Phương pháp khai thác Atlat địa lí Việt Nam trang “Nhóm và các loại đất chính“ (tr.11) Địa lí 12

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “CÁC NHÓM VÀ CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH” (TR. 11)

A. Kiến thức trọng tâm

Bản đồ các nhóm và các loại đất chính

– Đây là loại bản đồ được thể hiện bằng phương pháp nền số lượng. Ở đây chia làm ba nhóm đất chính gồm:

+ Nhóm đất feralit: đất feralit trên đá badan; đất feralit trên đá vôi; đất feralit trên các loại đá khác.

. Đất feralit nâu đỏ trên đá bazan: có tầng phong hóa dày, khá phì nhiêu phân bố ở tây nguyên, đông nam bộ, rải rác ở các tỉnh quảng bình, quảng trị, nghệ an, thanh hóa…

. Đất feralit đỏ nâu trên đá vôi: giàu mùn, đạm, tơi xốp, phân bố ở vùng núi đá vôi, cao nguyên đá vôi ở trung du miền núi phía bắc, bắc trung bộ.

. Đất feralit trên các loại đá mẹ (đá axit, đá phiến sét…) chiếm diện tích lớn nhất và phân bố rộng rãi ở miền núi và các đồi núi sót ở miền đồng bằng.

. Đất mùn đỏ vàng: vùng đồi núi…

+ Nhóm đất phù sa: đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát biển, đất xám trên phù sa cổ.

. Đất phù sa ở đồng bằng sông hồng: chia thành 2 loại là đất trong đê không được bồi đắp phù hàng năm, được sử dụng nhiều nên nhiều nơi bị bạc màu và đất ngoài đê được bồi đắp hàng năm nên màu mở hơn.

. Đất phù sa ở đồng bằng sông cửu long: ven sông tiền, sông hậu có thành phần cơ giới nặng hơn, từ đất thịt đến đất sét. Phần lớn diện tích đồng bằng được bồi đắp phù sa vào mùa lũ.

. Đất phù sa ở các đồng bằng duyên hải miền trung: được hình thành do tác động tổng hợp của sông – biển, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo mùn và dinh dưỡng.

. Đất phèn, đất mặn: có nhiều ở đồng bằng sông cửu long và các cửa sông ven biển của các con sông ở bắc bộ và duyên hải miền trung, đất phèn có tính chất chua.

. Đất cát ven biển: phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất là ở trung bộ, đất nghèo mùn và đạm.

+ Nhóm đất khác và núi đá.

– với bản đồ này khi khai thác cần nắm được:
+ Đặc điểm chung loại thổ nhưỡng, đặc điểm và phân bố của chúng.
+ Các nhân tố ảnh hưởng (đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật…).
+ Các vùng thổ nhưỡng chủ yếu. Trong mỗi vùng, nêu các loại đất chính, đặc tính (độ phì, thành phần cơ giới …), diện tích, sự phân bố, giá trị sử dụng, hướng cải tạo, bồi dưỡng.
+ Hiện trạng sử dụng đất: cơ cấu các loại đất phân theo giá trị kinh tế, diện tích đất bình quân đầu người, hiện trạng sử dụng và phương hướng sử dụng hợp lí đất đai.

B. Bài tập minh họa

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất mặn có quy mô lớn nhất nước ta là

A. Đông Bắc.                                                     B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                             D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, xác định khu vực nào sau đây tập trung nhiều đất feralit trên đá badan?

A. Đồng bằng sông Hồng.                                B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.                                                   D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, xác định loại đất chủ yếu của vùng đồng bằng sông Hồng là

A. Đất feralit.                             B. Đất phù sa sông.

C. Đất phèn.                              D. Đất cát biển.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, xác định đất xám trên phù sa cổ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                         B. Đông Nam Bộ.

C. Trung du miền núi phía Bắc.                          D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, nhóm đất chinh́ ởkhu vưc̣ đồng bằng Bắc Bô ̣và đồng bằng Nam Bô ̣là

A. nhóm đất phù sa

B. nhóm đất xám trên phù sa cổ

C. nhóm đất feralit trên đá badan

D. nhóm đất cát biển

Câu 6: Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhóm đất nào sau đây chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất ở nước ta?

A. Nhóm đất phu sa

B. Nhóm đất feralit trên đa badan

C. Nhóm đất cát biển

D. Nhóm đất feralit

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất feralit trên đa badan phân bố chủ yếu ở vùng núi nào sau đây?

A. Vùng núi Tây Bắc

B. Vùng núi Trương Sơn Bắc

C. Vùng núi Đông Bắc

D. Vùng núi Trương Sơn Nam

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, nhóm đất chính ở các khu vưc̣ trung du và đồi núi nước ta là

A. nhóm đất feralit trên đá badan                                           B. nhóm đất feralit

C. nhóm đất cát biển                                                               D. nhóm đất phùsa

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất chiêm diện tích lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ (Đồng bằng sông Hồng) là

A. đất cát biển

B. đất phù sa sông

C. đất phen

D. đất mặn

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất feralit trên đa badan phân bố chủ yếu ở vùng kinh tế nào sau đây?

A. Bắc Trung Bô ̣

B. Trung du va miền núi Bắc Bộ

C. Tây Nguyên

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất chiêm diện tích lớn nhất ở đồng bằng  Nam Bô ̣(Đồng bằng sông Cửu Long) là:

A. đất cát biển                         B. đất phù sa sông

C. đất phèn và đất mặn           D. đất xám trên phù sa cổ

ĐÁP ÁN

1 D

2 C

3 B

4 C

 5A

6D

7D

8B

9B

10C

11C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp khai thác Atlat địa lí Việt Nam trang “Nhóm và các loại đất chính“ (tr.11) Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?