 11. Động vật đơn bào thường phản ứng lại các kích thích của môi trường bằng hình thức nào sau đây?

  1. co rút chất nguyên sinh.                              (2) phản ứng định khu.
  1. phản xạ.                                                       (4) chuyển động cả cơ thể.

A. 1,3,4.                        B. 1,2,4.                        C.3.                               D. 1,4.

Câu 14. Nhóm động vật nào sau đây có thể trả lời cục bộ ở vùng bị kích thích?

          A. Trùng biến hình, giáp xác.                             B. Trùng đế dày, sứa.

          C.   San hô, mực ống.   D. Giun đất, giáp xác.

Câu 15. Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây sai?

          A. Nhện có hệ thần kinh chuỗi hạch.                 B. Mực có hệ thần kinh chuỗi hạch,

          C. Sứa có hệ thần kinh mạng lưới.                     D. Cá có hệ thần kinh mạng lưới.

Câu 16. Những phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện?

  1. Khi thấy rắn độc thì mọi người đều bỏ chạy.
  2. Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá.
  3. Khiêng vật nặng thì cơ thể thoát nhiều mồ hôi.
  4. Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể run rẫy.
  5. Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn.
  1. 1,2,5.                      B. 1,2, 3,4.                     C. 2, 3,4,5.                    D. 1,2, 3,  4,  5.

Câu 18. Khi nói về phản xạ, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ và vòng phản xạ.
  2. Phản xạ bao gồm tất cả các dạng cảm ứng khác nhau.
  3. Động vật có hệ thần kinh càng tiến hóạ thì số lượng phức tạp càng nhiều.
  4. Có nhiều phản xạ khi động vật sinh ra là đã có.

Câu 22. Ở một số người già vẫn có hiện tượng hình thành tầêm các nơron mới, là vì:

  1. Các tế bào thần kinh ở người già vẫn có khả năng phân chia bình thường nhưng với tốc độ chậm hơn người trẻ tuổi.
  2. Ở một số người già có các nơron hình thành trước đó bị chết đi nên hình thành các non mới đế thay thế.
  3. Những người già này được chăm sóc với chế độ đặc biệt có đầy đủ dinh dưỡng và các loại thuốc bổ não nên các tế bào thần kinh được hình thành mới nhằm duy trì khả năng tư duy ở những người này.
  4. Một số tế bào gốc tồn tại ở vùng dự trữ tế bào gốc của phôi phân chia và biệt hóa thành tế bào thần kinh.

Câu 23.Vì sao khi thực hành mổ lộ tim ếch chúng ta phải tiến hành hủy tủy sống,

sau đó mới mố ếch?

  1. Người ta hủy tủy sống làm giảm tính cảm ứng của ếch giúp nhịp tim ít có sự thay đổi.
  2. Vì tủy sống điều khiển tốc độ máu chảy trong mạch nên khi hủy tủy sống làm cho máu chảy chậm, vết mổ ít bị bẩn nên dễ thao tác.
  3. Vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm yên, dễ thao tác, dễ quan sát hơn.
  4. Vì hủy tủy sống giúp cho ếch bớt đi cảm giác đau đớn khi bị mổ nên ít giãy dụa hơn giúp dễ thao tác và quan sát,

Câu 24. Tại sao trước khi thực hành mổ lộ tim ếch chúng ta không được hủy não?

  1. Nếu hủy não thì tim ếch sẽ ngừng đập hoàn toàn.
  2. Nếu hủy não thì toàn thân và da ếch sẽ bị cứng đơ nên rất khó để mổ lộ tim ếch.
  3. Nếu hủy não sẽ ảnh hưởng đến các trung khu điều khiển tuần hoàn, hô hấp của ếch làm cho hoạt động của tim bị ngừng.
  4. Vì sau khi mổ lộ tim ếch, chúng ta cần phải duy trì hoạt động của ếch bình thường để theo dõi một thời gian.

Câu 25. Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào làm cho động vật bậc thấp có số lượng phản xạ có điều kiện ít hơn phản xạ không điều kiện?

  1. Môi trường sống của động vật bậc thấp rất ít thay đổi.
  2. Động vật bậc thấp ít được con người luyện tập và hướng dẫn.
  3. Động vật bậc thấp có số lượng tế bào thần kinh ít và phân tán.
  4. Động vật bậc thấp ít chịu tác động của các kích thích đồng thời.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong tài liệu Tổng hợp bài tập trắc nghiệm Cảm ứng ở sinh vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?