PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
Câu 1: Căn cứ vào bản đồ thuỷ sản Atlat ĐLVN trang 20, hãy xác định tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thuỷ sản trên 50%.
A. Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
B. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
C. Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
D. Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau.
Câu 2: Trong các địa phương dưới đây, nơi có tỉ lệ diệ tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất là
A. Hưng Yên B. Bình Dương C. Kon Tum D. Vĩnh Phúc
Câu 3: Nạn chặt phá rừng và cháy rừng những năm gần đây diễn ra nhiều nhất ở
A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Tây Nguyên
Câu 4: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành thủy sản của nước ta hiện nay?
A. Phương tiện tàu tuyền, ngư cụ còn lạc hậu, không được trang bị mới
B. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển
C. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thủy sản
D. Các mặt hàng thủy sản chưa được chất nhận ở thị trường Hoa Kì
Câu 5: Căn cứ vào biểu đồ Thủy sản ( năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ta tăng
A. Khoảng 1,6 lần B. Khoảng 2,6 lần
C. Khoảng 3,6 lần D. Khoảng 4,6 lần
Câu 6: Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
A. Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.
B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
C. Hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ.
D. Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.
Câu 7: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi thả cá, tôm nước ngọt là vì có nhiều
A. ao hồ, ô trũng, đầm phá. B. cánh rừng ngập mặn, sông suối.
C. vũng vịnh nước sâu, kênh rạch. D. sông suối, ao hồ, kênh rạch, ô trũng.
Câu 8: Các cánh rừng phi lao ven biển của miền Trung là loại rừng:
A. Sản xuất. B. Phòng hộ. C. Đặc dụng. D. Khoanh nuôi.
Câu 9: đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước chủ yếu là do
A. Điều kiện khí hậu ổn định B. Nhiều ngư trường trọng điểm
C. Nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn D. Vùng biển rộng, thềm lục địa nông
Câu 10: Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là:
A. Tạo sự đa dạng sinh học. B. Điều hoà nguồn nước của các sông.
C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão. D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý.
ĐÁP ÁN
1 | D |
2 | C |
3 | D |
4 | B |
5 | C |
6 | C |
7 | D |
8 | C |
9 | C |
10 | B |
Câu 21: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta ?
A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 22: căn cứ vào bản đồ lâm nghiệp ( năm 2007) ở atlat địa lí Việt nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta là
A. Bắc Giang, Thanh Hóa B. Nghệ An , Sơn La
C. Nghệ An , Lạng Sơn D. Thanh Hóa, Phú Thọ
Câu 23: căn cứ vào bản đồ lâm nghiệp ( năm 2007) ở atlat địa lí Việt nam trang 20, trong giai đoạn 2000-2007, tổng diện tích rừng nước ta tăng
A. 1284 nghìn ha B. 1428 nghìn ha C. 1824 nghìn ha D. 12184 nghìn ha
Câu 24: Để tăng sản lượng thuỷ sản khai thác, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết đó là
A. đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ.
B. phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân.
C. tìm kiếm các ngư trường đánh bắt mới.
D. phát triển mạnh công nghiệp chế biến.
Câu 25: Yếu tố tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta?
A. Sạt lở bờ biển và thuỷ triều. B. Động đất và sương mù ngoài biển.
C. Thuỷ triều đỏ và gió mùa Tây Nam. D. Bão và gió mùa Đông Bắc.
Câu 26: Loại rừng có vai trò bảo vệ nguồn gen các loại sinh vật quý hiếm, nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay là:
A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng sản xuất. D. Rừng trồng.
Câu 27: Rừng tự nhiên của nước ta được chia làm 3 loại là
A. Rừng phòng hộ, rừng ngập mặn và rừng khoanh nuôi.
B. Rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng tái sinh.
C. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
D. Rừng khoanh nuôi, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Câu 28: Căn cứ vào biểu đồ sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm ở Atlat trang 20, sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản trong giai đoạn 2000 – 2007 diễn ra theo hướng
A. giảm tỉ trọng nuôi trồng, tăng tỉ trọng khai thác.
B. tăng cả tỉ trọng nuôi trồng lẫn tỉ trọng khai thác.
C. giảm cả tỉ trọng nuôi trồng lẫn tỉ trọng khai thác
D. tăng tỉ trọng nuôi trồng, giảm tỉ trọng khai thác.
Câu 29: Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta?
A. Cà Mau – Kiên Giang B. Hải Phòng- Nam Định
C. Thái Bình – Thanh Hóa D. Quảng Ngãi – BÌnh Định
Câu 30: Ý nào dưới đây chưa đúng khi nói về điều kiện khai thác và nuôi trổng thủy sản hiện nay ở nước ta?
A. Nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
B. Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ vẫn còn lạc hậu, hạn chế đánh bắt xa bờ
C. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển
D. Chưa hình thành các cơ sơ chế biến thủy sản
ĐÁP ÁN
21 | D |
22 | C |
23 | C |
24 | A |
25 | D |
26 | B |
27 | C |
28 | D |
29 | A |
30 | D |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !