Bài tập trắc nghiệm Công của lực điện và Hiệu điện thế Vật lý 11

CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN TRƯỜNG – HIỆU ĐIỆN THẾ

Câu 1. Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BC

            A. 400V                      B. 300V                      C. 200V                      D. 100V

Câu 2. Hai tấm kim loại phẳng song song cách nhau 2cm nhiễm điện trái dấu. Muốn làm cho điện tích q = 5.10–10C di chuyển từ tấm này sang tấm kia cần tốn một công A = 2.10–9J. Xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại, biết điện trường bên trong là điện trường đều có đường sức vuông góc với các tấm.

            A. 100V/m                  B. 200V/m                  C. 300V/m                  D. 400V/m

Câu 3. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 2V. Một điện tích q = –1C di chuyển từ M đến N thì công của lực điện trường là

            A. –2,0 J                      B. 2,0 J                        C. –0,5 J                      D. 0,5 J

Câu 4. Một hạt bụi khối lượng 3,6.10–15kg mang điện tích q = 4,8.10–18C nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại phẳng song song nằm ngang cách nhau 2cm và nhiễm điện trái dấu. Lấy g = 10m/s², tính hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại

            A. 25 V.                      B. 50 V.                      C. 75 V.                      D. 100 V.

Câu 5. Một quả cầu kim loại khối lượng 4,5.10–3kg treo vào đầu một sợi dây dài 1m, quả cầu nằm giữa hai tấm kim loại phẳng song song thẳng đứng cách nhau 4cm, đặt hiệu điện thế giữa hai tấm là 750V, thì quả cầu lệch 1cm ra khỏi vị trí ban đầu, lấy g = 10 m/s². Tính điện tích của quả cầu

            A. 24nC                      B. –24nC                     C. 48nC                      D. –36nC

Câu 6. Một điện tích điểm q = + 10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện trường song song với cạnh BC có chiều từ C đến B. Biết cạnh tam giác bằng 10cm, tìm công của lực điện trường khi di chuyển điện tích trên theo đoạn gấp khúc BAC

            A. A = –10.10–4 J        B. A = –2,5.10–4J        C. A = –5.10–4J           D. A = 10.10–4 J

Câu 7. Mặt trong của màng tế bào trong cơ thể sống mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07V. Màng tế bào dày 8nm. Cường độ điện trường bên trong màng tế bào này là

            A. 8,75.106V/m           B. 7,75.106V/m           C. 6,75.106V/m           D. 5,75.106V/m

Câu 8. Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Một electron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Hỏi khi đến tấm tích điện dương thì electron nhận được một năng lượng bằng bao nhiêu

            A. 8.10–18J                   B. 7.10–18J                   C. 6.10–18J                   D. 5.10–18J

Câu 9. Một prôtôn mang điện tích 1,6.10–19C chuyển động dọc theo đường sức một điện trường đều. Khi nó đi được quãng đường 2,5cm thì lực điện thực hiện một công là 1,6.10–20J. Tính cường độ điện trường đều này.

            A. 1 V/m                     B. 2 V/m                     C. 3 V/m                     D. 4 V/m

Câu 10. Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Một electron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Khi đến tấm tích điện dương thì electron có vận tốc là

            A. v = 4,2.106m/s        B. v = 3,2.106m/s        C. v = 2,2.106m/s        D. v = 1,2.106m/s

Câu 11. Một electrôn chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ E = 364 V/m. Electrôn xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106m/s đi được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không.

            A. 6 cm                       B. 8 cm                        C. 9 cm                       D. 11 cm

Câu 12. Một prôtôn và một một electron lần lượt được tăng tốc từ trạng thái đứng yên trong các điện trường đều có cường độ điện trường bằng nhau và đi được những quãng đường bằng nhau thì

            A. cả hai có cùng động năng, electron có gia tốc lớn hơn

            B. cả hai có cùng động năng, electron có gia tốc nhỏ hơn

            C. prôtôn có động năng lớn hơn và có gia tốc nhỏ hơn

            D. proton có động năng nhỏ hơn và có gia tốc lớn hơn

Câu 13. Một điện tích +1,6 μC chuyển động từ bản tích điện dương sang bản tích điện âm đặt song song đối diện nhau thì lực điện thực hiện một công bằng 2 μJ. Hiệu điện thế giữa hai bản có độ lớn là

            A. 1,25 mV.                B. 1,25 V                    C. 1,25 kV                  D. 200 V

Câu 14. Một quả cầu tích điện, có khối lượng m = 0,1 g treo vào sợi dây thẳng đứng, nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện phẳng đặt thẳng đứng cách nhau d = 1cm. Hiệu điện thế giữa hai bản là U. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng α = 10°. Điện tích của quả cầu là q = 1,3 nC. Cho g = 10 m/s³. Giá trị của U là

            A. 1000 V                   B. 1250 V                   C. 2000 V                   D. 1300 V

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong tài liệu Bài tập trắc nghiệm Công của lực điện và Hiệu điện thế Vật lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?